[toc:ul]
Ví dụ: Tìm hiểu các tình huống sau:
a. Tuần trước do bị ốm, em không được cùng các bạn lớp xem bộ phim “Chiếc lá cuối cùng” (dựa theo truyện ngắn cùng tên của nhà văn O-hen-ri). Em muốn nhờ bạn kể lại bộ phim đó một cách vắn tắt.
b. Để nắm chắc nội dung Chuyện người con gái Nam Xương, cô giáo yêu cầu tất cả học sinh phải đọc và tóm tắt được văn bản ấy trước khi học trên lớp.
c. Trong buổi sinh hoạt câu lạc bộ văn học, em được phân công giới thiệu một tác phẩm văn học mà mình yêu thích. Công việc cần làm trước khi phân tích giá trị nội dung và nghệ thuật là phải tóm tắt văn bản.
Yêu cầu:
Trả lời:
Ví dụ: Để tóm tắt Chuyện người con gái Nam Xương, có bạn nêu các nhân vật và sự việc chính sau đây:
1. Chàng Trương Sinh phải đầu quân đi lính, để lại mẹ già và người vợ trẻ là Vũ Thị Thiết (Vũ Nương ) ở nhà.
2. Mẹ Trương Sinh ốm chết, Vũ Nương lo ma chay chu tất.
3. Giặc tan, Trương Sinh trở về nhà, nghe lời con nhỏ, nghi vợ không chung thủy.
4. Vũ Nương bị oan, bèn gieo mình xuống sông Hoàng Giang tự vẫn.
5. Phan Lang là người cùng làng với Vũ Nương, do cứu mạng thần rùa Linh Phi, vợ vua Nam Hải, nên khi chạy nạn, chết đuối ở biển đã được Linh Phi cứu sống để trả ơn.
6. Phan Lang găp lại Vũ Nương trong động của Linh Phi. Hai người nhận ra nhau. Phan Lang được trở về trần gian, Vũ nương gửi chiếc hoa vàng cùng lời nhắn tới Trương Sinh.
7. Trương Sinh nghe Phan Lang kể, biết vợ bị oan, bèn lập đền giải oan trên bến Hoàng Giang. Vũ Nương trở về, ngồi trên một chiếc kiệu hoa đứng ở giữa dòng, lúc ẩn lúc hiện.
Yêu cầu:
a. Các sự việc chính đã được nêu đầy đủ chưa? Có thiếu sự việc nào quan trọng không? Nếu có thì đó là sự việc gì? Tại sao đó là sự việc quan trọng cần phải nêu.
b. Các sự việc trên đã hợp lí chưa? Có cần thay đổi gì không?
Trả lời:
a. Các sự việc chính nhìn chung khá đầy đủ. Tuy nhiên còn thiếu sự việc quan trọng là một tối ngồi, thấy bé Đản trỏ cái bóng của mình mà bảo đó là cha Đản lại đến, Trương Sinh hiểu ra vợ bị oan. Đấy là chi tiết cởi nút. Bé Đản gieo mối nghi ngờ thì chính bé là người gỡ mối nghi ngờ đó một cách tự nhiên, hợp lí.
b. Các sự việc trên đã hợp lí. Ta chỉ cần bổ sung ý thiếu vừa nêu ở trên vào giữa ý thứ (4) và (5) là xong.
Ví dụ: Tóm tắt tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương ngắn nhất, dễ hiểu nhất.
Trả lời:
Xưa có chàng Trương Sinh vừa cưới vợ xong đã phải đi lính. Mẹ chàng vì nhớ con sinh bệnh chết, Vũ Nương lo ma chay chu tất. Giặc tan ,Trương Sinh trở về, nghe lời con trai, nghi là vợ mình không chung thuỷ. Vũ Nương bị oan, bèn gieo mình xuống sông Hoàng Giang tự vẫn. Một đêm, Trương Sinh cùng con ngồi bên ánh đèn, đứa con chỉ chiếc bóng trên tường và nói đó chính là cha Đàn. Lúc đó ,chàng mới hiểu ra vợ mình bị oan. Phan Lang tình cờ gặp Vũ Nương dưới thuỷ cung. Khi Phan Lang trở về trần gian, Vũ Nương gửi chiếc hoa vàng với lời nhắn Trương Sinh. Trương Sinh lập đền thờ giải oan trên bến Hoàng Giang. Vũ Nương trở về ngồi trên chiếc kiệu hoa giữa dòng...lúc ẩn, lúc hiện.
Lão Hạc nhà nghèo, vợ đã mất. Lão sống cảnh gà trống nuôi con. Lão Hạc rất khổ tâm vì không đủ tiền cưới vợ cho con. Người con trai phẫn chí bỏ đi làm đồn điền cao su biền biệt hơn một năm chẳng có tin tức gì. Lão sống lủi thủi một mình với "cậu vàng". Lão cố làm thuê làm mướn kiếm ăn, còn tiền thu được từ hoa lợi của mảnh vườn lão dành dụm chờ con về để cưới vợ cho con. Sau trận ốm dài hai tháng, tiền dành dụm cạn kiệt. Rồi bão lại phá sạch hoa màu, lão Hạc lâm vào tình cảnh đói deo đói dắt. Lão Hạc đau lòng quyết định bán "cậu vàng" đi. Sau đó lão nhờ ông giáo giữ hộ mảnh vườn khi nào con trai lão về trao lại cho nó. Lão Hạc lại gửi ông giáo 30 đồng bạc để khi chết có tiền ma chay. Từ đó lão từ chối tất cả mọi sự giúp đỡ của ông giáo. Khi không còn kiếm được gì để ăn lão đã xin bả chó tự tử, lão chết thật đau đớn vật vã thê thảm. Lão ra đi để lại trong lòng ông giáo một nỗi ngậm ngùi xót xa.
Khoảng năm Giáp Ngọ, Ất Mùi (1774-1775),Thịnh Vương(Trịnh Sâm),thích chơi đèn đuốc, thường ngự ở các li cung, xây đình đài liên miên, thường xuyên cùng các quan đại thần, binh lính , nhạc công ra bờ Tây Hồ tổ chức các trò chơi bán hàng . Chúa còn có sở thích sưu tầm những loài trân cầm dị thú, cổ mộc quái thạch , chậu hoa cây cảnh, chúa ra sức vơ vét không thiếu thứ gì. Mỗi khi đêm thanh cảnh vắng chim kêu,vượn hót khắp bốn bề, ồn ào những trận mưa sa gió táp. Bọn hoạn quan, cung giám mượn gió bẻ măng, ra ngoài tìm mọi cách vơ vét để lấy của cải của người dân một cách vô tội vạ . Bản thân nhà tác giả cũng nằm trong cảnh đó.
Sáng chủ nhật tuần trước, tại địa phương em, các chú các bác trong tổ dân phố đã góp sức lợp lại mái nhà cho chú Thành, một thương binh nặng bị cụt cả hai chân trong chiến dịch giải phóng Sài Gòn 1975.
Trước đó nửa tháng, bác Năm tổ trưởng và chú Ân, công an khu vực đã đến từng nhà, vận động bà con quyên góp tiền để mua vật liệu. Ai cũng vui lòng giúp đỡ nên sẵn sàng ủng hộ, dù ít, dù nhiều. Mấy ngày sau, các vật liệu cần thiết đã được chuẩn bị đầy đủ.
Sáng sớm, các anh thanh niên trong đội dân phòng đã bắt tay vào việc dưới sự điều khiển của bác Năm và chú Ân. Toàn bộ mái tôn cũ nát được dỡ ra, xếp gọn vào một góc sân. Sau đó, từng tấm tôn mới được chuyển lên mái, sắp kín vào nhau theo hàng ngang, từ thấp lên cao. Người giữ tôn, người đóng đinh ghép chặt tôn vào xà gỗ. Tiếng cười nói vang rộn xen lẫn tiếng búa gõ chan chát. Mọi người làm việc vui vẻ quên cả mệt nhọc.
Hăng hái nhất là đám thanh niên. Các anh làm việc liên tục không nghỉ. Đến trưa thì mái trước đã lợp xong. Bác Năm bảo mọi người dừng tay, về nhà ăn cơm, chiều đến làm tiếp.
Trời vừa tắt nắng thì công việc cũng xong xuôi. Những tấm tôn trắng ngời làm cho căn nhà sáng sủa, khang trang hẳn lên. Ngồi trên chiếc xe lăn, nhìn mọi người làm việc, chú Thành xúc động lắm.
Lúc mọi việc đã đâu vào đấy, bác Năm đại diện bà con trong tổ dân phố nói mấy lời với chú Thành. Chú và gia đình cảm ơn mọi người đã nhiệt tình giúp đỡ. Từ nay, nhà chú đã thoát khỏi cảnh chịu dột trong mùa mưa.
Được chứng kiến cảnh ấy, em càng thấm thía hơn câu nói: Hàng xóm tối lửa tắt đèn có nhau. Em cũng là một hàng xóm nhỏ của chú Thành. Em sẽ giúp đỡ chú những việc hợp với sức khoẻ của mình. Việc làm đầy tình nghĩa của bà con khu phố đã tạo cho chú Thành niềm tin vào con người và cuộc sống.