Soạn văn 8 ngắn nhất bài: Đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh

Soạn bài: “Đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh” - ngữ văn 8 tập 1 ngắn gọn nhất. Nhằm giúp học sinh giảm bớt thời gian soạn bài nhưng vẫn đảm bảo nắm đủ ý, baivan giới thiệu các em tổ hợp bài soạn cực ngắn, siêu ngắn và ngắn nhất. Từ đó, học sinh có thêm lựa chọn bài soạn phù hợp với của mình. Soạn “Đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh” cực ngắn – baivan.

[toc:ul]

I. Câu hỏi trong bài học:

Bài tập 1: Trang 140 SGK Ngữ văn 8 tập 1

Lập ý và dàn ý cho đề bài: "Giới thiệu chiếc nón lá Việt Nam".

II. Soạn bài siêu  ngắn: Đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh

Bài tập 1: Trang 140 SGK Ngữ văn 8 tập 1

Lập ý và dàn ý cho đề bài: "Giới thiệu chiếc nón lá Việt Nam".

A. Mở bài: Có thể chọn cách mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp sau

  • Cách 1:

o Chiếc nón lá rất thân thuộc với dân tộc ta

o Đi cùng tà áo dài, chiếc nón lá làm tăng thêm vẻ dịu dàng, duyên dáng cho người phụ nữ Việt Nam.

  • Cách 2:

“Sao anh không về thăm quê em

Ngắm em chằm nón buổi đầu tiên

Bàn tay xây lá, tay xuyên nón

Mười sáu vành, mười sáu trăng lên”

( Bài thơ đan nón – Nguyễn Khoa Điềm)

Đã từ lâu chiếc nón lá đã đi vào nhiều bài thơ, bài ca Việt Nam và trở thành biểu tượng của người phụ nữ Việt Nam. Vẻ thanh mảnh, nhẹ nhàng của chiếc nón bài thơ, cùng với tá áo dài bay trong gió đã làm tôn lên vẻ đẹp của người con gái.

B. Thân bài:

1. Nguồn gốc:

  • Chiếc nón lá có lịch sử rất lâu đời. Hình ảnh tiền thân của chiếc nón lá đã được chạm khắc trên trống đồng Ngọc Lữ, thạp đồng Đào Thịch vào khoảng 2500 – 3000 năm trước công nguyên.
  • Từ xa xưa, nón lá đã hiện diện trong đời sống hằng ngày của người Việt Nam.
  • Ở Huế hiện nay có một số làng nghề chằm nón truyền thống như làng Đồng Di (Phú Vang), Dạ Lê (Hương Thủy) đặc biệt là làng nón Phủ Cam (Huế),..
  • Với đặc điểm khí hậu cái nắng chói chang, nắng lắm mưa nhiều tổ tiên ta đã biết lấy lá kết vào nhau để làm vật dụng đội lên đầu để che nắng che mưa.dần dần nó được cải tiến thành những chiếc nón có hình dạng khác nhau.
  • Địa điểm làm nón lá nổi tiếng như: Huế, Quảng Bình, Hà Tây (làng Chuông)...

2. Cấu tạo

a. Nguyên liệu làm nón

  • Để làm được một chiếc nón lá đẹp, người làm nón phải tỉ mỉ từ khâu chọn lá, phơi lá, chọn chỉ đến độ tinh xảo trong từng đường kim mũi chỉ. Lá có thể dùng lá dừa hoặc lá cọ.
  • Lá dừa: để có được lá dừa làm nón phải mua từ trong Nam. 
  • Lá cọ: làm nón bằng lá cọ phải công phu hơn, lá phải non vừa độ, gân lá phải xanh, màu lá phải trắng xanh. 

b. Cách chuốc vành, lên khung nón

  • Với cây mác sắt, người thợ làm nón (thường là đàn ông làm ở khâu này) chuốt từng nan tre sao cho tròn đều và có đường kính rất nhỏ, thường chỉ nhỉnh hơn đường kính que tăm một chút. 
  • Sau đó uốn những nan tre này thành những vòng tròn thật tròn đều và bóng bẩy từ nhỏ đến lớn. 
  • Mỗi cái nón sẽ cần 16 nan tre uốn thành vòng tròn này đặt từ nhỏ đến lớn vào một cái khung bằng gỗ có hình chóp. 
  • Sau đó người thợ sẽ xếp lá lên khung, người xếp lá phải khéo và đều tay không để các phiến lá chồng lên nhau hay xô lệch.

c. Chằm nón

  • Nón được chằm bằng sợi nilông dẻo, dai, săn chắc và phải có màu trắng trong suốt. 
  • Các lá nón không được xộc xệch, đường kim mũi chỉ phải đều tăm tắp. 
  • Khi nón đã chằm hoàn tất người ta đính thêm vào chớp nón một cái “xoài” được làm bằng chỉ bóng láng để làm duyên cho chiếc nón. 
  • Sau đó mới phủ lên nón lớp dầu nhiều lần, phơi đủ nắng để nón vừa đẹp vừa bền.
  • Ở vòng tròn lớn  khoảng nan thứ ba và thứ tư, người thợ sẽ dùng chỉ kết đối xứng hai bên để buộc quai. 

d. Trang trí

  • Nón sau khi thành hình được quét một lớp dầu bóng để tăng độ bền và tính thẩm mỹ (có thể kể thêm trang trí mỹ thuật cho nón nghệ thuật).

3. Công dụng: Giá trị vật chất và giá trị tinh thần.

a. Trong cuộc sống nông thôn ngày xưa:

  • Không chỉ là vật dụng thiết thân, người bạn thủy chung với người lao động dùng để đội đầu che mưa, che nắng khi ra đồng, đi chợ, là chiếc quạt xua đi những giọt mồ hôi dưới nắng hè gay gắt mà còn là vật làm duyên, tăng nét nữ tính của người phụ nữ.
  • Thể hiện nét duyên dáng, dịu dàng của người con gái:

"Qua đình ngả nón trông đình

Đình bao nhiêu nhịp thương mình bấy nhiêu"

• Buổi tan trường, hình ảnh những cô nữ sinh với tà áo trăng tinh khôi, nghiêng nghiêng dưới vành

"Ước mong đôi mắt ấy cười

Nghiêng nghiêng nón lá, ơi người tôi thương

Chiều chiều trống đổ tan trường

Lòng tôi trống giục tiếng thương dậy lòng"

b. Trong cuộc sống công nghiệp hoá - hiện đại hoá ngày nay:

  • Tuy hình ảnh những thiếu nữa trong tà áo dài đội nón đạp xe  ít xuất hiện trong cuộc sống hiện đại, tuy nhiên, hình ảnh chiếc nón vẫn luôn trong tâm trí và cuộc sống người dân Việt Nam
  • Được đội ki đi ra trời mưa, trời nắng, các bà các cô đi chợ…
  • Làm món quà với các khách du lịch, làm quà gửi tặng người thân ở nước ngoài.

Trong các lĩnh vực khác:

o Nghệ thuật: Chiếc nón lá đã đi vào thơ ca nhạc hoạ, điển hình như chiếc nón bài thơ xứ Huế.

o Người VN có một điệu múa lá "Múa nón" rất duyên dáng.

4. Cách sử dụng và bảo quản

  • Nón sử dụng để đội đầu, không để nón va đập mạnh với các vật sắc, nhọn, cứng sẽ gây biến dạng, nhanh hỏng.
  • Không để nón dưới ánh nắng mặt trời lâu ngày hoặc gần bếp đun nấu có sức nóng cao. Sau khi sử dụng nên cất ở chỗ có bóng râm mát, khô ráo
  • Thường xuyên kiểm tra các đường khâu, vành nón, tránh bị bong hỏng.

C. Kết bài:

  • Khẳng định giá trị của chiếc nón
  • Chiếc nón gắn với đời sống hàng ngày và đời sống tinh thần của người Việt.
  • Chiếc nón lá là biểu tượng của phụ nữ Việt Nam, là một sản phẩm truyền thống và phổ biến trên khắp mọi miền đất nước.

III. Soạn bài ngắn nhất: Đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh

Bài tập 1: Lập ý và dàn ý cho đề bài: "Giới thiệu chiếc nón lá Việt Nam".

A. Mở bài: 2 cách mở bài

- Trực tiếp: Chiếc nón lá rất thân thuộc với dân tộc ta. Đi cùng tà áo dài, chiếc nón lá làm tăng thêm vẻ dịu dàng, duyên dáng cho người phụ nữ Việt Nam.

- Gián tiếp:

“Sao anh không về thăm quê em

Ngắm em chằm nón buổi đầu tiên

Bàn tay xây lá, tay xuyên nón

Mười sáu vành, mười sáu trăng lên”

( Bài thơ đan nón – Nguyễn Khoa Điềm)

Đã từ lâu chiếc nón lá đã đi vào nhiều bài thơ, bài ca Việt Nam và trở thành biểu tượng của người phụ nữ Việt Nam. Vẻ thanh mảnh, nhẹ nhàng của chiếc nón bài thơ, cùng với tá áo dài bay trong gió đã làm tôn lên vẻ đẹp của người con gái.

B. Thân bài:

1. Nguồn gốc:

- Hình ảnh tiền thân của chiếc nón lá đã được chạm khắc trên trống đồng Ngọc Lữ, thạp đồng Đào Thịch vào khoảng 2500 – 3000 năm trước công nguyên.=>lịch sử rất lâu đời. 

- Từ xa xưa, nón lá đã hiện diện trong đời sống hằng ngày của người Việt Nam.

- Ở Huế hiện nay có một số làng nghề: Đồng Di (Phú Vang), Dạ Lê (Hương Thủy) đặc biệt là làng nón Phủ Cam (Huế),..

- Với đặc điểm khí hậu nắng mưa tổ tiên ta đã biết lấy lá kết vào nhau để làm vật dụng đội lên đầu để che nắng che mưa => cải tiến thành những chiếc nón có hình dạng khác nhau.

- Địa điểm làm nón lá nổi tiếng như: Huế, Quảng Bình, Hà Tây (làng Chuông)...

2. Cấu tạo

a. Nguyên liệu

- Để làm được một chiếc nón lá đẹp, người làm nón phải tỉ mỉ từ khâu chọn lá, phơi lá, có thể dùng lá dừa hoặc lá cọ.

- Lá dừa => làm nón phải mua từ trong Nam. 

- Lá cọ => phải non vừa độ, gân lá phải xanh, màu lá phải trắng xanh. 

b. Cách chuốc vành, lên khung nón

- Người thợ làm nón (thường là đàn ông) với cây mác sắt chuốt từng nan tre sao cho tròn đều, đường kính rất nhỏ, thường chỉ nhỉnh hơn đường kính que tăm một chút. 

- Uốn những nan tre này => vòng tròn thật tròn đều và bóng bẩy từ nhỏ đến lớn. 

- Cần 16 nan tre uốn thành vòng tròn này đặt từ nhỏ đến lớn vào một cái khung bằng gỗ có hình chóp. 

- Xếp lá lên khung phải khéo và đều tay không để các phiến lá chồng lên nhau hay xô lệch.

c. Chằm nón

- Nón được chằm bằng sợi nilông dẻo, dai, săn chắc và phải có màu trắng trong suốt. 

- Lá nón không được xộc xệch, đường kim mũi chỉ phải đều. 

- Chằm hoàn tất => đính thêm vào chớp nón một cái “xoài” được làm bằng chỉ bóng láng để làm duyên cho chiếc nón. 

- Sau đó phủ lên nón lớp dầu nhiều lần, phơi đủ nắng để nón vừa đẹp vừa bền.

- Ở vòng tròn lớn  khoảng nan thứ ba và thứ tư,  dùng chỉ kết đối xứng hai bên để buộc quai. 

d. Trang trí: Nón sau khi thành hình được quét một lớp dầu bóng để tăng độ bền và tính thẩm mỹ (có thể kể thêm trang trí mỹ thuật cho nón nghệ thuật).

3. Công dụng: Giá trị vật chất và giá trị tinh thần.

a. Trong cuộc sống nông thôn ngày xưa:

  • Không chỉ là vật dụng thiết thân, người bạn thủy chung với người lao động.
  • Thể hiện nét duyên dáng, dịu dàng của người con gái “Qua đình ngả nón trông đình / Đình bao nhiêu nhịp thương mình bấy nhiêu”
  • Hình ảnh những cô nữ sinh với tà áo trăng tinh khôi, nghiêng nghiêng dưới vành

                     Ước mong đôi mắt ấy cười

                   Nghiêng nghiêng nón lá, ơi người tôi thương

                   Chiều chiều trống đổ tan trường

Lòng tôi trống giục tiếng thương dậy lòng

b. Trong cuộc sống công nghiệp hoá - hiện đại hoá ngày nay:

- Được đội ki đi ra trời mưa, trời nắng, các bà các cô đi chợ…

- Làm món quà với các khách du lịch.

- Nghệ thuật: Chiếc nón lá đã đi vào thơ ca nhạc hoạ (bài thơ xứ Huế.)

- Người VN có một điệu múa lá "Múa nón" rất duyên dáng.

4. Cách sử dụng và bảo quản

- Đội đầu, không để nón va đập mạnh với các vật sắc, nhọn, cứng.

- Không để nón dưới ánh nắng mặt trời lâu ngày hoặc gần bếp đun nấu có sức nóng cao, cất ở chỗ có bóng râm mát, khô ráo

- Thường xuyên kiểm tra các đường khâu, vành nón, tránh bị bong hỏng.

C. Kết bài:

  • Đề cao giá trị của chiếc nón
  • Gắn với đời sống hàng ngày và đời sống tinh thần của người Việt.
  • Biểu tượng của phụ nữ Việt Nam, là một sản phẩm truyền thống và phổ biến trên khắp mọi miền đất nước.

IV. Soạn bài cực ngắn: Đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh

Bài tập 1: Lập ý và dàn ý cho đề bài: "Giới thiệu chiếc nón lá Việt Nam".

Mở bài: 2 cách mở bài

  •  Gián tiếp:

“Sao anh không về thăm quê em

Ngắm em chằm nón buổi đầu tiên

Bàn tay xây lá, tay xuyên nón

Mười sáu vành, mười sáu trăng lên”

( Bài thơ đan nón – Nguyễn Khoa Điềm)

Từ lâu chiếc nón lá đã đi vào nhiều bài thơ, bài ca Việt Nam và trở thành biểu tượng của người phụ nữ Việt Nam. Vẻ thanh mảnh, nhẹ nhàng của chiếc nón bài thơ, cùng với tá áo dài bay trong gió đã làm tôn lên vẻ đẹp của người con gái.

  • Trực tiếp: Chiếc nón lá rất thân thuộc với dân tộc ta. Đi cùng tà áo dài, chiếc nón lá làm tăng thêm vẻ dịu dàng, duyên dáng cho người phụ nữ Việt Nam.

 Thân bài:

1. Nguồn gốc:

- Hình ảnh tiền thân của chiếc nón lá đã được chạm khắc trên trống đồng Ngọc Lữ, thạp đồng Đào Thịch vào khoảng 2500 – 3000 năm trước công nguyên. Có từ rất lâu đời. 

- Từ xa xưa, đã hiện diện trong đời sống hằng ngày của người Việt Nam.

- Đồng Di (Phú Vang), Dạ Lê (Hương Thủy) đặc biệt là làng nón Phủ Cam (Huế),.. là các làng nghề làm nón ở Huế.

- Địa điểm làm nón lá nổi tiếng như: Huế, Quảng Bình, Hà Tây (làng Chuông)...

2. Cấu tạo

a. Nguyên liệu

1) Một chiếc nón lá đẹp, phải tỉ mỉ từ khâu chọn lá, phơi lá, có thể dùng lá dừa hoặc lá cọ.

2) Lá dừa => làm nón phải mua từ trong Nam. 

3) Lá cọ => phải non vừa độ, gân lá phải xanh, màu lá phải trắng xanh. 

b. Cách chuốc vành, lên khung nón

- Người thợ làm nón với cây mác sắt chuốt từng nan tre sao cho tròn đều, đường kính nhỏ.

- Uốn những nan tre thành vòng thật tròn đều.

- Cần 16 nan tre uốn thành vòng tròn đặt vào một cái khung bằng gỗ hình chóp. 

- Xếp lá phải khéo và đều tay, không để các phiến lá chồng lên nhau hay xô lệch.

c. Chằm nón

- Chằm bằng sợi nilông dẻo, dai, săn chắc, có màu trắng trong suốt. 

- Đường kim mũi chỉ phải đều, lá nón không được xộc xệch.

- Đính thêm vào chớp nón một cái “xoài” được làm bằng chỉ bóng láng => duyên cho nón. 

- Phủ lên nón lớp dầu nhiều lần, phơi đủ nắng để nón vừa đẹp vừa bền.

- Khoảng nan thứ ba và thứ tư ở vòng tròn lớn, dùng chỉ kết đối xứng hai bên để buộc quai. 

d. Trang trí: Nón sau khi thành hình được quét một lớp dầu bóng để tăng độ bền và tính thẩm mỹ.

3. Công dụng: a. Trong cuộc sống nông thôn ngày xưa:

• Không chỉ là vật dụng thiết thân, người bạn thủy chung với người lao động. Nét duyên dáng, dịu dàng của người con gái

“Qua đình ngả nón trông đình.

Đình bao nhiêu nhịp thương mình bấy nhiêu”

b. Trong cuộc sống công nghiệp hoá - hiện đại hoá ngày nay:

- Được đội khi đi ra trời mưa, trời nắng, các bà các cô đi chợ…

- Món quà với các khách du lịch.

- Chiếc nón lá đã đi vào thơ ca nhạc hoạ (bài thơ xứ Huế.)

- Điệu múa lá "Múa nón" của người Việt Nam rất duyên dáng.

4. Cách sử dụng và bảo quản

- Đội đầu, không để nón va đập mạnh với các vật sắc, nhọn, cứng. Không để nón dưới ánh nắng mặt trời lâu ngày hoặc gần bếp đun nấu có sức nóng cao, cất ở chỗ có bóng râm mát, khô ráo. Thường xuyên kiểm tra các đường khâu, vành nón, tránh bị bong hỏng.

 Kết bài: Nếu giá trị của chiếc nón. Chiếc nón gắn với đời sống hàng ngày và đời sống tinh thần của người Việt. Biểu tượng của phụ nữ Việt Nam, là một sản phẩm truyền thống và phổ biến trên khắp mọi miền đất nước.

 

Tìm kiếm google: soạn bài siêu ngắn Đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh ,hướng dẫn trả lời câu hỏi bài Đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh ngữ văn 8 tập 1, Đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh ngữ văn 8 tập 1.

Xem thêm các môn học

Soạn văn 8 tập 1 ngắn nhất


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com