[toc:ul]
1. Từ Hán Việt
- Từ Hán Việt là từ mượn tiếng Việt, có nghĩa gốc của tiếng Hán nhưng được ghi bằng hệ chữ Quốc ngữ và âm đọc là âm đọc tiếng Việt.
2. Cách xác định nghĩa của những từ có yếu tố Hán Việt
- Tách từng từ đó ra thành các yếu tố riêng biệt để xem xét.
- Tập hợp những từ đã biết có một trong các yếu tố của từ được tách ra ở trên và xếp chúng vào các nhóm khác nhau.
- Dựa vào nghĩa chung của một vài từ đã biết trong mỗi nhóm để suy ra nghĩa của từng yếu tố, từ đó, bước đầu xác định nghĩa của từ có yếu tố Hán Việt muốn tìm hiểu.
1. Bài tập 1 SGK/62
+ Tìm từ Hán Việt trong những câu đã cho: thanh cao, giản dị, khai hoang, nông dân, bất khuất.
+ Xác định nghĩa của các từ Hán Việt và nghĩa của các yếu tố cấu tạo:
2. Bài tập 2 SGK/62
Phiếu bài tập Họ và tên:....................................................................... Nhóm:....................... Phân biệt nghĩa của các yếu tố cấu tạo Hán Việt trong các từ Hán Việt sau:
|
3. Bài tập 3 SGK/62-63
+ Ở cặp từ đồng nghĩa thứ nhất (phu nhân, vợ) và cặp từ đồng nghĩa thứ hai (phụ nữ, đàn bà), các từ Hán Việt (phu nhân, phụ nữ) phù hợp với ô trống ở câu đứng trước trong cặp câu đưa ra; các từ thuần Việt (vợ, đàn bả) phù hợp với ô trống ở câu đứng sau.
+ Ở cặp từ đồng nghĩa thứ ba (nhi đồng, trẻ em), từ Hán Việt (nhi đồng) phù hợp với ô trống ở câu đứng sau trong cặp câu đưa ra; từ thuần Việt (trẻ em) phù hợp với ô trống ở câu đứng trước.
- Từ bài tập trên, GV đưa ra kết luận và yêu cầu HS ghi nhớ:
+ Từ Hán Việt thường được sử dụng trong trường hợp cần biểu thị sắc thái trang trọng.
+ Từ thuần Việt thường được sử dụng trong trường hợp cần biểu thị sắc thái thân mật.