Xác định biện pháp tu từ nói giảm - nói tránh...

Câu 3. Xác định biện pháp tu từ nói giảm - nói tránh trong những câu sau. Cách nói giảm - nói tránh trong mỗi trường hợp đó biểu thị điều gì? Chỉ ra tác dụng của chúng.

a) Có người thợ dựng thành đồng

Đã yên nghỉ tận sông Hồng, mẹ ơi!

(Thu Bồn)

b) Ông mất năm nao, ngày độc lập

Buồm cao đỏ sóng bóng cờ sao

Bà "về" năm đói, làng treo lưới

Biển động: Hòn Mê, giặc bắn vào...

(Tố Hữu)

c) Năm ngoái, cụ Bọ Ngựa già yếu đã khuất núi. (Tô Hoài)

Câu 4. Viết một đoạn văn (khoảng 5 - 7 dòng) về một chủ đề tự chọn, trong đó có sử dụng biện pháp tu từ nói quá hoặc nói giảm - nói tránh.

Câu trả lời:

Câu 3.

Câu Biện pháp tu từ nói giảm - nói tránh Điều muốn biểu thị Tác dụng
a yên nghỉ tận sông Hồng cái chết Làm cho cách diễn đạt trở nên tế nhị, ý tứ, trang trọng, khiến cho cái chết đau buồn trở thành một sự hào hùng, mang dáng vẻ sử thi.
b mất, về cái chết Tránh gây cảm giác quá đau buồn, nặng nề khi nói về cái chết của "ông" và "bà".
c khuất núi cái chết Làm cho cách diễn đạt trở nên tế nhị, tránh sự thô tục, thiếu lịch sự về cái chết của cụ Bọ Ngựa già yếu.

Câu 4.

   Sắp đến kì thi tuyển chọn học sinh giỏi, em và Lan cùng nhau ôn tập. Lan hay than thở: "Bài tập và kiến thức ngập mặt!". Em biết Lan đã rất cố gắng và bạn cũng đang cảm thấy lo lắng, áp lực. Em vẫn thường an ủi, động viên Lan rằng bạn là người học giỏi và vượt qua được mọi thách thức. Đến ngày thi tuyển chọn, sau khi làm bài xong, mặt của em và Lan đều tươi cười rạng rỡ. Kết quả kì thi thực sự ngọt ngào cho những công sức của chúng em.

- Biện pháp tu từ nói quá: "Bài tập và kiến thức ngập mặt!".

Xem thêm các môn học

Soạn văn 7 tập 2 cánh diều


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com