Câu 1. Vấn đề chính mà tác giả Phạm Văn Đồng nêu lên trong văn bản Đức tính giản dị của Bác Hồ là: Bác Hồ là người sống giản dị và tính giản dị của Bác Hồ cũng giống như là những chân lí lớn của nhân dân ta cũng như thời đại là sự giản dị: "Không có gì quý hơn độc lập tự do!" "Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một... chân lí đó khong bao giờ thay đổi".
- Tác giả đã làm sáng tỏ vấn đề đó từ những phương diện trong đời sống và con người của Bác như:
+ Bữa ăn của Bác chỉ có vài ba món giản đơn.
+ Nhà sàn của Bác chỉ có vài ba phòng.
+ Bác làm việc từ việc lớn như cứu nước đến những việc rất nhỏ như trồng cây trong vườn, viết thư cho một đồng chí...
+ Những việc Bác có thể tự làm Bác không cần người giúp, bên cạnh Bác người phục vụ có thể đếm trên đầu ngón tay.
+ Không chỉ giản dị trong đời sống, trong quan hệ với mọi người mà Bác cũng luôn giản dị trong lời nói và bài viết đẻ quần chúng nhân dân hiểu, làm theo.
Câu 2. - Trình tự triển khai nội dung nội dung:
(1) Hồ Chủ tịch luôn giữ nguyên được phẩm chất cao quý của người chiến sỹ cách mạng, vì nước, vì dân.
(2) Đời sống bình thường, giản dị của Bác Hồ.
(3) Bác không sống khắc khổ như nhà tu hành mà sống thanh tao theo kiểu nhà hiền triết. Đời sống vật chất càng giản dị càng hòa hợp với đời sống tâm hồn phong phú, cao đẹp.
(4) Hồ Chủ tịch không chỉ giản dị trong đời sống mà giản dị trong cả lời nói và bài viết, giống như những chân lí lớn, chân lí của thời đại cũng luôn giản dị.
- Bố cục văn bản chia làm 4 phần.
+ Phần 1: Từ đầu... tất cả vì nước, vì dân, vì sự nghiệp lớn, trong sáng, thanh bạch, tuyệt đẹp.: Giới thiệu về Hồ Chí Minh và sự trong sáng, thanh bạch của Người.
+ Phần 2: Tiếp... Trường, Kỳ, Kháng, Chiến, Nhất, Định, Thắng, Lợi!: Sự giản dị của Hồ Chí Minh trong nếp sống.
+ Phần 3: Tiếp... Bác Hồ nêu gương sáng trong thế hệ ngày nay.: Đời sống vật chất giản dị của Hồ Chí Minh hòa với đời sống tâm hồn phong phú.
+ Phần 4: Phần còn lại: Sự giản dị trong tác phong của Hồ Chí Minh hòa quyện với những chân lí lớn của nhân dân cũng như thời đại.