Soạn văn 8 ngắn nhất bài: Chiếc lá cuối cùng

Soạn bài: “Chiếc lá cuối cùng” - ngữ văn 8 tập 1 ngắn gọn nhất. Nhằm giúp học sinh giảm bớt thời gian soạn bài nhưng vẫn đảm bảo nắm đủ ý, baivan giới thiệu các em tổ hợp bài soạn cực ngắn, siêu ngắn và ngắn nhất. Từ đó, học sinh có thêm lựa chọn bài soạn phù hợp với của mình. Soạn “Chiếc lá cuối cùng” cực ngắn – baivan.

[toc:ul]

I. Câu hỏi trong bài học:

Bài tập 1: (Trang 90 - SGK Ngữ văn 8 tập 1) Những chi tiết nào trong văn bản nói lên tấm lòng yêu thương và hành động cao cả của cụ Bơ-men đối với Giôn-xi? Tại sao nhà văn bỏ qua không kể lại việc cụ đã vẽ chiếc lá trên tường trong dêm mưa tuyết? Vì sao có thể nói “Chiếc lá cuối cùng” là một kiệt tác?

Bài tập 2: (Trang 90 - SGK Ngữ văn 8 tập 1) Tìm bằng chứng để khẳng định Xiu không hề biết cụ Bơ-men cho biết ý định vẽ chiếc lá thay cho chiếc lá cuối cùng rụng xuống. Nếu Xiu được biết thì truyện có bớt sức hấp dẫn không? Vì sao?

Bài tập 3: (Trang 90- SGK Ngữ văn 8 tập 1) Nguyên nhân sâu xa nào quyết định tâm trạng hồi sinh của Giôn-xi? Tại sao nhà văn kết thúc truyện bằng lời kể của Xiu mà không để Giôn-xi phản ứng gì thêm?

Bài tập 4: (Trang 90 - SGK Ngữ văn 8 tập 1) Chứng minh truyện “Chiếc lá cuối cùng” của O. Hen-ri, qua trích đoạn này được kết thúc trên cơ sở hai sự kiện bất ngờ đối lập nhau tạo nên hiện tượng đảo ngược tình huống hai lần, gây hứng thú cho bạn đọc.

Phần tham khảo mở rộng

Bài tập 1: Giá trị nội dung và nghệ thuật truyện Chiếc lá cuối cùng

Bài tập 2: Viết đoạn văn giới thiệu về tác phẩm chiếc lá cuối cùng

Bài tập 3:  Cảm nhận nhân vật cụ Bơ-men trong tác phẩm Chiếc lá cuối cùng

Bài tập 4: Cảm nhận về nhân vật Xiu và Giôn-xi trong tác phẩm Chiếc lá cuối cùng

Bài tập 5:  Ý nghĩa nhan đề Chiếc lá cuối cùng

Bài tập 6: Vào vai Xiu hãy kể lại truyện Chiếc lá cuối cùng

II. Soạn bài siêu ngắn: Chiếc lá cuối cùng

Bài tập 1: Những chi tiết trong văn bản nói lên tấm lòng yêu thương và hành động cao cả của cụ Bơ-men đối với Giôn-xi :

  • Khi nghe Xiu kể về ý nghĩ kì quặc cua Giôn-xi, cụ Bơ-men đã “mắt đỏ ngầu, nước mắt chảy ròng ròng, hét lên sự khinh bỉ, nhạo báng của mình đối với những truyện tưởng tượng ngốc nghếch ấy”.
  • Cụ đã cùng Xiu lên thăm Giôn-xi. 
  • Cụ Bơ-men đã âm thầm vẽ chiếc lá trong đêm lạnh buốt và mưa gió. 

=> hành động cao đẹp, cứu vớt một tâm hồn trẻ đang tuyệt vọng, lặng lẽ hi sinh sự sống của mình để cứu Giôn-xi. 

Lí do nhà văn không kể lại sự việc cụ Bơ-Men đã vẽ chiếc lá trên tường:

  • Để tạo cho câu chuyện sự bất ngờ đột ngột, gây hứng thú cho người đọc, tác giả cảm thấy xúc động về đức hi sinh thầm lặng của cụ.
  • “Chiếc lá cuối cùng” cụ vẽ là một kiệt tác vì: Đó không chỉ là một bức tranh nghệ thuật của người nghệ sĩ tài ba, còn là bức tranh được vẽ bởi tấm lòng yêu thương con người, được tạo ra bằng sự hi sinh mạng sống của cụ để cứu lấy một tâm hồn đang tuyệt vọng. Tác phẩm đã tác động mãnh liệt vào tâm hồn con người, đánh thức niềm tin, sự hi vọng của con người vào cuộc đời

Bài tập 2: Xiu không hề được biết cụ Bơ-men có ý định vẽ chiếc lá, điều đó được thể hiện qua chi tiết:

  • Xiu và cụ Bơ-men họ cùng sợ sệt ngó ra cửa sổ nhìn cây thường xuân
  • Khi Giôn-xi bảo cô kéo mành lên, cô đã “làm theo một cách chán nản”. 
  • Chính Xiu cũng ngạc nhiên cùng với Giôn-xi khi chiếc lá cuối cùng dai dẳng bám trên cành.
  • Chỉ khi bác sĩ nói, Xiu mới biết cụ Bơ-men bị ốm.

 Sự bất ngờ của Xiu cũng làm tăng sự hấp dẫn của câu chuyện. Nếu Xiu được biết thì truyện sẽ bớt sức hấp dẫn của nó bởi vì nó sẽ làm mất đi sự bất ngờ của câu chuyện.

Bài tập 3: Nguyên nhân khiến tâm trạng của Giôn-xi hồi sinh là: sự hiện diện của chiếc lá. Cô đã tin rằng chiếc lá mỏng manh kia vẫn chống chọi được trước bão tố, dũng cảm kiên cường bám lấy cuống lá trong mưa giông. 

Nhà văn kết thúc truyện bằng lời kể của Xiu, không cho Giôn-xi nói gì thêm vì:  có lẽ cô đang xúc động, mọi ngôn ngữ lúc này đều trở nên thừa thãi trước sự hi sinh thầm lặng cao cả của cụ Bơ-men.

Bài tập 4: Truyện đã sử dụng thành công thủ pháp đảo lộn tình thế hai lần một cách đột ngột, bất ngờ để hấp dẫn người đọc và bộc lộ chủ đề. Chính nghệ thuật đảo ngược tình huống đã gây hứng thú cho người đọc:

  • Giôn-xi bị ốm và rất tuyệt vọng, nằm chờ chết. Thế nhưng cô đã hồi sinh, khoẻ lại.
  • Cụ Bơ-men khoẻ mạnh, chỉ bị ốm có hai ngày, nhưng cụ đã đột ngột ra đi.

Phần tham khảo mở rộng

Bài tập 1: Giá trị nội dung và nghệ thuật truyện Chiếc lá cuối cùng

Nội dung: ca ngợi tình yêu thương cao cả giữa những con người nghèo khổ. Tôn vinh giá trị, sức mạnh của nghệ thuật chân chính mang đến niềm vui và hạnh phúc cho con người..

Nghệ thuật:

  • Cốt truyện dàn dựng chu đáo, tình tiết sắp xếp khéo léo, hấp dẫn
  • Nghệ thuật đảo ngược tình huống truyện hai lần đã tạo ra hứng thú với người đọc

Bài tập 2: Viết đoạn văn giới thiệu về tác phẩm chiếc lá cuối cùng

Chiếc lá cuối cùng là một trong những truyện ngắn xuất sắc của nhà văn nổi tiếng người Mỹ -O.Hen-ri. Truyện đã được chuyển thể thành một phàn trong bộ phim O.Hen-ri’s Full House năm 1952. Tác phẩm kể về hai nữ họa sĩ nghèo Xiu và Giôn-xi sống trong một căn hộ ở gần công viên Oa-sinh-tơn. Trong khu nhà trọ đó còn có cụ Bơ-men -là một họa sĩ già và cả đời cụ mơ ước vẽ một kiệt tác nhưng chưa thực hiện được. Mùa đông năm ấy, Giôn-xi bị mắc bệnh sưng phổi rất nặng và cô đã tuyệt vọng nhìn ra khung cửa sổ. Cô nghĩ rằng khi chiếc lá thường xuân cuối cùng rụng xuống cũng là lúc cô lìa đời. Xiu đã vô cùng lo lắng, hết lòng chạy chữa cho bạn nhưng bệnh tình vẫn không thuyên giảm. Biết được ý nghĩ của Giôn-xi, cụ Bơ-men đã không quản ngại, cả đêm mưa gió cụ đã đã âm thầm thức để vẽ  chiếc lá thường xuân. Chiếc lá đã không rụng trong đêm mưa gió, Giôn-xi đã muốn sống và yêu đời hơn. Nhưng cụ Bơ-men đã mất trong đêm mưa gió đó vì bị sưng phổi. Sau khi được bác sĩ thông báo tình trạng tích cực về bệnh của Giôn-xi, Xiu đã đến bên bạn và thông báo về cái chết của cụ Bơ-men.Truyện với cách dàn dựng chu đáo, các chi tiết sắp xếp khéo léo đã thu hút người đọc và để lại ấn tượng sâu sắc trong mỗi chúng ta về tình người ấm áp trong cuộc sống.

Bài tập 3:  Cảm nhận nhân vật cụ Bơ-men trong tác phẩm Chiếc lá cuối cùng

Nghệ thuật chân chính là nghệ thuật vì con người và hướng tới hạnh phúc của con người. Nhân vật cụ Bơ-men trong tác phẩm Chiếc lá cuối cùng đã để lại trong tâm trí người đọc ấn tượng về người nghệ sĩ tài năng và giàu lòng yêu thương con người.

Người họa sĩ già chỉ xuất hiện thoáng qua trong trang viết với vài nét phác họa: sống ở tầng dưới, cả đời cụ chỉ mơ ước vẽ được một kiệt tác, cụ thường ngồi làm mẫu vẽ cho các họa sĩ khác… Những hình ảnh tuy ít ỏi ấy hiện lên trong tâm trí người đọc về một người họa sĩ nghèo khó nhưng yêu nghề tha thiết. Cụ luôn muốn cống hiến sức mình cho nghệ thuật dù cả đời làm nghệ thuật cụ vẫn phải đi ở thuê. Cụ coi hai cô gái không khác gì những người ruột thịt, những người thân yêu nhất trong những năm tháng tuổi già cô quạnh. Đó là những người có thể đồng cảm với nghề vẽ đã gắ bó với cụ trong hơn 40 năm cầm bút. Giây phút cụ nghe được câu chuyện về Giôn-xi, cụ chỉ ngồi lặng im trước cửa sổ nhìn ra cây thường xuân. Và rồi hành động của cụ đã khiến chúng ta phải ngỡ ngàng. Giữa đêm mưa giông gió, cụ đã âm thầm, cặm cụi vẽ chiếc lá thường xuân. Một mình cụ với ngọn đèn bão, bảng màu và chiếc thang, cụ đã hoàn thành tác phẩm cuối cùng của đời họa sĩ. Cụ đã không quản ngại gian khó, quên đi điều kiện thời tiết khắc nghiệt vì muốn cứu sống cô gái trước hoàn cảnh bệnh tật.

Không những vậy, bức tranh còn thể hiện tài năng và tâm huyết của cụ Bơ-men.Bức tranh ấy được vẽ nên nền tường trong đêm tối mưa gió bằng cả trái tim và tình yêu thương của người nghệ sĩ. Chiếc lá được hai nữ họa sĩ miêu tả  rất thật  “Tuy ở gần cuống lá vẫn còn giữ màu xanh sẫm, nhưng rìa lá hình răng cưa đã nhuốm màu vàng úa”. Và vì rất thật, nên Giôn-xi đã tin rằng chiếc lá ấy có sức sống mãnh liệt, nó đã trải qua giông bão vẫn bám tựa vào thân cây. Sức sống của chiếc lá đã truyền cho cô nghị lực sống mạnh mẽ, giúp cô bừng tỉnh khỏi những u mê và bi quan về số phận của mình.Cô đã vượt qua bệnh tật và vượt lên chính mình. Nhưng cụ Bơ-men đã vĩnh viễn ra đi sau đêm đông đó. Tác phẩm ấy dù không phải là kiệt tác, mang lại số tiền lớn cho cụ nhưng nó đã cứu được sự sống của một con người.

Chiếc lá là minh chứng cho tài năng, tâm huyết và lòng yêu thương con người sâu sắc của người nghệ sĩ chân chính. Sự ra đi của cụ Bơ-men thật đáng xúc động, để lại cho chúng ta những suy ngẫm về tình người ấm áp trong cuộc sống.

Bài tập 4: Cảm nhận về nhân vật Xiu và Giôn-xi trong tác phẩm Chiếc lá cuối cùng

Giữa những nghèo khổ, thiếu thốn về vật chất, tình người đã thắp sáng lên những hi vọng và sưởi ấm trái tim con người. Các nhân vật Xiu và Giôn-xi trong truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng đã để lại trong chúng ta một câu chuyện xúc động về tình bạn trong sáng và cao đẹp.

Truyện kể về nhân vật Xiu – một nữ họa sĩ nghèo, cô chuyển đến căn phòng trọ và gặp Giôn -xi đồng cảnh ngộ. Ở khu trọ, học còn gặp cụ Bơ-men sống ở phòng trọ tầng dưới. Họ đều là những người xa quê, xa người thân và bám trụ cuộc sống nơi thành phố, gắn bó với nghề vẽ. Có lẽ vì thế họ có sự đồng cảm và dễ dàng sẻ chia với nhau về cuộc sống. Và rồi biến cố xảy ra khi Giôn-xi bị bệnh sự phổi. Bệnh tật và nghèo túng khiến cô tuyệt vọng, có những suy nghĩ bi quan về cuộc sống. Giôn-xi nhìn những chiếc lá thường xuân, cô như đã mặc định số phận của mình giống như những chiếc lá mỏng manh kia trước bão giông cuộc đời. 

Tình người lấp lánh trên trang văn của nhà văn O.Hen-ri khi miêu tả về nhân vật Xiu. Một người bạn có trái tim nhân hậu, luôn quan tâm và lo lắng cho ạn mình. Khi nhìn những chiếc lá thường xuân cuối cùng đang rơi dần trước những khắc nghiệt của thời tiết, cô không giấu nổi những lo sợ của mình. Dù không phải chị em ruột thịt nhưng Xiu hết lòng yêu thương, chăm sóc, lo lắng cho Giôn-xi khi cô bị bệnh nặng. Giây phút cô lặng nhìn cây thường xuân qua khung cửa sổ thể hiện những tâm tư nặng trịu trong lòng cô. Cô dường như bất lực trước sự hữu hạn của vạn vật và nhìn Giôn-xi chìm ngập trong nỗi tuyệt vọng. Vì thế, Xiu dù luôn tỏ ra mạnh mẽ nhưng cũng yếu đuối và lo sợ cho người em :”Em hãy nghĩ đến chị… chị sẽ làm gì đây?”. Phải là một tình bạn thân thiết, gắn bó và một trái tim yêu thương chân thành, Xiu mới yêu thương Giôn-xi như người em ruột thịt của mình như vậy. Lời động viên ấy cô muốn Giôn-xi hiểu được, với cô, Giôn-xi như một nửa cuộc đời của mình và cô không thể để người em gái buông bỏ sự sống dễ dàng như vậy.

Và rồi sau đêm mưa gió thứ hai, chiếc lá thường xuân như một phép màu kì diệu, vẫn bám chặt trên thân cây mỏng manh. Chiếc lá ấy như “thang thuốc” tuyệt vời, đã khiến Giôn-xi vui vẻ trở lại và tìm được niềm hi vọng sống. Nhà văn không dùng một từ ngữ nào để miêu tả tâm trạng Xiu khi sang ngày sau nữa, chiếc lá vẫn dũng cảm bám chặt trên cành, nhưng vẫn có thể hình dung nét mặt tươi tắn của cô. Hẳn Xiu rất mừng khi Giôn-xi muốn ăn cháo. Cùng với “chiếc lá cuối cùng” – kiệt tác của cụ Bơ -men và hững cử chỉ chăm sóc tận tình của Xiu đã giúp Giôn-xi vượt qua số phận. Truyện đã để lại trong chúng ta một ấn tượng khó quên về tình bạn chân thành, sâu sắc, coi bạn hơn chính bản thân mình ở nhân vật Xiu.

Nhân vật trung tâm của câu chuyện là Giôn-xi – cô gái phải đương đầu với bệnh tật và nghèo túng. Có lẽ bởi đứng trước quá nhiều thử thách khi tuổi còn trẻ đã khiến cô rơi vào sự bi quan, chán nản và tuyệt vọng. Trước tình cảnh ấy, cô phó mặc số phận mình như sợi dây thường xuân ngoài cửa sổ. Cô tin rằng khi chiếc lá thường xuân cuối cùng biến mất thì cô cũng sẽ ra đi. Người đọc như cảm nhận được sự cô đơn trong tâm hồn cô gái yếu đuối ấy. Và rồi nhờ tình yêu thương của những người bạn xung quanh, cô đã hồi sinh trong tâm hồn. Chiếc lá thường xuân cuối cùng kiên cường bám trụ khiến cô tin và khao khát, mông muốn được sống. Sự chăm sóc, lo lắng của Xiu đã được đền đáp. Cô vui vẻ muốn được soi gương, được ngắm nhìn Xiu nấu nướng và ước muốn được vẽ vịnh Na-plo. Cô như bừng tỉnh những khao khát và ước mơ trong cuộc đời mình. Phải chăng đó cũng chính là mong muốn của cụ Bơ-men khi quyết định hi sinh thân mình để cứu sống Giôn-xi.

Bằng nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn, cách sắp xếp khéo léo các chi tiết và kết cấu đảo ngược tình huống hai lần, O-Hen.ri đã tạo nên câu chuyện  đầy cảm động về tình người trong cuộc sống. Những người lao động dù nghèo khổ về vật chất nhưng luôn ấm áp và tràn đầy lòng yêu thương trong tâm hồn.

Bài tập 5:  Ý nghĩa nhan đề Chiếc lá cuối cùng

  • Đó là chiếc lá thường xuân do cụ Bơ-men đã vẽ với mong muốn truyền thêm niềm tin và hi vọng để Giôn-xi chiến thắng bệnh tật, được vẽ bởi một ngươi nghệ sĩ tâm huyết, ông đã vẽ bằng cả tấm lòng.
  • Chiếc lá cuối cùng là hình tượng nghệ thuật, xuyên suốt tác phẩm. Đó chính là biểu tượng của lòng nhân ái, vị tha cao cả, còn là biểu tượng của nghệ thuật chân chính – nghệ thuật vì con người.

Bài tập 6: Vào vai Xiu hãy kể lại truyện Chiếc lá cuối cùng

Tôi là Xiu - một họa sĩ trẻ và rất yêu thích công việc hội họa của mình. Dù công việc không mang lại nhiều giá trị vật chất nhưng tôi được sống với niềm mê của mình và tạo ra những tác phẩm nghệ thuật phục vụ cho cuộc sống. Kiệt tác khiến tôi luôn xúc động và không thể nào quên mỗi khi nghĩ đến chính là chiếc lá cuối cùng mà cụ Bơ-men đã vẽ trên bức tường ngoài  cửa sổ nhiều năm về trước.

Tôi sống trong một căn hộ thuê cùng với  một người bạn kém tuổi, đó là Giôn-xi. Cô ấy giống tôi, cũng là một họa sĩ trẻ. Ở tầng bên dưới là phòng của cụ Bơ-men, một họa sĩ nghèo và cả đời cụ mơ ước sẽ vẽ được một kiệt tác nhưng chưa thực hiện được. Tôi vẫn nhớ vào mùa đông năm ấy, Giôn-xi bị mắc căn bệnh sưng phổi, cô ấy mệt mỏi và ốm yếu. Số tiền để chạy chữa bệnh tật đã cạn dần khiến em luôn buồn chán và nghĩ đến cái chết. Nhìn ra bức tường gạch đối diện cửa sổ, Giôn-xi đếm từng chiếc lá còn lại trên cây thường xuân và em tin rằng khi nào chiếc lá cuối cùng rụng hết thì em cũng buông xuôi, lìa đời. Tôi vô cùng lo lắng cho em nhưng không làm thế nào thay đổi được suy nghĩ tiêu cực đó. Khi Giôn-xi ngủ, tôi nhẹ nhàng kéo tầm mành xuống để em ngủ được ngon giấc. Tôi ra hiệu cho cụ Bơ-men sang phòng bên, chúng tôi sợ sệt nhìn ra ngoài cửa sổ, nhìn cây thường xuân và chẳng biết phải nói sao. Cơn mưa lạnh lẽo, dai dẳng ngoài trời vẫn đang rơi, tuyết phủ trắng. Tôi lặng lẽ và tập trung vẽ bức tranh về cụ Bơ-men với chiếc áo sơ mi cũ màu xanh và  đang ngồi đóng vai một tay thợ mỏ già trên cái ấm đun ước lật úp giả làm tảng đá.

Sáng hôm sau, tôi tỉnh dậy sau khi vừa chợp mắt được chừng một tiếng, Giôn-xi đang mở to cặp mắt thẫn thờ nhìn tấm mành màu xanh đã kéo xuống. Em thều thào ra lệnh với tôi:”Kéo nó lên, em muốn nhìn”. Tôi chán nản đưa tay kéo tấm mành lên theo mong muốn của Giôn-xi.

Nhưng cả tôi và Giôn-xi đều vô cùng ngạc nhiên khi nhìn thấy chiếc lá thường xuân bám trên tường gạch. Tôi đã rất lo lắng bởi trận mưa vùi dập, những cơn gió rít kéo dài cả đêm qua sẽ làm rụng hết những chiếc lá thường xuân còn sót lại. Nhưng thật may mắn vẫn còn một chiếc lá, đó là chiếc lá cuối cùng trên cây. Tôi say sưa ngắm nhìn chiếc lá dũng cảm ấy, cuống có màu xanh sẫm, nhưng rìa lá hình răng cưa đã nhuốm màu vàng úa, bám vào cành cây cách mặt đất chừng hai mươi bộ.

Giôn-xi nói với tôi:” Em cứ tưởng là nhất định trong đêm vừa qua nó đã rụng. Đó là chiếc lá cuối cùng. Em nghe thấy gió thổi và hôm nay nó sẽ rụng thôi, cùng lúc đó thì em sẽ chết”.

Tôi cúi khuôn mặt hốc hác của mình xuống gần gối và nói với em gần như van xin:”Em thân yêu, thân yêu! Em hãy nghĩ đến chị nếu em không còn muốn nghĩ đế mình nữa. Chị sẽ làm gì đây?”

Giôn-xi không trả lời tôi, Em có lẽ đang rất cô đơn và tuyệt vọng khi nghĩ đến chuyến đi xa xôi bí ẩn của mình, ý nghĩ ấy giờ đây như choán ngợp lấy tâm trí của cô.

Ngày hôm đó trôi qua, tôi và Giôn-xi vẫn nhìn trông ra chiếc lá thường xuân đơn độc níu vào cái cuống của nó trên tường đơn độc. Đêm hôm đó, gió bấc lại ào ào, trời đã mưa rất to và đập mạnh vào cửa sổ, tôi nghe tiếng mưa rơi lộp độp xuống mặt đất. Khi trời vừa sáng, em lại ra lệnh cho tôi kéo mành lên và nhìn ra cửa sổ trông chờ.

Tôi đang quấy món cháo gà cho em trên lò hơi đốt. Giôn-xi nhìn ra cửa sổ và chiếc lá thường xuân vẫn nằm ở đó. Em ngắm nhìn hồi lâu và gọi tôi với giọng phấn chấn: “Em thật là co bé hư, chị Xiu thân yêu ơi”. Tôi quay lại nhìn và em tiếp tục nói”Có một cái gì đấy đã làm cho chiếc lá cuối cùng vẫn còn đó để cho em thấy rằng mình đã tệ như thế nào. Muốn chết là một tội”. Rồi em nhờ tôi lấy cháo, một chút sữa pha rượu vang đỏ, chiếc giương và nhờ tôi cho em ngồi dậy xem tôi nấu nướng. Sau đó, em nói với tôi về ước mơ sẽ được đến vẽ vịnh Na-plo.

Buổi chiều bác sĩ đến khám và tôi đã kiếm cớ tiễn bác sĩ ra hành lang. Bác sĩ thông báo bệnh tình của Giôn-xi đã  khỏi được năm phần. Tôi rất mừng cho cô ấy nhưng lại biết được tin không vui về cụ Bơ-men đang bị sưng phổi và tình hình rất nguy kịch.

 Ngày hôm sau, bác sĩ thông báo cho tôi rằng Giôn-xi đã qua cơn nguy hiểm và dặn dò tôi chăm sóc chu đáo cho em. Tôi thở phào nhẹ nhõm và tôi đến bên chỗ em ngồi, tâm trạng em đã vui vẻ trở lại. Tôi âu yếm ôm lấy em và kể cho em bí mật về chiếc lá…Hai chị em tôi khóc nức lên, hằng ngày cụ sống âm thầm là thế mà ai biết được ẩn chứa bên trong lại là một trái tim lồng nàn yêu thương, 40 năm mơ ước về kiệt tác mà cụ chưa thực hiện được giờ đây cụ có biết mình đã hoàn thành kiệt tác không?

Giờ đây, cụ Bơ-men đã yên nghỉ ở một thế giới khác. Sự hi sinh của cụ vì sự sống của Giôn-xi và vì nghệ thuật đã tiếp thêm sức mạnh và tình yêu nghề cho hai chị em tôi.

III. Soạn bài ngắn nhất: Chiếc lá cuối cùng

Bài tập 1: Những chi tiết nói lên tấm lòng yêu thương của cụ Bơ-men:

1. “mắt đỏ ngầu, nước mắt chảy ròng ròng, hét lên sự khinh bỉ, nhạo báng của mình đối với những truyện tưởng tượng ngốc nghếch ấy” => Khi nghe Xiu kể về ý nghĩ kì quặc cua Giôn-xi, cụ Bơ-men

2. Cùng Xiu lên thăm Giôn-xi. 

3. Âm thầm vẽ chiếc lá trong đêm lạnh buốt và mưa gió. 

=> hành động cao đẹp, cứu vớt một tâm hồn trẻ đang tuyệt vọng, lặng lẽ hi sinh sự sống của mình để cứu Giôn-xi. 

Lí do nhà văn không kể lại sự việc cụ Bơ-Men đã vẽ chiếc lá trên tường: tạo cho câu chuyện sự bất ngờ đột ngột, hứng thú cho người đọc, đức hi sinh thầm lặng của cụ.

  • “Chiếc lá cuối cùng” là một kiệt tác vì: không chỉ là một bức tranh nghệ thuật của người nghệ sĩ tài ba, còn được vẽ bởi tấm lòng yêu thương con người, được tạo ra bằng sự hi sinh mạng sống của cụ để cứu lấy một tâm hồn đang tuyệt vọng, tác phẩm đã tác động mãnh liệt vào tâm hồn con người, đánh thức niềm tin, sự hi vọng của con người vào cuộc đời

Bài tập 2: Xiu không hề được biết cụ Bơ-men có ý định vẽ chiếc lá:

- Họ cùng sợ sệt ngó ra cửa sổ nhìn cây thường xuân

- Khi Giôn-xi bảo cô kéo mành lên, cô đã “làm theo một cách chán nản”. 

- Xiu cũng ngạc nhiên cùng với Giôn-xi khi chiếc lá cuối cùng dai dẳng bám trên cành.

- Chỉ khi bác sĩ nói, Xiu mới biết cụ Bơ-men bị ốm.

 =>Nếu Xiu được biết thì truyện sẽ bớt sức hấp dẫn của nó bởi vì nó sẽ làm mất đi sự bất ngờ của câu chuyện, sự bất ngờ của Xiu cũng làm tăng sự hấp dẫn của câu chuyện. 

Bài tập 3:

- Nguyên nhân khiến tâm trạng của Giôn-xi hồi sinh là: sự hiện diện của chiếc lá.

- Nhà văn kết thúc truyện bằng lời kể của Xiu vì:  có lẽ cô đang xúc động, mọi ngôn ngữ lúc này đều trở nên thừa thãi trước sự hi sinh thầm lặng cao cả của cụ Bơ-men.

Bài tập 4: Chứng minh chính nghệ thuật đảo ngược tình huống đã gây hứng thú cho người đọc:

- Giôn-xi bị ốm và rất tuyệt vọng, nằm chờ chết. Thế nhưng cô đã hồi sinh, khoẻ lại.

- Cụ Bơ-men khoẻ mạnh, chỉ bị ốm có hai ngày, nhưng cụ đã đột ngột ra đi.

Phần tham khảo mở rộng

Bài tập 1: Giá trị:

  • Nội dung: ca ngợi tình yêu thương cao cả giữa những con người nghèo khổ, tôn vinh giá trị, sức mạnh của nghệ thuật.
  • Nghệ thuật: Cốt truyện dàn dựng chu đáo, tình tiết sắp xếp khéo léo, hấp dẫn, nghệ thuật đảo ngược tình huống truyện hai lần đã tạo ra hứng thú với người đọc

Bài tập 2: Viết đoạn văn giới thiệu về tác phẩm chiếc lá cuối cùng

Chiếc lá cuối cùng là một trong những truyện ngắn xuất sắc của nhà văn nổi tiếng người Mỹ -O.Hen-ri. Truyện đã được chuyển thể thành một phàn trong bộ phim O.Hen-ri’s Full House năm 1952. Tác phẩm kể về hai nữ họa sĩ nghèo Xiu và Giôn-xi sống trong một căn hộ ở gần công viên Oa-sinh-tơn. Trong khu nhà trọ đó còn có cụ Bơ-men -là một họa sĩ già và cả đời cụ mơ ước vẽ một kiệt tác nhưng chưa thực hiện được. Mùa đông năm ấy, Giôn-xi bị mắc bệnh sưng phổi rất nặng và cô đã tuyệt vọng nhìn ra khung cửa sổ. Cô nghĩ rằng khi chiếc lá thường xuân cuối cùng rụng xuống cũng là lúc cô lìa đời. Xiu đã vô cùng lo lắng, hết lòng chạy chữa cho bạn nhưng bệnh tình vẫn không thuyên giảm. Biết được ý nghĩ của Giôn-xi, cụ Bơ-men đã không quản ngại, cả đêm mưa gió cụ đã đã âm thầm thức để vẽ  chiếc lá thường xuân. Chiếc lá đã không rụng trong đêm mưa gió, Giôn-xi đã muốn sống và yêu đời hơn. Nhưng cụ Bơ-men đã mất trong đêm mưa gió đó vì bị sưng phổi. Sau khi được bác sĩ thông báo tình trạng tích cực về bệnh của Giôn-xi, Xiu đã đến bên bạn và thông báo về cái chết của cụ Bơ-men.Truyện với cách dàn dựng chu đáo, các chi tiết sắp xếp khéo léo đã thu hút người đọc và để lại ấn tượng sâu sắc trong mỗi chúng ta về tình người ấm áp trong cuộc sống.

Bài tập 3:  Cảm nhận nhân vật cụ Bơ-men trong tác phẩm Chiếc lá cuối cùng

Nghệ thuật chân chính là nghệ thuật vì con người và hướng tới hạnh phúc của con người. Nhân vật cụ Bơ-men trong tác phẩm Chiếc lá cuối cùng đã để lại trong tâm trí người đọc ấn tượng về người nghệ sĩ tài năng và giàu lòng yêu thương con người.

Người họa sĩ già chỉ xuất hiện thoáng qua trong trang viết với vài nét phác họa: sống ở tầng dưới, cả đời cụ chỉ mơ ước vẽ được một kiệt tác, cụ thường ngồi làm mẫu vẽ cho các họa sĩ khác… Những hình ảnh tuy ít ỏi ấy hiện lên trong tâm trí người đọc về một người họa sĩ nghèo khó nhưng yêu nghề tha thiết. Cụ luôn muốn cống hiến sức mình cho nghệ thuật dù cả đời làm nghệ thuật cụ vẫn phải đi ở thuê. Cụ coi hai cô gái không khác gì những người ruột thịt, những người thân yêu nhất trong những năm tháng tuổi già cô quạnh. Đó là những người có thể đồng cảm với nghề vẽ đã gắ bó với cụ trong hơn 40 năm cầm bút. Giây phút cụ nghe được câu chuyện về Giôn-xi, cụ chỉ ngồi lặng im trước cửa sổ nhìn ra cây thường xuân. Và rồi hành động của cụ đã khiến chúng ta phải ngỡ ngàng. Giữa đêm mưa giông gió, cụ đã âm thầm, cặm cụi vẽ chiếc lá thường xuân. Một mình cụ với ngọn đèn bão, bảng màu và chiếc thang, cụ đã hoàn thành tác phẩm cuối cùng của đời họa sĩ. Cụ đã không quản ngại gian khó, quên đi điều kiện thời tiết khắc nghiệt vì muốn cứu sống cô gái trước hoàn cảnh bệnh tật.

Không những vậy, bức tranh còn thể hiện tài năng và tâm huyết của cụ Bơ-men.Bức tranh ấy được vẽ nên nền tường trong đêm tối mưa gió bằng cả trái tim và tình yêu thương của người nghệ sĩ. Chiếc lá được hai nữ họa sĩ miêu tả  rất thật  “Tuy ở gần cuống lá vẫn còn giữ màu xanh sẫm, nhưng rìa lá hình răng cưa đã nhuốm màu vàng úa”. Và vì rất thật, nên Giôn-xi đã tin rằng chiếc lá ấy có sức sống mãnh liệt, nó đã trải qua giông bão vẫn bám tựa vào thân cây. Sức sống của chiếc lá đã truyền cho cô nghị lực sống mạnh mẽ, giúp cô bừng tỉnh khỏi những u mê và bi quan về số phận của mình.Cô đã vượt qua bệnh tật và vượt lên chính mình. Nhưng cụ Bơ-men đã vĩnh viễn ra đi sau đêm đông đó. Tác phẩm ấy dù không phải là kiệt tác, mang lại số tiền lớn cho cụ nhưng nó đã cứu được sự sống của một con người.

Chiếc lá là minh chứng cho tài năng, tâm huyết và lòng yêu thương con người sâu sắc của người nghệ sĩ chân chính. Sự ra đi của cụ Bơ-men thật đáng xúc động, để lại cho chúng ta những suy ngẫm về tình người ấm áp trong cuộc sống.

Bài tập 4: Cảm nhận về nhân vật Xiu và Giôn-xi trong tác phẩm Chiếc lá cuối cùng

Giữa những nghèo khổ, thiếu thốn về vật chất, tình người đã thắp sáng lên những hi vọng và sưởi ấm trái tim con người. Các nhân vật Xiu và Giôn-xi trong truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng đã để lại trong chúng ta một câu chuyện xúc động về tình bạn trong sáng và cao đẹp.

Truyện kể về nhân vật Xiu – một nữ họa sĩ nghèo, cô chuyển đến căn phòng trọ và gặp Giôn -xi đồng cảnh ngộ. Ở khu trọ, học còn gặp cụ Bơ-men sống ở phòng trọ tầng dưới. Họ đều là những người xa quê, xa người thân và bám trụ cuộc sống nơi thành phố, gắn bó với nghề vẽ. Có lẽ vì thế họ có sự đồng cảm và dễ dàng sẻ chia với nhau về cuộc sống. Và rồi biến cố xảy ra khi Giôn-xi bị bệnh sự phổi. Bệnh tật và nghèo túng khiến cô tuyệt vọng, có những suy nghĩ bi quan về cuộc sống. Giôn-xi nhìn những chiếc lá thường xuân, cô như đã mặc định số phận của mình giống như những chiếc lá mỏng manh kia trước bão giông cuộc đời. 

Tình người lấp lánh trên trang văn của nhà văn O.Hen-ri khi miêu tả về nhân vật Xiu. Một người bạn có trái tim nhân hậu, luôn quan tâm và lo lắng cho ạn mình. Khi nhìn những chiếc lá thường xuân cuối cùng đang rơi dần trước những khắc nghiệt của thời tiết, cô không giấu nổi những lo sợ của mình. Dù không phải chị em ruột thịt nhưng Xiu hết lòng yêu thương, chăm sóc, lo lắng cho Giôn-xi khi cô bị bệnh nặng. Giây phút cô lặng nhìn cây thường xuân qua khung cửa sổ thể hiện những tâm tư nặng trịu trong lòng cô. Cô dường như bất lực trước sự hữu hạn của vạn vật và nhìn Giôn-xi chìm ngập trong nỗi tuyệt vọng. Vì thế, Xiu dù luôn tỏ ra mạnh mẽ nhưng cũng yếu đuối và lo sợ cho người em :”Em hãy nghĩ đến chị… chị sẽ làm gì đây?”. Phải là một tình bạn thân thiết, gắn bó và một trái tim yêu thương chân thành, Xiu mới yêu thương Giôn-xi như người em ruột thịt của mình như vậy. Lời động viên ấy cô muốn Giôn-xi hiểu được, với cô, Giôn-xi như một nửa cuộc đời của mình và cô không thể để người em gái buông bỏ sự sống dễ dàng như vậy.

Và rồi sau đêm mưa gió thứ hai, chiếc lá thường xuân như một phép màu kì diệu, vẫn bám chặt trên thân cây mỏng manh. Chiếc lá ấy như “thang thuốc” tuyệt vời, đã khiến Giôn-xi vui vẻ trở lại và tìm được niềm hi vọng sống. Nhà văn không dùng một từ ngữ nào để miêu tả tâm trạng Xiu khi sang ngày sau nữa, chiếc lá vẫn dũng cảm bám chặt trên cành, nhưng vẫn có thể hình dung nét mặt tươi tắn của cô. Hẳn Xiu rất mừng khi Giôn-xi muốn ăn cháo. Cùng với “chiếc lá cuối cùng” – kiệt tác của cụ Bơ -men và hững cử chỉ chăm sóc tận tình của Xiu đã giúp Giôn-xi vượt qua số phận. Truyện đã để lại trong chúng ta một ấn tượng khó quên về tình bạn chân thành, sâu sắc, coi bạn hơn chính bản thân mình ở nhân vật Xiu.

Nhân vật trung tâm của câu chuyện là Giôn-xi – cô gái phải đương đầu với bệnh tật và nghèo túng. Có lẽ bởi đứng trước quá nhiều thử thách khi tuổi còn trẻ đã khiến cô rơi vào sự bi quan, chán nản và tuyệt vọng. Trước tình cảnh ấy, cô phó mặc số phận mình như sợi dây thường xuân ngoài cửa sổ. Cô tin rằng khi chiếc lá thường xuân cuối cùng biến mất thì cô cũng sẽ ra đi. Người đọc như cảm nhận được sự cô đơn trong tâm hồn cô gái yếu đuối ấy. Và rồi nhờ tình yêu thương của những người bạn xung quanh, cô đã hồi sinh trong tâm hồn. Chiếc lá thường xuân cuối cùng kiên cường bám trụ khiến cô tin và khao khát, mông muốn được sống. Sự chăm sóc, lo lắng của Xiu đã được đền đáp. Cô vui vẻ muốn được soi gương, được ngắm nhìn Xiu nấu nướng và ước muốn được vẽ vịnh Na-plo. Cô như bừng tỉnh những khao khát và ước mơ trong cuộc đời mình. Phải chăng đó cũng chính là mong muốn của cụ Bơ-men khi quyết định hi sinh thân mình để cứu sống Giôn-xi.

Bằng nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn, cách sắp xếp khéo léo các chi tiết và kết cấu đảo ngược tình huống hai lần, O-Hen.ri đã tạo nên câu chuyện  đầy cảm động về tình người trong cuộc sống. Những người lao động dù nghèo khổ về vật chất nhưng luôn ấm áp và tràn đầy lòng yêu thương trong tâm hồn.

Bài tập 5:  Ý nghĩa nhan đề Chiếc lá cuối cùng

  • Mong muốn truyền thêm niềm tin và hi vọng để Giôn-xi chiến thắng bệnh tật, được vẽ bằng cả tấm lòng.
  • Là hình tượng nghệ thuật, xuyên suốt tác phẩm. =>  lòng nhân ái, vị tha cao cả, còn là biểu tượng của nghệ thuật chân chính – nghệ thuật vì con người.

Bài tập 6: Vào vai Xiu hãy kể lại truyện Chiếc lá cuối cùng

Tôi là Xiu - một họa sĩ trẻ và rất yêu thích công việc hội họa của mình. Dù công việc không mang lại nhiều giá trị vật chất nhưng tôi được sống với niềm mê của mình và tạo ra những tác phẩm nghệ thuật phục vụ cho cuộc sống. Kiệt tác khiến tôi luôn xúc động và không thể nào quên mỗi khi nghĩ đến chính là chiếc lá cuối cùng mà cụ Bơ-men đã vẽ trên bức tường ngoài  cửa sổ nhiều năm về trước.

Tôi sống trong một căn hộ thuê cùng với  một người bạn kém tuổi, đó là Giôn-xi. Cô ấy giống tôi, cũng là một họa sĩ trẻ. Ở tầng bên dưới là phòng của cụ Bơ-men, một họa sĩ nghèo và cả đời cụ mơ ước sẽ vẽ được một kiệt tác nhưng chưa thực hiện được. Tôi vẫn nhớ vào mùa đông năm ấy, Giôn-xi bị mắc căn bệnh sưng phổi, cô ấy mệt mỏi và ốm yếu. Số tiền để chạy chữa bệnh tật đã cạn dần khiến em luôn buồn chán và nghĩ đến cái chết. Nhìn ra bức tường gạch đối diện cửa sổ, Giôn-xi đếm từng chiếc lá còn lại trên cây thường xuân và em tin rằng khi nào chiếc lá cuối cùng rụng hết thì em cũng buông xuôi, lìa đời. Tôi vô cùng lo lắng cho em nhưng không làm thế nào thay đổi được suy nghĩ tiêu cực đó. Khi Giôn-xi ngủ, tôi nhẹ nhàng kéo tầm mành xuống để em ngủ được ngon giấc. Tôi ra hiệu cho cụ Bơ-men sang phòng bên, chúng tôi sợ sệt nhìn ra ngoài cửa sổ, nhìn cây thường xuân và chẳng biết phải nói sao. Cơn mưa lạnh lẽo, dai dẳng ngoài trời vẫn đang rơi, tuyết phủ trắng. Tôi lặng lẽ và tập trung vẽ bức tranh về cụ Bơ-men với chiếc áo sơ mi cũ màu xanh và  đang ngồi đóng vai một tay thợ mỏ già trên cái ấm đun ước lật úp giả làm tảng đá.

Sáng hôm sau, tôi tỉnh dậy sau khi vừa chợp mắt được chừng một tiếng, Giôn-xi đang mở to cặp mắt thẫn thờ nhìn tấm mành màu xanh đã kéo xuống. Em thều thào ra lệnh với tôi:”Kéo nó lên, em muốn nhìn”. Tôi chán nản đưa tay kéo tấm mành lên theo mong muốn của Giôn-xi.

Nhưng cả tôi và Giôn-xi đều vô cùng ngạc nhiên khi nhìn thấy chiếc lá thường xuân bám trên tường gạch. Tôi đã rất lo lắng bởi trận mưa vùi dập, những cơn gió rít kéo dài cả đêm qua sẽ làm rụng hết những chiếc lá thường xuân còn sót lại. Nhưng thật may mắn vẫn còn một chiếc lá, đó là chiếc lá cuối cùng trên cây. Tôi say sưa ngắm nhìn chiếc lá dũng cảm ấy, cuống có màu xanh sẫm, nhưng rìa lá hình răng cưa đã nhuốm màu vàng úa, bám vào cành cây cách mặt đất chừng hai mươi bộ.

Giôn-xi nói với tôi:” Em cứ tưởng là nhất định trong đêm vừa qua nó đã rụng. Đó là chiếc lá cuối cùng. Em nghe thấy gió thổi và hôm nay nó sẽ rụng thôi, cùng lúc đó thì em sẽ chết”.

Tôi cúi khuôn mặt hốc hác của mình xuống gần gối và nói với em gần như van xin:”Em thân yêu, thân yêu! Em hãy nghĩ đến chị nếu em không còn muốn nghĩ đế mình nữa. Chị sẽ làm gì đây?”

Giôn-xi không trả lời tôi, Em có lẽ đang rất cô đơn và tuyệt vọng khi nghĩ đến chuyến đi xa xôi bí ẩn của mình, ý nghĩ ấy giờ đây như choán ngợp lấy tâm trí của cô.

Ngày hôm đó trôi qua, tôi và Giôn-xi vẫn nhìn trông ra chiếc lá thường xuân đơn độc níu vào cái cuống của nó trên tường đơn độc. Đêm hôm đó, gió bấc lại ào ào, trời đã mưa rất to và đập mạnh vào cửa sổ, tôi nghe tiếng mưa rơi lộp độp xuống mặt đất. Khi trời vừa sáng, em lại ra lệnh cho tôi kéo mành lên và nhìn ra cửa sổ trông chờ.

Tôi đang quấy món cháo gà cho em trên lò hơi đốt. Giôn-xi nhìn ra cửa sổ và chiếc lá thường xuân vẫn nằm ở đó. Em ngắm nhìn hồi lâu và gọi tôi với giọng phấn chấn: “Em thật là co bé hư, chị Xiu thân yêu ơi”. Tôi quay lại nhìn và em tiếp tục nói”Có một cái gì đấy đã làm cho chiếc lá cuối cùng vẫn còn đó để cho em thấy rằng mình đã tệ như thế nào. Muốn chết là một tội”. Rồi em nhờ tôi lấy cháo, một chút sữa pha rượu vang đỏ, chiếc giương và nhờ tôi cho em ngồi dậy xem tôi nấu nướng. Sau đó, em nói với tôi về ước mơ sẽ được đến vẽ vịnh Na-plo.

Buổi chiều bác sĩ đến khám và tôi đã kiếm cớ tiễn bác sĩ ra hành lang. Bác sĩ thông báo bệnh tình của Giôn-xi đã  khỏi được năm phần. Tôi rất mừng cho cô ấy nhưng lại biết được tin không vui về cụ Bơ-men đang bị sưng phổi và tình hình rất nguy kịch.

 Ngày hôm sau, bác sĩ thông báo cho tôi rằng Giôn-xi đã qua cơn nguy hiểm và dặn dò tôi chăm sóc chu đáo cho em. Tôi thở phào nhẹ nhõm và tôi đến bên chỗ em ngồi, tâm trạng em đã vui vẻ trở lại. Tôi âu yếm ôm lấy em và kể cho em bí mật về chiếc lá…Hai chị em tôi khóc nức lên, hằng ngày cụ sống âm thầm là thế mà ai biết được ẩn chứa bên trong lại là một trái tim lồng nàn yêu thương, 40 năm mơ ước về kiệt tác mà cụ chưa thực hiện được giờ đây cụ có biết mình đã hoàn thành kiệt tác không?

Giờ đây, cụ Bơ-men đã yên nghỉ ở một thế giới khác. Sự hi sinh của cụ vì sự sống của Giôn-xi và vì nghệ thuật đã tiếp thêm sức mạnh và tình yêu nghề cho hai chị em tôi.

IV. Soạn bài cực ngắn: Chiếc lá cuối cùng

Bài tập 1: Chi tiết nói lên tấm lòng yêu thương của cụ Bơ-men: “mắt đỏ ngầu, nước mắt chảy ròng ròng, hét lên sự khinh bỉ, nhạo báng của mình đối với những truyện tưởng tượng ngốc nghếch ấy” , khi nghe Xiu kể về ý nghĩ kì quặc cua Giôn-xi, cụ Bơ-men . / Cùng Xiu lên thăm Giôn-xi.  / Âm thầm vẽ chiếc lá trong đêm lạnh buốt và mưa gió.  => hành động cao đẹp, cứu vớt một tâm hồn trẻ đang tuyệt vọng, lặng lẽ hi sinh sự sống của mình để cứu Giôn-xi. 

Nhà văn không kể lại sự việc cụ Bơ-Men đã vẽ chiếc lá trên tường: tạo cho câu chuyện sự bất ngờ đột ngột, hứng thú cho người đọc, đức hi sinh thầm lặng của cụ.

“Chiếc lá cuối cùng” là một kiệt tác vì:

  • Không chỉ là một bức tranh nghệ thuật của người nghệ sĩ tài ba.
  • Được vẽ bởi tấm lòng yêu thương con người.
  • Tạo ra bằng sự hi sinh mạng sống của cụ để cứu lấy một tâm hồn đang tuyệt vọng.
  • Tác phẩm đã tác động mãnh liệt vào tâm hồn con người, đánh thức niềm tin, sự hi vọng của con người vào cuộc đời

Bài tập 2: Xiu không hề được biết cụ Bơ-men có ý định vẽ chiếc lá: Họ cùng sợ sệt ngó ra cửa sổ nhìn cây thường xuân . / Khi Giôn-xi bảo cô kéo mành lên, cô đã “làm theo một cách chán nản”. / Xiu cũng ngạc nhiên cùng với Giôn-xi khi chiếc lá cuối cùng dai dẳng bám trên cành. / Chỉ khi bác sĩ nói, Xiu mới biết cụ Bơ-men bị ốm. 

- Nếu Xiu được biết thì truyện sẽ bớt sức hấp dẫn của nó bởi vì nó sẽ làm mất đi sự bất ngờ của câu chuyện, sự bất ngờ của Xiu cũng làm tăng sự hấp dẫn của câu chuyện. 

Bài tập 3:

- Nguyên nhân khiến tâm trạng của Giôn-xi hồi sinh là: sự hiện diện của chiếc lá.

- Nhà văn kết thúc truyện bằng lời kể của Xiu vì:  có lẽ cô đang xúc động, mọi ngôn ngữ lúc này đều trở nên thừa thãi trước sự hi sinh thầm lặng cao cả của cụ Bơ-men.

Bài tập 4: Chứng minh chính nghệ thuật đảo ngược tình huống đã gây hứng thú cho người đọc: “Giôn-xi bị ốm và rất tuyệt vọng, nằm chờ chết. Thế nhưng cô đã hồi sinh, khoẻ lại.” / “Cụ Bơ-men khoẻ mạnh, chỉ bị ốm có hai ngày, nhưng cụ đã đột ngột ra đi.”

Phần tham khảo mở rộng

Bài tập 1: Giá trị:

  1. Nội dung: ca ngợi tình yêu thương cao cả giữa những con người nghèo khổ, tôn vinh giá trị, sức mạnh của nghệ thuật.
  2. Nghệ thuật: Cốt truyện dàn dựng chu đáo, tình tiết sắp xếp khéo léo, hấp dẫn, nghệ thuật đảo ngược tình huống truyện hai lần đã tạo ra hứng thú với người đọc

Bài tập 2: Viết đoạn văn giới thiệu về tác phẩm chiếc lá cuối cùng

Chiếc lá cuối cùng là một trong những truyện ngắn xuất sắc của nhà văn nổi tiếng người Mỹ -O.Hen-ri. Truyện đã được chuyển thể thành một phàn trong bộ phim O.Hen-ri’s Full House năm 1952. Tác phẩm kể về hai nữ họa sĩ nghèo Xiu và Giôn-xi sống trong một căn hộ ở gần công viên Oa-sinh-tơn. Trong khu nhà trọ đó còn có cụ Bơ-men -là một họa sĩ già và cả đời cụ mơ ước vẽ một kiệt tác nhưng chưa thực hiện được. Mùa đông năm ấy, Giôn-xi bị mắc bệnh sưng phổi rất nặng và cô đã tuyệt vọng nhìn ra khung cửa sổ. Cô nghĩ rằng khi chiếc lá thường xuân cuối cùng rụng xuống cũng là lúc cô lìa đời. Xiu đã vô cùng lo lắng, hết lòng chạy chữa cho bạn nhưng bệnh tình vẫn không thuyên giảm. Biết được ý nghĩ của Giôn-xi, cụ Bơ-men đã không quản ngại, cả đêm mưa gió cụ đã đã âm thầm thức để vẽ  chiếc lá thường xuân. Chiếc lá đã không rụng trong đêm mưa gió, Giôn-xi đã muốn sống và yêu đời hơn. Nhưng cụ Bơ-men đã mất trong đêm mưa gió đó vì bị sưng phổi. Sau khi được bác sĩ thông báo tình trạng tích cực về bệnh của Giôn-xi, Xiu đã đến bên bạn và thông báo về cái chết của cụ Bơ-men.Truyện với cách dàn dựng chu đáo, các chi tiết sắp xếp khéo léo đã thu hút người đọc và để lại ấn tượng sâu sắc trong mỗi chúng ta về tình người ấm áp trong cuộc sống.

Bài tập 3:  Cảm nhận nhân vật cụ Bơ-men trong tác phẩm Chiếc lá cuối cùng

Nghệ thuật chân chính là nghệ thuật vì con người và hướng tới hạnh phúc của con người. Nhân vật cụ Bơ-men trong tác phẩm Chiếc lá cuối cùng đã để lại trong tâm trí người đọc ấn tượng về người nghệ sĩ tài năng và giàu lòng yêu thương con người.

Người họa sĩ già chỉ xuất hiện thoáng qua trong trang viết với vài nét phác họa: sống ở tầng dưới, cả đời cụ chỉ mơ ước vẽ được một kiệt tác, cụ thường ngồi làm mẫu vẽ cho các họa sĩ khác… Những hình ảnh tuy ít ỏi ấy hiện lên trong tâm trí người đọc về một người họa sĩ nghèo khó nhưng yêu nghề tha thiết. Cụ luôn muốn cống hiến sức mình cho nghệ thuật dù cả đời làm nghệ thuật cụ vẫn phải đi ở thuê. Cụ coi hai cô gái không khác gì những người ruột thịt, những người thân yêu nhất trong những năm tháng tuổi già cô quạnh. Đó là những người có thể đồng cảm với nghề vẽ đã gắ bó với cụ trong hơn 40 năm cầm bút. Giây phút cụ nghe được câu chuyện về Giôn-xi, cụ chỉ ngồi lặng im trước cửa sổ nhìn ra cây thường xuân. Và rồi hành động của cụ đã khiến chúng ta phải ngỡ ngàng. Giữa đêm mưa giông gió, cụ đã âm thầm, cặm cụi vẽ chiếc lá thường xuân. Một mình cụ với ngọn đèn bão, bảng màu và chiếc thang, cụ đã hoàn thành tác phẩm cuối cùng của đời họa sĩ. Cụ đã không quản ngại gian khó, quên đi điều kiện thời tiết khắc nghiệt vì muốn cứu sống cô gái trước hoàn cảnh bệnh tật.

Không những vậy, bức tranh còn thể hiện tài năng và tâm huyết của cụ Bơ-men.Bức tranh ấy được vẽ nên nền tường trong đêm tối mưa gió bằng cả trái tim và tình yêu thương của người nghệ sĩ. Chiếc lá được hai nữ họa sĩ miêu tả  rất thật  “Tuy ở gần cuống lá vẫn còn giữ màu xanh sẫm, nhưng rìa lá hình răng cưa đã nhuốm màu vàng úa”. Và vì rất thật, nên Giôn-xi đã tin rằng chiếc lá ấy có sức sống mãnh liệt, nó đã trải qua giông bão vẫn bám tựa vào thân cây. Sức sống của chiếc lá đã truyền cho cô nghị lực sống mạnh mẽ, giúp cô bừng tỉnh khỏi những u mê và bi quan về số phận của mình.Cô đã vượt qua bệnh tật và vượt lên chính mình. Nhưng cụ Bơ-men đã vĩnh viễn ra đi sau đêm đông đó. Tác phẩm ấy dù không phải là kiệt tác, mang lại số tiền lớn cho cụ nhưng nó đã cứu được sự sống của một con người.

Chiếc lá là minh chứng cho tài năng, tâm huyết và lòng yêu thương con người sâu sắc của người nghệ sĩ chân chính. Sự ra đi của cụ Bơ-men thật đáng xúc động, để lại cho chúng ta những suy ngẫm về tình người ấm áp trong cuộc sống.

Bài tập 4: Cảm nhận về nhân vật Xiu và Giôn-xi trong tác phẩm Chiếc lá cuối cùng

Giữa những nghèo khổ, thiếu thốn về vật chất, tình người đã thắp sáng lên những hi vọng và sưởi ấm trái tim con người. Các nhân vật Xiu và Giôn-xi trong truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng đã để lại trong chúng ta một câu chuyện xúc động về tình bạn trong sáng và cao đẹp.

Truyện kể về nhân vật Xiu – một nữ họa sĩ nghèo, cô chuyển đến căn phòng trọ và gặp Giôn -xi đồng cảnh ngộ. Ở khu trọ, học còn gặp cụ Bơ-men sống ở phòng trọ tầng dưới. Họ đều là những người xa quê, xa người thân và bám trụ cuộc sống nơi thành phố, gắn bó với nghề vẽ. Có lẽ vì thế họ có sự đồng cảm và dễ dàng sẻ chia với nhau về cuộc sống. Và rồi biến cố xảy ra khi Giôn-xi bị bệnh sự phổi. Bệnh tật và nghèo túng khiến cô tuyệt vọng, có những suy nghĩ bi quan về cuộc sống. Giôn-xi nhìn những chiếc lá thường xuân, cô như đã mặc định số phận của mình giống như những chiếc lá mỏng manh kia trước bão giông cuộc đời. 

Tình người lấp lánh trên trang văn của nhà văn O.Hen-ri khi miêu tả về nhân vật Xiu. Một người bạn có trái tim nhân hậu, luôn quan tâm và lo lắng cho ạn mình. Khi nhìn những chiếc lá thường xuân cuối cùng đang rơi dần trước những khắc nghiệt của thời tiết, cô không giấu nổi những lo sợ của mình. Dù không phải chị em ruột thịt nhưng Xiu hết lòng yêu thương, chăm sóc, lo lắng cho Giôn-xi khi cô bị bệnh nặng. Giây phút cô lặng nhìn cây thường xuân qua khung cửa sổ thể hiện những tâm tư nặng trịu trong lòng cô. Cô dường như bất lực trước sự hữu hạn của vạn vật và nhìn Giôn-xi chìm ngập trong nỗi tuyệt vọng. Vì thế, Xiu dù luôn tỏ ra mạnh mẽ nhưng cũng yếu đuối và lo sợ cho người em :”Em hãy nghĩ đến chị… chị sẽ làm gì đây?”. Phải là một tình bạn thân thiết, gắn bó và một trái tim yêu thương chân thành, Xiu mới yêu thương Giôn-xi như người em ruột thịt của mình như vậy. Lời động viên ấy cô muốn Giôn-xi hiểu được, với cô, Giôn-xi như một nửa cuộc đời của mình và cô không thể để người em gái buông bỏ sự sống dễ dàng như vậy.

Và rồi sau đêm mưa gió thứ hai, chiếc lá thường xuân như một phép màu kì diệu, vẫn bám chặt trên thân cây mỏng manh. Chiếc lá ấy như “thang thuốc” tuyệt vời, đã khiến Giôn-xi vui vẻ trở lại và tìm được niềm hi vọng sống. Nhà văn không dùng một từ ngữ nào để miêu tả tâm trạng Xiu khi sang ngày sau nữa, chiếc lá vẫn dũng cảm bám chặt trên cành, nhưng vẫn có thể hình dung nét mặt tươi tắn của cô. Hẳn Xiu rất mừng khi Giôn-xi muốn ăn cháo. Cùng với “chiếc lá cuối cùng” – kiệt tác của cụ Bơ -men và hững cử chỉ chăm sóc tận tình của Xiu đã giúp Giôn-xi vượt qua số phận. Truyện đã để lại trong chúng ta một ấn tượng khó quên về tình bạn chân thành, sâu sắc, coi bạn hơn chính bản thân mình ở nhân vật Xiu.

Nhân vật trung tâm của câu chuyện là Giôn-xi – cô gái phải đương đầu với bệnh tật và nghèo túng. Có lẽ bởi đứng trước quá nhiều thử thách khi tuổi còn trẻ đã khiến cô rơi vào sự bi quan, chán nản và tuyệt vọng. Trước tình cảnh ấy, cô phó mặc số phận mình như sợi dây thường xuân ngoài cửa sổ. Cô tin rằng khi chiếc lá thường xuân cuối cùng biến mất thì cô cũng sẽ ra đi. Người đọc như cảm nhận được sự cô đơn trong tâm hồn cô gái yếu đuối ấy. Và rồi nhờ tình yêu thương của những người bạn xung quanh, cô đã hồi sinh trong tâm hồn. Chiếc lá thường xuân cuối cùng kiên cường bám trụ khiến cô tin và khao khát, mông muốn được sống. Sự chăm sóc, lo lắng của Xiu đã được đền đáp. Cô vui vẻ muốn được soi gương, được ngắm nhìn Xiu nấu nướng và ước muốn được vẽ vịnh Na-plo. Cô như bừng tỉnh những khao khát và ước mơ trong cuộc đời mình. Phải chăng đó cũng chính là mong muốn của cụ Bơ-men khi quyết định hi sinh thân mình để cứu sống Giôn-xi.

Bằng nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn, cách sắp xếp khéo léo các chi tiết và kết cấu đảo ngược tình huống hai lần, O-Hen.ri đã tạo nên câu chuyện  đầy cảm động về tình người trong cuộc sống. Những người lao động dù nghèo khổ về vật chất nhưng luôn ấm áp và tràn đầy lòng yêu thương trong tâm hồn.

Bài tập 5:  Ý nghĩa nhan đề: truyền thêm niềm tin và hi vọng để Giôn-xi chiến thắng bệnh tật, được vẽ bằng cả tấm lòng, 

Là hình tượng nghệ thuật, xuyên suốt tác phẩm. =>  lòng nhân ái, vị tha cao cả, còn là biểu tượng của nghệ thuật chân chính – nghệ thuật vì con người.

Bài tập 6: Vào vai Xiu hãy kể lại truyện Chiếc lá cuối cùng

Tôi là Xiu - một họa sĩ trẻ và rất yêu thích công việc hội họa của mình. Dù công việc không mang lại nhiều giá trị vật chất nhưng tôi được sống với niềm mê của mình và tạo ra những tác phẩm nghệ thuật phục vụ cho cuộc sống. Kiệt tác khiến tôi luôn xúc động và không thể nào quên mỗi khi nghĩ đến chính là chiếc lá cuối cùng mà cụ Bơ-men đã vẽ trên bức tường ngoài  cửa sổ nhiều năm về trước.

Tôi sống trong một căn hộ thuê cùng với  một người bạn kém tuổi, đó là Giôn-xi. Cô ấy giống tôi, cũng là một họa sĩ trẻ. Ở tầng bên dưới là phòng của cụ Bơ-men, một họa sĩ nghèo và cả đời cụ mơ ước sẽ vẽ được một kiệt tác nhưng chưa thực hiện được. Tôi vẫn nhớ vào mùa đông năm ấy, Giôn-xi bị mắc căn bệnh sưng phổi, cô ấy mệt mỏi và ốm yếu. Số tiền để chạy chữa bệnh tật đã cạn dần khiến em luôn buồn chán và nghĩ đến cái chết. Nhìn ra bức tường gạch đối diện cửa sổ, Giôn-xi đếm từng chiếc lá còn lại trên cây thường xuân và em tin rằng khi nào chiếc lá cuối cùng rụng hết thì em cũng buông xuôi, lìa đời. Tôi vô cùng lo lắng cho em nhưng không làm thế nào thay đổi được suy nghĩ tiêu cực đó. Khi Giôn-xi ngủ, tôi nhẹ nhàng kéo tầm mành xuống để em ngủ được ngon giấc. Tôi ra hiệu cho cụ Bơ-men sang phòng bên, chúng tôi sợ sệt nhìn ra ngoài cửa sổ, nhìn cây thường xuân và chẳng biết phải nói sao. Cơn mưa lạnh lẽo, dai dẳng ngoài trời vẫn đang rơi, tuyết phủ trắng. Tôi lặng lẽ và tập trung vẽ bức tranh về cụ Bơ-men với chiếc áo sơ mi cũ màu xanh và  đang ngồi đóng vai một tay thợ mỏ già trên cái ấm đun ước lật úp giả làm tảng đá.

Sáng hôm sau, tôi tỉnh dậy sau khi vừa chợp mắt được chừng một tiếng, Giôn-xi đang mở to cặp mắt thẫn thờ nhìn tấm mành màu xanh đã kéo xuống. Em thều thào ra lệnh với tôi:”Kéo nó lên, em muốn nhìn”. Tôi chán nản đưa tay kéo tấm mành lên theo mong muốn của Giôn-xi.

Nhưng cả tôi và Giôn-xi đều vô cùng ngạc nhiên khi nhìn thấy chiếc lá thường xuân bám trên tường gạch. Tôi đã rất lo lắng bởi trận mưa vùi dập, những cơn gió rít kéo dài cả đêm qua sẽ làm rụng hết những chiếc lá thường xuân còn sót lại. Nhưng thật may mắn vẫn còn một chiếc lá, đó là chiếc lá cuối cùng trên cây. Tôi say sưa ngắm nhìn chiếc lá dũng cảm ấy, cuống có màu xanh sẫm, nhưng rìa lá hình răng cưa đã nhuốm màu vàng úa, bám vào cành cây cách mặt đất chừng hai mươi bộ.

Giôn-xi nói với tôi:” Em cứ tưởng là nhất định trong đêm vừa qua nó đã rụng. Đó là chiếc lá cuối cùng. Em nghe thấy gió thổi và hôm nay nó sẽ rụng thôi, cùng lúc đó thì em sẽ chết”.

Tôi cúi khuôn mặt hốc hác của mình xuống gần gối và nói với em gần như van xin:”Em thân yêu, thân yêu! Em hãy nghĩ đến chị nếu em không còn muốn nghĩ đế mình nữa. Chị sẽ làm gì đây?”

Giôn-xi không trả lời tôi, Em có lẽ đang rất cô đơn và tuyệt vọng khi nghĩ đến chuyến đi xa xôi bí ẩn của mình, ý nghĩ ấy giờ đây như choán ngợp lấy tâm trí của cô.

Ngày hôm đó trôi qua, tôi và Giôn-xi vẫn nhìn trông ra chiếc lá thường xuân đơn độc níu vào cái cuống của nó trên tường đơn độc. Đêm hôm đó, gió bấc lại ào ào, trời đã mưa rất to và đập mạnh vào cửa sổ, tôi nghe tiếng mưa rơi lộp độp xuống mặt đất. Khi trời vừa sáng, em lại ra lệnh cho tôi kéo mành lên và nhìn ra cửa sổ trông chờ.

Tôi đang quấy món cháo gà cho em trên lò hơi đốt. Giôn-xi nhìn ra cửa sổ và chiếc lá thường xuân vẫn nằm ở đó. Em ngắm nhìn hồi lâu và gọi tôi với giọng phấn chấn: “Em thật là co bé hư, chị Xiu thân yêu ơi”. Tôi quay lại nhìn và em tiếp tục nói”Có một cái gì đấy đã làm cho chiếc lá cuối cùng vẫn còn đó để cho em thấy rằng mình đã tệ như thế nào. Muốn chết là một tội”. Rồi em nhờ tôi lấy cháo, một chút sữa pha rượu vang đỏ, chiếc giương và nhờ tôi cho em ngồi dậy xem tôi nấu nướng. Sau đó, em nói với tôi về ước mơ sẽ được đến vẽ vịnh Na-plo.

Buổi chiều bác sĩ đến khám và tôi đã kiếm cớ tiễn bác sĩ ra hành lang. Bác sĩ thông báo bệnh tình của Giôn-xi đã  khỏi được năm phần. Tôi rất mừng cho cô ấy nhưng lại biết được tin không vui về cụ Bơ-men đang bị sưng phổi và tình hình rất nguy kịch.

 Ngày hôm sau, bác sĩ thông báo cho tôi rằng Giôn-xi đã qua cơn nguy hiểm và dặn dò tôi chăm sóc chu đáo cho em. Tôi thở phào nhẹ nhõm và tôi đến bên chỗ em ngồi, tâm trạng em đã vui vẻ trở lại. Tôi âu yếm ôm lấy em và kể cho em bí mật về chiếc lá…Hai chị em tôi khóc nức lên, hằng ngày cụ sống âm thầm là thế mà ai biết được ẩn chứa bên trong lại là một trái tim lồng nàn yêu thương, 40 năm mơ ước về kiệt tác mà cụ chưa thực hiện được giờ đây cụ có biết mình đã hoàn thành kiệt tác không?

Giờ đây, cụ Bơ-men đã yên nghỉ ở một thế giới khác. Sự hi sinh của cụ vì sự sống của Giôn-xi và vì nghệ thuật đã tiếp thêm sức mạnh và tình yêu nghề cho hai chị em tôi.

 

Tìm kiếm google: hướng dẫn soạn bài chiếc lá cuối cùng, chiếc lá cuối cùng ngữ văn 8 tập 1, soạn bài chiếc lá cuối cùng ngắn nhất.

Xem thêm các môn học

Soạn văn 8 tập 1 ngắn nhất


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com