Ôn tập kiến thức Ngữ văn 7 Cánh diều bài 7: Thực hành tiếng Việt

Ôn tập kiến thức Ngữ văn 7 Cánh diều bài 7: Thực hành tiếng Việt. Nội dung ôn tập bao gồm cả lí thuyết trọng tâm và bài tập ôn tập để các em nắm chắc kiến thức trong chương trình học. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em ôn luyện và kiểm tra. Kéo xuống để tham khảo.

[toc:ul] 

THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT

I. LÝ THUYẾT

II. HƯỚNG DẪN GIẢI BÀI TẬP SGK

1. Bài tập xác định khái niệm ngữ cảnh

- Ngữ cảnh là những từ ngữ, câu đứng trước hoặc đứng sau yếu tố ngôn ngữ đó, đồng nghĩa với văn cảnh.

- Ngữ cảnh còn là hoàn cảnh, tình huống giao tiếp (gồm chủ thể, đối tượng; mục đích giao tiếp; thời gian, nơi chốn diễn ra hoạt động giao tiếp), đồng nghĩa với tình huống, bối cảnh.

2. Bài tập 1: Xác định nghĩa của từ dựa vào ngữ cảnh

- Về nghĩa gốc (nghĩa cụ thể), từ quả vốn biểu thị bộ phận của cây do nhuỵ hoa phát triển thành, bên trong thường chứa hạt.

- Tuy nhiên, ở khổ thơ cuối của bài thơ Mẹ và quả (Nguyễn Khoa Điềm), từ này được dùng với nghĩa chuyển: biểu thị kết quả / thành quả của công việc nhất định (gồm cả thành quả là con người được nuôi dạy, được giáo dục, đào tạo).

=> Phù hợp với nghĩa chuyển của từ quả như đã chỉ ra, cụm từ quả non xanh trong khổ thơ trên biểu thị những người con chưa thực sự trưởng thành, chưa hoàn thiện như sự mong chờ, ước muốn của người mẹ.

3. Bài tập 2: Tìm và phân tích tác dụng của biện pháp tư từ

- Ở hai dòng thơ Cha lại dắt con đi trên cát mịn / Ánh nắng cháy đầy vai sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ cảm giác (chuyển đổi cảm giác).

- Cảm giác về ánh nắng không được miêu tả bằng các từ chỉ trạng thái vốn có của nó (soi, chiếu, toả) mà được thể hiện bằng từ chảy vốn chỉ cảm giác về trạng thái di chuyển thành dòng của các chất lỏng.

- Tác dụng: Nhờ đó mà ánh nắng được miêu tả một cách cụ thể, sinh động, đầy ấn tượng.

4. Bài tập 3: Phân tích tác dụng của dấu chấm lửng.

a) Dấu chấm lửng dùng để tỏ ý còn nhiều tấm gương chưa được liệt kê hết.

b) Dấu chấm lửng được dùng để thể hiện lời nói bỏ dở.

c) Dấu chấm lửng dùng để làm giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện của một từ biểu thị nội dung bất ngờ: ngợp.

d) Có ba dấu chấm lửng:

- Hai dấu chấm lửng đầu tiên được dùng để thể hiện lời nói ngập ngừng, ngắt quãng vì người nói bất ngờ và không đồng tình trước mệnh lệnh vô lí của cấp trên.

- Dấu chấm lửng thứ ba thể hiện lời nói bị bỏ dở.

Tìm kiếm google: Ôn tập kiến thức Ngữ văn 7 Cánh diều bài 7: Thực hành tiếng Việt, Ôn tập kiến thức Ngữ văn 7 Cánh diều, lí thuyết trọng tâm Ngữ văn cánh diều

Xem thêm các môn học

Soạn văn 7 tập 2 cánh diều


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com