Câu chuyện kể về cuộc sống chật vật của những người hoạ sĩ nghèo: hai nữ họa sĩ trẻ Xiu và Giôn-xi sống cùng căn hộ thuê ở gần công viên Oa-sinh-tơn. Cùng khu căn hộ đó còn có người họa sĩ già Bơ-men, bốn mươi năm nay cụ mơ ước về một kiệt tác nhưng chưa thực hiện được. Giôn-xi bị sưng phổi, bệnh tật và nghèo túng đã lấy nốt của cô niềm tin vào cuộc sống. Chỉ còn lại Xiu mòn mỏi với những bức vẽ và ám ảnh bởi suy nghĩ của Giôn-xi: cô gái bệnh tật ấy đang đếm từng chiếc lá rơi để chờ định mệnh phán quyết mạng sống của chính mình, với niềm tin khi chiếc lá cuối cùng rụng xuống thì cô sẽ ra đi… Buổi sáng hôm sau cơn mưa đêm lạnh lẽo, dai dẳng, Giôn-xi muốn được nhìn ra ngoài trời. Nhưng thật lạ, sau cơn mưa vẫn còn một chiếc lá thường xuân bám trên bức tường gạch. Đó là chiếc lá cuối cùng trên cây. Ngày hôm đó trôi qua và ngay cả trong ánh hoàng hôn, họ vẫn thấy chiếc lá thường xuân đơn độc níu vào cái cuống của nó trên tường, kể cả trong đêm đó giá bấc ào ào, mưa vẫn đập mạnh vào cửa sổ thì chiếc lá thường xuân còn đó. Chính chiếc lá ấy đã giúp Giôn-xi tìm lại được niềm tin cuộc sống và cô hiểu rằng muốn chết là cái tội. Cô đã ngồi dạy ăn cháo và uống sữa pha chút rượu vang đỏ, cô thể hiện mong muốn được vẽ tranh về vịnh Na-plơ. Bác sĩ đến khám và cho biêt Giôn-xi đã qua cơn hiểm nguy. Xiu đã nói sự thật với Giôn-xi về cụ Bơ-men, cụ đã chết vì sưng phổi trong đêm mưa lạnh để vẽ chiếc lá cuối cùng - một kiệt tác đối với cụ và đã cứu sống được một con người.
Nội dung:
Ý nghĩa: Chiếc lá cuối cùng là câu chuyện cảm động về tình yêu thương giữa những người nghệ sĩ nghèo. Qua đó tác giả thể hiện quan niệm của mình về mục đích của sáng tạo nghệ thuật. Cụ Bơ-men đã để lại một tác phẩm nghệ thuật, một kiệt tác vĩ đại hơn bất cứ tác phẩm nào khác. Bởi nhờ sự hi sinh nghệ thuật của cụ đã cứu sống được một con người trong ranh giới sự sống và cái chết. Một kiệt tác nghệ thuật vị nhân sinh vô cùng cao đẹp và ý nghĩa.