Ôn tập kiến thức Ngữ văn 7 Cánh diều bài 8: Tượng đài vĩ đại nhất

Ôn tập kiến thức Ngữ văn 7 Cánh diều bài 8: Tượng đài vĩ đại nhất. Nội dung ôn tập bao gồm cả lí thuyết trọng tâm và bài tập ôn tập để các em nắm chắc kiến thức trong chương trình học. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em ôn luyện và kiểm tra. Kéo xuống để tham khảo.

[toc:ul] 

TƯỢNG ĐÀI VĨ ĐẠI NHẤT 

I. TÌM HIỂU CHUNG

1. Đọc văn bản

2. Tìm hiểu chung

a) Tác giả

- Tên đầy đủ: Uông Ngọc Dậu.

- Quê quán: Thanh Hóa.

- Năm sinh: 1957.

- Thể loại sáng tác: Báo chí.   

b) Tác phẩm

- Xuất xứ: In trong “Bình luận 6 giờ”, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, 2017.

- Bố cục: 4 phần

+ Phần 1: Từ đầu đến “truyền từ đời này sang đời khác”: Những truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam..

+ Phần 2: Tiếp đến “hàng triệu tâm tư”: Sự hóa thân của những người anh hùng vào sông núi, dáng hình đất nước.

+ Phần 3: Tiếp đến “lên mỗi sáng, bình minh”: Những người luôn ngẩng cao đầu, oai hùng, không lo sợ, sẵn sàng hi sinh vì Tổ quốc.

+ Phần 4: Còn lại: Tượng đài vĩ đại nhất. 

II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN

1. Vấn đề chính của văn bản

- Văn bản Tượng đài vĩ đại nhất viết nhân ngày Thương binh liệt sĩ 27-7, nêu lên ý nghĩa của những tấm gương hi sinh dũng cảm vì Tổ quốc, nhằm giáo dục lòng biết ơn đối với những người đã có công với Tổ quốc, thực hiện đạo lí “uống nước nhớ nguồn”.

- Vấn đề này rất đáng được quan tâm vì đất nước ta đã trải qua nhiều cuộc chiến tranh, rất nhiều người đã hi sinh vì Tổ quốc; cần giáo dục cho thế hệ trẻ biết sống đúng đắn để xứng đáng với những người đã khuất; biết ơn những thế hệ cha anh đã ngã xuống để có cuộc sống hòa bình.

2. Mục đích và mối quan hệ giữa mục đích với những lí lẽ, bằng chứng cụ thể trong VB

- Mục đích chính: Nêu lên và thuyết phục người đọc vấn đề: Để có cuộc sống hòa bình hôm nay, biết bao lớp người đi trước đã ngã xuống vì Tổ quốc. Từ đó, nhắc nhở mọi người cần ghi nhớ công ơn của các thể hệ cha anh và khẳng định “tượng đài vĩ đại nhất là hình hài Tổ quốc nguyên vẹn, tròn đầy; là dân tộc với cuộc sống hòa bình, độc lập, tự do, ngày một ấm no, hạnh phúc”.

- Để làm rõ mục đích ấy, tác giả đã nêu lên các lí lẽ và bằng chứng thuyết phục, vừa khái quát như phần (1), phần (4), vừa rất cụ thể như phần (2) và (3).

3. Nội dung từng phần của văn bản

3.1. Truyền thống tốt đẹp của người dân Việt Nam – sẵn sàng hi sinh vì Tổ quốc.

- Trên dải đất hình chữ S, mỗi ngọn núi, mỗi dòng sông, mỗi tấc đất đều thành sự tích, in bóng những người anh hùng xả thân vì dân tộc.

- Tên tuổi của các anh hùng liệt sĩ thành tên sông, tên núi, hóa vào hình sông thế núi

- Ở đâu trên đất nước cũng có dấu ấn của những người anh hùng.

3.2. Tư thế hi sinh oai hùng

- Những người con đất Việt luôn ngẩng cao đầu, hướng về phía trước

+ Các nhà yêu nước ra pháp trường đầu rơi máu chảy vẫn lạc quan tin vào ngày mai tươi sáng.

+ Hàng ngàn hàng vạn chiến sĩ cách mạng bị địch bắt đi tù đày, tra tấn bằng đủ thứ cực hình vẫn một dạ kiên trung

+ Những chiến sĩ ôm bom ba càng, bom xăng xông lên ngăn xe tăng giặc

+ Những thanh niên xung phong biến mình thành cọc tiêu, bên bom nổ chậm, dẫn đường cho đoàn xe ra trận

→ Với người Việt cái chết đã trở thành thứ vũ khí vô hình khiến kẻ thù phải run sợ.

3.3. Tượng đài vĩ đại nhất

- Cần nhiều tượng đài tôn vinh, ghi tạc công ơn những người con ưu tú vì Tổ quốc.

- Những tượng đài vĩ đại nhất là hình hài Tổ quốc, có máu xương, mồ hôi, công sức, trí tuệ của của lớp anh hùng liệt sĩ. 

Phiếu học tập

Họ tên:........................................

Nhóm:................

1. Ý khải quát được nêu trong phần (1) là gì?

Khắp nơi trên đất nước Việt Nam đều có những câu chuyện về sự hi sinh cao cả vì cộng đồng, vì dân tộc.

2. Phép lặp ở phần (2) có tác dụng biểu đạt điều gì?

Tác dụng: Nhấn mạnh sự hi sinh cao cả của những anh hùng liệt sĩ.

Chú ý các bằng chứng được nêu trong phần (2).

Trên khắp các nẻo đường đất nước đều có các chiến sĩ “từ Tây Bắc đến... Tây Nguyên... từ con đường Trường Sơn đến con đường biển Đông và con đường trên không”...”tính qua hai cuộc kháng chiến đã có hàng triệu người con hi sinh...”.

3. Chú ý câu mở đầu phần (3).

Câu mở đầu “Cách hi sinh vì nghĩa lớn của người con đất Việt cũng thật đáng tự hào, luôn ngẩng cao đầu, hướng về phía trước” è Khẳng định sự hi sinh của những con đất Việt luôn đáng tự hào, trân trọng.

4. Em hiểu “tượng đài vĩ đại nhất” mà tác giả muốn nói tới là gì? Vì sao đó lại là “tượng đài vĩ đại nhất”?

- Tượng đài tác giả muốn nói tới trong bài: “Những tượng đài vĩ đại nhất là hình hài Tổ quốc, có máu xương, mồ hôi ... độc lập, tự do, ngày một ấm no, hạnh phúc!”.

- Khẳng định đó là “tượng đài vĩ đại nhất” vì đây không phải là một tượng đài vật chất cụ thể mà là hình Tổ quốc, là đất nước luôn thống nhất toàn vẹn, là dân tộc được hoà bình, ấm no, hạnh phúc,... Chỉ có tượng đài như thế thì mới xứng đáng với sự hi sinh to lớn của những lớp người đi trước và mới thực sự có ý nghĩa.

III. TỔNG KẾT

1. Nội dung

- Ca ngợi truyền thống yêu nước quý báu của dân tộc Việt Nam ta, sẵn sàng hi sinh vì đất nước.

- Mỗi dòng sông đất nước, ngọn núi ở quê hương đều mang tên nhân dân những người con ưu tú của dân tộc Việt Nam.

2. Nghệ thuật

- Lí lẽ thống nhất với dẫn chứng và được diễn đạt dưới hình ảnh so sánh sinh động, dễ hiểu.

- Bố cục chặt chẽ, lập luận mạch lạc.

- Giọng văn tha thiết, giàu cảm xúc.

Tìm kiếm google: Ôn tập kiến thức Ngữ văn 7 Cánh diều bài 8: Tượng đài vĩ đại nhất, Ôn tập kiến thức Ngữ văn 7 Cánh diều, lí thuyết trọng tâm Ngữ văn cánh diều

Xem thêm các môn học

Soạn văn 7 tập 2 cánh diều


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com