Soạn văn 8 ngắn nhất bài: Lão Hạc

Soạn bài: “Lão Hạc” - ngữ văn 8 tập 1 ngắn gọn nhất. Nhằm giúp học sinh giảm bớt thời gian soạn bài nhưng vẫn đảm bảo nắm đủ ý, baivan giới thiệu các em tổ hợp bài soạn cực ngắn, siêu ngắn và ngắn nhất. Từ đó, học sinh có thêm lựa chọn bài soạn phù hợp với của mình. Soạn “Lão Hạc” cực ngắn – baivan.

[toc:ul]

I. Câu hỏi trong bài học

Câu 1: (Trang 48 SGK) Phân tích diễn biến tâm trạng của lão Hạc xung quanh việc bán chó. Qua đó, em thấy lão Hạc là người như thế nào?

Câu 2: (Trang 48 SGK) Em hiểu như thế nào về nguyên nhân cái chết của lão Hạc? Qua những điều lão Hạc thu xếp nhờ cậy ông giáo rồi sau đó tìm đến cái chết, em suy nghĩ gì về tình cảnh và tính cách của lão Hạc?

Câu 3: (Trang 48 SGK) Em thấy thái độ, tình cảm của nhân vật “tôi” đối với lão Hạc như thế nào?

Câu 4: (Trang 48 SGK)  Khi nghe Binh Tư cho biết lão Hạc xin hắn bả để bắt một con chó hàng xóm, nhân vật “tôi” cảm thấy “cuộc đời quả thật... đáng buồn", nhưng khi chứng kiến cái chết của lão Hạc, “tôi” lại nghĩ : “Không ! Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn, hay vẫn đáng buồn nhưng lại đáng buồn theo một nghĩa khác”. Ý nghĩa của nhân vật “tôi” như thế nào?

Câu 5: (Trang 48 SGK)  Theo em, cái hay của truyện thể hiện rõ nhất ở những điểm nào ? Việc tạo dựng tình huống truyện bất ngờ có tác dụng như thế nào? Cách xây dựng nhân vật có gì đặc sắc ? Việc truyện được kể bằng lời của nhân vật “tôi” (ngôi thứ nhất) có hiệu quả nghệ thuật gì?

Câu 6: (Trang 48 SGK) Em hiểu thế nào về nhân vật “tôi” qua đoạn trích: “Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố gắng mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bí Ổi... toàn những cái cớ để cho ta tàn nhẫn, không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương: không bao giờ ta thương...".

Câu 7: (Trang 48 SGK) Qua đoạn trích Tức nước vỡ bờ và truyện ngắn Lão Hạc, em hiểu thế nào về cuộc đời và tính cách của người nông dân trong xã hội cũ?

Phần tham khảo, mở rộng

Bài tập 1: Từ diến biến tâm lý của lão Hạc trong tác phẩm “Lão Hạc” của Nam Cao hãy làm rõ vẻ đẹp con người dưới xã hội cũ. 

Bài tập 2: Giá trị nội dung và nghệ thuật truyện ngắn Lão Hạc

Bài tập 3:  Suy nghĩ của em về cách kết thúc của câu chuyện? Tại sao lão Hạc phải chọn cái chết bi thảm là ăn bả chó

Bài tập 4: Viết đoạn văn nêu cảm nhận về nhân vật lão Hạc

Bài tập 5:  Phân tích nhân vật ông giáo trong truyện ngắn Lão Hạc

Bài tập 6: Thuyết minh về tác phẩm Lão Hạc của Nam Cao

II. Soạn bài ngắn nhất: Lão Hạc

Câu 1: Diễn biến tâm trạng của lão Hạc khi bán cậu vàng:

  • Dằn vặt đau khổ.
  • Tâm trạng vô cùng đau đớn, đến nỗi ông giáo thương lão quá “muốn ôm chầm lấy lão mà òa lên khóc”.
  • Khi nhắc đến việc cậu Vàng bị lừa rồi bị bắt,  không còn nén nỗi đau đớn cứ dội lên: “Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra... Lão hu hu khóc”.
  •  Lão Hạc đau đớn đến không phải chỉ vì quá thương con chó, mà còn vì lão không thể tha thứ cho mình vì đã nỡ lừa con chó trung thành của lão.

=> Lão Hạc là một con người giàu lòng tự trọng; là người cha nhún hậu, thương yêu con sâu sắc.

Câu 2: Tình cảnh túng quẫn, đói khổ ngày càng đe dọa lão Hạc và đấy lão vào con đường chết, tìm một lối thoát cuối cùng.

- Lão Hạc cũng là người đầy khí tiết, có lòng tự trọng. Thà chịu đói, chịu chết chứ không nhờ người khác. Với cái chết đau đớn dữ dội mà lão Hạc tự chọn, lão Hạc đã thể hiện một khí tiết cao quý, có ý thức nhân phẩm rất cao. Lão Hạc là con người “đói cho sạch, rách cho thơm”, “chết vinh hơn sống nhục”, là con người coi trọng nhân phẩm hơn cả cuộc sống.

Câu 3: Thái độ và tình cảm của nhân vật “tôi” đối với lão Hạc diễn biến đa dạng theo tình huống của tác phẩm: từ dửng dưng đến cảm thông, thoáng buồn và nghi ngờ, kính trọng.

Câu 4: Chi tiết lão Hạc xin bả chó của Binh Tư - một người có nghề ăn trộm, là một chi tiết nghộ thuật quan trọng, nó có ý nghĩa “đánh lừa” độc giả, chuyển ý nghĩ từ tốt đẹp của ông giáo về lão Hạc sang hướng ngược lại. Lão Hạc không chỉ là câu chuyện bi thảm về số phận con người mà còn là câu chuyện đầy xúc động về một nhân cách cao quý, những con người lương thiện như lão Hạc không có đất sống, cái giá của người gìn giữ nhân cách đã được nhà văn thế hiện một cách thành công.

Câu 5: Nghệ thuật xây dựng nhân vật chủ yếu là qua nhân vật lão Hạc, tạo vẻ bề ngoài cho lão Hạc dường như lẩm cẩm, gàn dở, đôi lúc bị nghi ngờ là phường “đâm heo thuốc chó” nữa nhưng bên trong lão lại là một người có vẻ đẹp tâm hồn cao quý, đáng kính trọng. 

  • Nhà văn dựng truyện chân thực và sinh động. Ông dẫn người đọc vào mạch truyện đầy khéo léo, bất ngờ. Càng lúc truyện càng căng thẳng qua đó, bộc lộ tính cách và tâm lí nhân vật qua từng sự kiện trong truyện.
  • Truyện được viết với nghệ thuật ngôn ngữ cô đọng. Nét nối bật là ngôn ngữ đối thoại và độc thoại đầy chất trữ tình mang cả tình cảm, suy nghĩ, tâm trạng của nhân vật.
  • Nghệ thuật kể chuyện: Câu chuyện được kể theo lời dẫn của nhân vật “tôi” (ông giáo) - người tham gia trong câu chuyện và chứng kiến sự việc diễn ra. Điều này làm cho câu chuyên thêm chân thật, gần gũi với người đọc, việc dẫn dắt câu chuyên tự nhiên, linh hoạt hơn. 

Câu 6:  Suy nghĩ của ông giáo thể hiện cách nhìn nhận người nông dân của nhà văn Nam Cao. 

=> chúng ta phải nhìn nhận và đánh giá bằng đôi mắt của tình thương và lòng tin mới thấy hết được bản chất tôt đẹp cùa họ. Tác giả đã đặt mình vào hoàn cảnh của nhân vật để cảm thông và thấu hiểu những tâm trạng họ phải trải qua.  

Câu 7: Từ đoạn trích Tức nước vờ bờ và truyện ngắn Lão Hạc, người đọc thấy được tình cảnh túng quẫn, nghèo khổ cùng đường của tầng lớp nông bần cùng trong xã hội thực dân nửa phong kiến.

  • Nói về cuộc đời: nghiệt ngã, thương tâm, nghèo khổ, bần cùng
  • Nói về tính cách: vẻ đẹp tâm hồn cao quý, lòng nhân hậu, sự hi sinh với người thân như thế nào

* Tức nước vỡ bờ: sự nhẫn nhịn sự hi sinh vì chồng con và cũng là sức mạnh phản kháng của con người khi bị đẩy đến bước đường cùng.

* Lão Hạc: ý thức về nhân cách, về lòng tự trọng trong nghèo nàn, khổ cực.

=> chị Dậu là sức mạnh cua tình thương yêu, của tiềm năng phản kháng, lão Hạc là vẻ đẹp của nhân cách, 

Phần tham khảo, mở rộng

Bài tập 1: Từ diễn biến tâm lý của lão Hạc trong tác phẩm “Lão Hạc” của Nam Cao hãy làm rõ vẻ đẹp con người dưới xã hội cũ. 

Ai đó đã từng nói: “Văn chương có hai loại, một loại đáng thờ và một loại không đáng thờ. Loại đáng thờ là loại chú ở văn chương, loại đáng thờ là loại chú ở con người”. Loại văn chương đáng tôn thờ đó có thể nói chính là ngòi bút của Nam Cao được bộc lộ qua diễn biến tâm lý lão Hạc trong tác phẩm “Lão Hạc”.

Lão hạc là người nông dân nghèo, vợ mất sớm, con trai cũng vì nghèo không đủ tiền cưới vợ nên bỏ đi làm ở đồn điền cao su. Một mình lão sống trong căn nhà có mảnh vườn vợ để lại cho con trai, lão có một con chó cũng là tín vật do con trai để lại, lão đã âu yếm gọi nó là cậu Vàng. Nam Cao khi viết về lão hạc như đã gửi gắm hồn mình trong đó, đã “khơi những nguồn chưa ai khơi” để rồi từ hình ảnh lão hạc người đọc đã nhìn thấy vẻ đẹp bị che đi sau những đấu tranh, sau sự nghèo đói và vất vả đó nay được mở ra, không cần dày công tìm kiếm. Để thấy được vẻ đẹp của lão hạc ta đi từ diễn biến tâm lý của lão qua đoạn trích “Lão hạc”.

Vẻ đẹp của lão hạc bộc lộ qua tình yêu thương với con vật mà mình nuôi, lão âu yếm gọi con chó mà con trai mua là “cậu Vàng” như người mẹ hiếm con gọi đứa con cầu tự. Dù không có gì ăn lão vẫn cho con chó ăn đầy đủ, lão đã nhiều lần quyết định bán con chó vì càng tiêu càng sợ vào tiền của con nhưng rồi lần lữa mãi lão mới chịu bán. Đoạn lão hạc qua nhà ông giáo kể lại quá trình bán chó đã diễn tả được đỉnh cao của sự đau khổ, như vừa làm một việc ác nào đó để mất đi thứ quý giá của mình: “ Lão cố tỏ ra vui vẻ, nhưng cái miệng lão cười như mếu và đôi mắt ầng ậc nước” một tình thương rất lớn mà lão hạc đã dành cho cậu Vàng, bán cậu vàng rồi trong lòng lão là bao nhiêu ân hận khi “đi lừa một con chó” lão thấy như con vật ấy đang trách móc lão, lão hu hu khóc như con nít. Ngôn từ của nhà văn khi nói về câu nói của lão hạc “ cậu Vàng đi đời rồi ông giáo ạ”; một cách nói vô cùng âu yếm và thương cảm, như thể đang nói về đứa con của mình. Giữa những ngày tháng đói nghèo đến cùng cực, lão hạc vẫn yêu thương cậu Vàng như máu thịt của mình, có lẽ lão đã chẳng coi nó là một con chó; mà đối với lão nó là một đứa con, một người bạn tâm giao cùng lão chia sẻ bao vui buồn bao cô đơn. Tình thương ấy như thoát ra khỏi cái bần hàn, cái đói khổ, lúc mà người ta giành nhau để mưu sinh, đè lên nhau mà sống, sống bằng trộm cướp như Binh Tư, đánh nhau, rạch mặt như Chí Phèo, bán chó bán con như chị Dậu…Ấy thế mà lão hạc lần lữa mãi mới bán con chó, bán rồi lão buồn tủi, đau đớn, giận chính bản thân mình. Tình người đẹp đến thế toát lên từ lão hạc như là niềm tin cho những con người sống trong khổ cực.

Trong suốt đoạn trích không hiện lên nhiều hình ảnh người con trai, nhưng trong mỗi câu mỗi từ mà lão hạc nói lại luôn thấy người con trai trong đó, lão hạc thương con mà không dám tiêu đồng nào của con “cụ thà chết chứ không chịu bán đi một sào” xuyên suốt tác phẩm lão hạc đều lo nghĩ cho con trai, mong nhớ nó, đợi chờ từng lá thư của con “Thằng cháu nhà tôi, đến một năm nay, chẳng thấy giấy má gì”. Lão thương con vì nghèo mà không lấy được vợ nên lão quyết không lấy một đồng nào của con để tiêu xài. Lão chỉ chăm chăm kiếm tiền cho con, lão trồng hoa màu được đồng nào lại dè sẻn để dành cho con, lão chắc mẩm thế nào đến lúc con lão về, lão cũng có được một trăm đồng bạc, khi lão ốm tiêu tốn hết tiền thuốc lão lo lắng và nghĩ cách để không đụng vào tiền cưới vợ của con, lão bán chó, kiếm được cái gì ăn cái nấy rồi lão tự tử chỉ để không bòn thêm đồng nào của con nữa. Tình thương của người cha dành cho con giữa những tháng ngày đói khổ ấy, không phải để được tồn tại mà bán đi đất của con, người cha ấy với những nghĩa cử cao đẹp đã làm cho bức tranh về người nông dân trong xã hội cũ khoác lên mình những chiếc áo mới, chiếc áo của tình yêu thương sáng rực trong đêm đen của xã hội cũ.

Diễn biến tâm lý của lão hạc còn được bộc lộ qua việc lão chuẩn bị để đến với cái chết ra sao, lão tin tưởng ông giáo là người có học thức nên lão viết văn tự nhượng cho ông giáo để sau này ông giáo sẽ giao lại cho con ông mà không ai có thể dòm ngó đến. Lão còn chuẩn bị tiền ma chay cho chính mình để khỏi làm liên lụy đến hàng xóm láng giềng. Rồi lão chết, một cái chết đau đớn nhưng có lẽ lão sẽ không bao giờ hối hận “Lão Hạc đang vật vã ở trên giường, đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, hai mắt long sòng sọc”. Lão mất hai giờ vật lộn trên giường rồi mới chết. Cái chết để giữ gìn của cải cho con, cũng là cái chết đầy lòng tự trọng khi không muốn xóm giềng bị liên lụy, cái chết ấy có lẽ cũng là cái chết giải thoát cho cuộc đời của lão- một cuộc đời khổ đau bần hàn nhưng lương thiện.

Như vậy, lão Hạc chết đi nhưng có lẽ lão đã bất tử trong lòng người bởi tấm lòng lương thiện của mình. Từ hình ảnh của lão Hạc, người ta thấy giữa cái đêm đen u ám với bao khổ đau của xã hội cũ, ta thấy ngoài những mảnh đời bị tha hóa như Chí Phèo; vì tiền siêu thuế của chồng và gia đình mà phải dứt ruột bán con như chị Dậu; vì tham lam mà hạnh phúc trước cái chết của người thân như những người trong gia đình “Hạnh phúc của một tang gia” thì lão Hạc nổi lên, như ánh sao đêm giữa bầu trời bon chen cực khổ mà nhất quyết không làm một hành động trái lương tâm nào, lão chọn cái chết để giải thoát cho tất cả mọi chuyện mà không ảnh hưởng cuộc sống của con trai- người thân duy nhất của lão.

Câu chuyện về “Lão Hạc” là câu chuyện về lòng người, một nhân cách đẹp sáng lên giữa cái đói khổ; cái đói khổ ấy không hề đến nước cùng rồi cũng làm liều như ai hết, mà nó cứ tinh khiết, cứ trong sạch và đầy lòng tự trọng. Ngòi bút nhân đạo của Nam Cao đã vẽ lên trước mắt ta một bức tranh thật đẹp về lòng người trong gian khó vẫn không hề thay đổi, không để cái đói cái khó đè lên nhân cách của mình, con người trong xã hội cũ dù bị tước đi mọi thứ, cướp đi cái ăn cái mặc, cướp đi hạnh phúc thì cũng không bao giờ cướp được nhân cách của họ.

Bài tập 2: Giá trị nội dung và nghệ thuật truyện ngắn Lão Hạc

Nghệ thuật:

  • Ngôi kể thứ nhất.
  • Nghệ thuật phân tích tâm lí già dặn, kể chuyện chân thực, màu sắc trữ tình đan xen triết lí sâu sắc.
  • Xây dựng được nhân vật có tính cá thể hóa cao

Nội dung:

  • Phản ánh hiện thực số phận người nông dân nghèo túng, không có lối thoát => tấm lòng yêu thương, trân trọng đối với người nông dân trong xã hội của nhà văn.
  • Cảm thông, trân trọng, ngợi ca vẻ đẹp tiềm ẩn của người nông dân trong cảnh khốn cùng vẫn giàu lòng tự trọng.

Bài tập 3:  Suy nghĩ của em về cách kết thúc của câu chuyện? Tại sao lão Hạc phải chọn cái chết bi thảm là ăn bả chó

- Có thể nói, cách kết thúc truyện mang màu sắc bi kịch của Nam Cao đã gây ra sự bất ngờ không chỉ với thế giới nhân vật trong truyện mà còn gây ấn tượng mạnh cho người đọc. 

- Chi tiết cái chết của lão Hạc đã góp phần tạo nên đặc sắc nghệ thuật cho truyện. 

- Đó là cái chết khiến người đọc thêm xót xa trước thân phận của con người, kính trọng những nhân cách cao đẹp như lão Hạc.

Bài tập 4: Viết đoạn văn nêu cảm nhận về nhân vật lão Hạc

Nhân vật lão Hạc đã để lại trong lòng người đọc bao nỗi xót thương về một con người dù sống trong hoàn cảnh nghèo khó, túng quẫn nhưng vẫn giữ tấm lòng trong sạch đáng quý. Ông là một lão nông nghèo khổ, tài sản của ông chỉ có ba sào vườn, một túp lều và một con chó vàng. Hoàn cảnh của ông thật bất hạnh, vợ mất sớm từ lâu, một mình ông “gà trống nuôi con” nhưng vì không đủ tiền cưới vợ cho con nên con trai ông phẫn uất bỏ đi đồn điền cao su biền biệt. Đó là nỗi đau khiến ông luôn day dứt khi không thể lo cho con cuộc sống đầy đủ. Do đó, từ ngày con đi, lão tích cóp dành dụm và cố gắng giữ trọn mảnh vườn để khi về con trai có tiền lấy vợ. Vắng con, ông chỉ có cậu Vàng làm bạn, ông coi nó như người bạn thân thiết, như con cháu của mình. Ông trò chuyện, mắng yêu nó, nói với nó như nói với một đứa bé. Nhưng trận ốm yếu kéo dài cùng trận bão to đã khiến cuộc sống của ông càng lúc khó khăn. Lão không nuôi nổi nó nữa và sợ phải tiêu lạm vào số tiền dành dụm cho con. Đó là nỗi đau đớn của lão. Bởi vậy lão cứ đắn đo, do dự mãi khi quyết định bán chó, lão khóc mà  “đôi mắt ầng ậc nước”. Cả đời sống trung thực, lương thiện mà giờ đây ông phải lừa dối,  ông thấy lương tâm đau nhói khi nhìn ra trong đôi mắt con chó bất ngờ bị trói có cái nhìn trách móc. Bằng ngòi bút miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế, Nam Cao đã diễn tả được nỗi khổ tâm, dằn vặt, niềm xót thương của lão Hạc với cậu Vàng lên đế tột độ. Phải là người có trái tim vô cùng nhân hậu thì con người mới có tâm trạng đau đớn đến thế, mới cảm thấy có lỗi với một con chó đến mức như vậy. Cũng chính bởi sự hối hận đó, lão đã chọn cho mình cái kết cái kết bi thảm: ăn một liều bả chó để tự tử, đó là cái chết dữ dội và thê thảm. Lão có quyền chọn cho mình cách kết thúc nhẹ nhàng hơn thế nhưng lão đã chọn cách đau đớn này, phải chăng vì những dằn vặt khi lão lừa bán cậu Vàng. Câu chuyện khép lại nhưng mở ra trong lòng người đọc bao nỗi xót thương. Trong cảnh đời nghèo khó, bất hạnh ấy ta lại thấy lấp lánh những nét đẹp trong nhân cách lão Hạc: một người cha hết lòng vì con, sẵn sàng chấp nhận cái chết để hi sinh cho con; một người nông dân dù đến bước đường cùng vẫn giữ trọn nhân cách của mình “chết trong còn hơn sống đục”.

Bài tập 5:  Phân tích nhân vật ông giáo trong truyện ngắn Lão Hạc

Trong truyện ngắn Lão Hạc, ta bắt gặp những con người với số phận bất hạnh nhưng ở họ vẫn toát lên tấm lòng và nhân cách cao đẹp, chứa chan tình yêu thương con người. Nhân vật ông giáo đã để lại trong tâm trí chúng ta ấn tượng về một người tri thức nghèo trong xã hội.

Nhân vật ông giáo vừa đóng vai trò dẫn dắt câu chuyện, vừa làm người tham gia vào câu chuyện của nhân vật chính, qua đó thể hiện những suy nghĩ, tâm tư của bản thân ông trước những bão giông của cuộc đời. Không rõ tên họ là gì, nhưng hai tiếng “Ông giáo” đã toát lên vị thế của ông – một con người nhiều chữ nghĩa và khiến mọi người đều nể trọng. Lão Hạc mỗi khi nói về ông giáo đều thể hiện sự cung kính, trọng vọng nhưng cũng thể hiện sự tin tưởng, thân tình “Cậu Vàng đi đời rồi ông giáo ạ!”; “Vâng ông giáo dạy phải...”

Ông giáo có một hoàn cảnh sống đầy những khó khăn. Tuổi trẻ bôn ba, ông từng vào Sài Gòn với niềm tin và khát khao cao đẹp nhưng cuộc sống không phải là ước mơ màu hồng với người tri thức nghèo khó. Sau một trận ốm nặng ở Sài Gòn về quần áo bán gần hết, chỉ còn một va li sách. Nếu lão Hạc quí cậu Vàng bao nhiêu thì ông giáo quí những quyển sách của mình bấy nhiêu. Cái nghèo cứ đeo đẳng mãi. Thế nhưng, giữa những biến chuyển đầy khổ đau trong cuộc đời, ông vẫn giữ cho mình nhân cách cao đẹp và là người có trái tim nhân hậu đáng quý. Trở về làng, ông là chỗ dựa tinh thần, là niềm an ủi cho lão Hạc. Ông giáo luôn cảm thông với hoàn cảnh của người cha nghèo, cô đơn và tội nghiệp. Ông giáo là nơi để lão Hạc san sẻ mọi niềm vui, nỗi buồn. Khi lão Hạc rơi vào tình trạng khố khổ, ông giáo đã ngấm ngầm giúp đỡ cho lão, dù gia đình ông cũng rất khó khăn. Ông giáo cũng là chỗ tin tưởng để lão hạc gửi gắm số tiền ít ỏi, lão dành dụm để để khi lão chết không phải phiền đến hàng xóm. Có lẽ những đồng cảm về khó khăn trong cuộc sống đã xích họ lại gần nhau hơn, cảm thông hơn. Một tình bạn giữa những con người khố khổ thật  ấm áp tình người.

Nếu như nhân vật người nông dân trong sáng tác của Nam Cao chịu những nỗi khổ về vật chất, họ bị đẩy vào bước đường của cái đói, cái nghèo thì những nhân vật tri thức trong trang văn của ông còn là những dằn vặt, đau đớn về tinh thần. Họ luôn phải trăn trở trong những suy nghĩ. Chứng kiến cuộc sống của lão Hạc ngày càng khốn khó, bi thương, ông giáo đã phải thốt lên: “Cuộc đời quả thật cứ mỗi ngày trôi qua thật đáng buồn”. Khi biết lão Hạc xin bả chó của Binh Tư, ông càng buồn hơn, phải chăng bản năng đã chiến thắng nhân tính con người. Nhưng trước cái chết của lão Hạc, ông cảm thấy cuộc đời không hẳn đáng buồn. Cái chết ấy đã chứng minh cho tấm lòng trong sạch, của lòng tự trong trước bờ vực của sự tha hóa. Ông giáo ngỡ ngàng nhận thấy cuộc đời vẫn buồn theo một nghĩa khác, một người tốt như lão Hạc nhưng cuối cùng vẫn phải tìm đến cái chết để giải thoát cho mình.. Trước cái chết dữ dội của lão Hạc, ông giáo xót xa, khẽ cất lời than trước vong linh người láng giềng hiền lành, tội nghiệp: “Lão Hạc ơi! Lão Hạc ơi! Lão hãy yên lòng mà nhắm mắt! Lão đừng lo gì cho cái vườn của lão. Tôi sẽ cố giữ gìn cho lão…” Ông cảm thấy bất lực trước những đau thương mà chính ông và cà lão Hạc phải chịu đựng.

Bằng ngòi phút miêu tả tâm lí nhân vật vô cùng sâu sắc và tinh tế, Nam Cao đã khắc họa thành công những diễn biến trong tâm trạng của ông giáo. Có thể coi hình tượng ông giáo chính là hình bóng của nhà văn Nam Cao. Thông qua nhân vật ông giáo, người đọc như hiểu hơn về cuộc đời và số phận của lão Hạc, góp phần tô đậm giá trị nhân đạo của truyện ngắn thấm đượm tình người.

Bài tập 6: Thuyết minh về tác phẩm Lão Hạc của Nam Cao

Nam Cao – nhà văn và cũng là những người bạn luôn thấu hiểu, đồng cảm với nỗi lòng của người nông dân trước Cách mạng tháng Tám. Khi nhận xét về hình ảnh người nông dân trên trang văn của ông, có nhà nhận định đã đưa ra ý kiến: Truyện của Nam Cao thể hiện một tư tưởng chung là nỗi băn khoăn đến đau đớn trước thực trạng con người bị hủy hoại về nhân phẩm do cuộc sống đói nghèo đẩy tới. Nhân vật Lão Hạc trong tác phẩm cùng tên đã thể hiện một nhân cách cao đẹp, dù hoàn cảnh sống khốn cùng nhưng vẫn giữ cho mình những phẩm giá đáng quý.

Nam Cao sinh ra ở một làng quê nghèo vùng đồng bằng Bắc Bộ và cuộc sống của ông gặp nhiều khốn khó, dòng đời lận đận. Vì vậy, những chất liệu và hình ảnh thực đã đi vào trang văn của ông chân thực và sống động. Hình ảnh người nông dân nghèo khổ bị vùi dập, dồn đế bước đường cùng đã hằn sâu trong tâm trí nhà văn. Cùng với các tác phẩm Chí Phèo, Một bữa no… Lão Hạc là một truyên ngắn xuất sắc của Nam Cao khi viết về đề tài này và được đăng báo lần đầu năm 1943. Truyện ngắn được giới thiệu trong chương trình sách Ngữ Văn 8 tập 1, với độ dài gần tám trang giấy nhưng đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc về một người cha, người nông dân với những phẩm chất cao quý.

Lão Hạc là truyện kể về cuộc đời của người nông dân sống ở làng quê nghèo khó. Lão có một đứa con trai, một mảnh vường và một con chó mà lão rất yêu quý với tên gọi cậu Vàng. Đứa con trai của lão vì hoàn cảnh nghèo khổ mà không lấy được vợ, phẫn uất nên anh ta  bỏ đi đồn điền cao su, bỏ lại người cha cô đơn với cậu Vàng. Sau một trận ốm thập tử nhất sinh, lão Hạc không còn đủ sức đi làm thuê làm mướn, rồi trận bão đã phá sạch sành sanh hoa màu trong mảnh vườn. Cuộc sống ngày càng khó khăn, lão  kiếm được gì ăn nấy và không nhận sự giúp đỡ của bất kì ai. Và khi không còn kiếm được gì ăn,lão cũng không muốn bán mảnh vườn nên lão phải bán cậu Vàng cho người ta giết thịt và quyết định ấy đã khiến lão đau khổ, day dắt, buồn bã. Lão mang hết tài sản của mình gửi cho ông giáo giữ hộ. Một hôm nọ, lão xin Binh Tư bả chó và nói là để đánh bả một con chó làm thịt. Ông giáo nghe được câu chuyện đó đã rất buồn rồi bỗng dưng nghe tin lão Hạc chết. Một cái chết đau đớn và dữ dội, lão đã dùng bả chó để kết thúc cuộc đời mình. Cả làng không ai hiểu vì sao, chỉ có ông giáo và Binh Tư hiểu.

Dù với dung lượng khá ngắn và cốt truyện đơn giản nhưng truyện đã rất thành công khi khắc họa hình ảnh người nông dân trước Cách mạng. Lão Hạc trước hết là một người cha mẫu mực, yêu thương con hết lòng. Vợ mất sớm, một mình lão gà trống nuôi con trưởng thành.Khi đứa con không thể cưới vợ vì không có tiền và phẫn uất bỏ đi làm ăn. Người cha như lão Hạc ở hoàn cảnh đó không khỏi đau đớn, day dứt khi không làm tròn trách nhiệm của mình. Vì thế mà ngày đêm lão mong ngóng đứa con trai trở về. Lão thường tâm sự với cậu Vàng như nói về bố của trẻ. Được đồng nào từ hoa màu cảu mảnh vườn, lão chắt chiu dành cả cho con. Tấm lòng của người cha nghèo khổ thật đáng trân quý biết bao.

Không chỉ vậy, lão Hạc còn là người có lòng tự trọng và nhân cách cao đẹp. Dù rơi vào hoàn cảnh nghèo khó, không còn gì ăn và sức lực cạn kiệt nhưng lão quyết từ chối sự giúp đỡ của những những người lãng giềng. Còn chút tiền tiết kiệm được, lão gửi cả ông giáo để sau này lão chết sẽ lo ma chay cho lão, khỏi phiền hà hàng xóm. Cũng chính bởi lòng tự trọng gần như hách dịch ấy, đã khiến lão tìm đến cái chết như sự giải thoát. Quyết định bán cậu Vàng có lẽ là quyết định khó khăn và đau đớn nhất của lão. “Lão cười như mếu và đôi mắt lão ầng ậc nước”, “mặt lão co rúm lại”, “những vết nhăn xô lại với nhau”… những chi tiết miêu tả tam trạng lão Hạc sau khi bán cậu Vàng thật xúc động. Lão coi con chó như họ hàng, như con cháu vậy mà lão lỡ lừa bán nó. Một nhân cách cả đời sống trung thực, chẳng biết làm hại ai như lão đau khổ, day dứt về việc mình đã làm. Lão đã chọn cái chết để kết thúc cuộc đời mình bằng một liều bả chó mà lão xin của Binh Tư. Cái chết của lão khiến người độc day dứt, thương xót và cũng đầy suy ngẫm. Lão hoàn toàn có thể lựa chọn cho mình một cách ra đi nhẹ nhàng, thanh thản hơn thay vì cái chết dữ dội, đau đớn ấy. Phải chăng lão muốn tự trừng phạt mình sau khi lão lừa bán cậu Vàng. Cái chết là cách để lão giữ lại vẹn nguyên tấm lòng trong sạch của mình trong bước đường cùng của số phận.

Nét đặc sắc nhất về nghệ thuật của tác phẩm là tài năng miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế và sâu sắc của nhà văn Nam Cao. Ngòi bút của ông đã đã thể hiện được những nỗi lòng, tâm tư sâu kín của nhân vật một cách chân thật. Truyện có giá trị nhân đạo sâu sắc, nâng niu những phẩm giá cao đẹp của con người dù trong hoàn cảnh tăm tối nhất. Bên cạnh đó, truyện đã lên án xã hội thực dân nửa phong kiến, đẩy những người nông dân lương thiện đến tận cùng của nghèo đói, những giá trị tốt đẹp của con người dần bị chôn vùi.

Hơn nửa thế kỉ trôi qua nhưng truyện ngắn Lão Hạc vẫn mãi trường tồn với thời gian bởi những giá trị của nó để lại. Truyện cũng cho chúng ta những bài học về cách xây dựng tình huống truyện, nghệ thuật khắc họa tâm lí nhân vật tuyệt sắc của nhà văn Nam Cao. Vì thế, tác phẩm Lão Hạc trở thành một trong những truyện ngắn tiêu biểu của giai đoạn văn học trước Cách mạng được lựa chọn đưa vào chương trình sách giáo khoa để học sinh nghiền ngẫm và rút ra những lẽ sống cho riêng mình.

III. Soạn bài ngắn nhất: Lão Hạc

Câu 1: Diễn biến tâm trạng của lão Hạc khi bán cậu vàng: Dằn vặt đau khổ, vô cùng đau đớn, nỗi đau đớn cứ dội lên khi nhớ đến cậu Vàng bị lừa rồi bị bắt, không thể tha thứ cho mình vì đã nỡ lừa con chó trung thành của lão. => người giàu lòng tự trọng; là người cha nhún hậu, thương yêu con sâu sắc.

Câu 2: Nguyên nhân cái chết: đói khổ => tình cảnh túng quẫn.

*Phẩm chất: Lão Hạc

  • người đầy khí tiết, có lòng tự trọng. 
  • Thà chịu đói, chịu chết chứ không nhờ người khác. 

Câu 3: Thái độ và tình cảm của nhân vật “tôi” đối với lão Hạc: từ dửng dưng - cảm thông, thoáng buồn và nghi ngờ, kính trọng.

Câu 4: Chi tiết lão Hạc xin bả chó của Binh Tư có ý nghĩa: “đánh lừa” độc giả, Lão Hạc câu chuyện bi thảm về số phận con người mà còn đầy xúc động về một nhân cách cao quý.

Câu 5:

(1) Nghệ thuật xây dựng nhân vật: tạo vẻ bề ngoài cho lão Hạc dường như lẩm cẩm, gàn dở, “đâm heo thuốc chó” , bên trong lão lại là một người có vẻ đẹp tâm hồn cao quý, đáng kính trọng.

(2) Nhà văn dựng truyện chân thực và sinh động, mạch truyện khéo léo, bất ngờ => bộc lộ tính cách và tâm lí nhân vật qua từng sự kiện.

(3) Nghệ thuật ngôn ngữ cô đọng, ngôn ngữ đối thoại và độc thoại đầy chất trữ tình.

(4) Nghệ thuật kể chuyện: kể theo lời dẫn của nhân vật “tôi” (ông giáo) => câu chuyên thêm chân thật, gần gũi với người đọc, việc dẫn dắt câu chuyên tự nhiên, linh hoạt hơn. 

Câu 6:  Suy nghĩ của ông giáo thể hiện cách nhìn nhận người nông dân của nhà văn Nam Cao. Nhìn nhận và đánh giá bằng đôi mắt của tình thương và lòng tin mới thấy hết được bản chất tôt đẹp cùa họ. => Tác giả đã đặt mình vào hoàn cảnh của nhân vật để cảm thông và thấu hiểu những tâm trạng họ phải trải qua.  

Câu 7: Cuộc đời và tính cách:

*Cuộc đời: nghiệt ngã, thương tâm, nghèo khổ, bần cùng

*Tính cách: vẻ đẹp tâm hồn cao quý, lòng nhân hậu, sự hi sinh với người thân 

  • Tức nước vỡ bờ: sự nhẫn nhịn sự hi sinh, sức mạnh phản kháng của con người khi bị đẩy đến bước đường cùng. => Chị Dậu là sức mạnh cua tình thương yêu, của tiềm năng phản kháng,
  • Lão Hạc: ý thức về nhân cách, về lòng tự trọng trong nghèo nàn, khổ cực => lão Hạc là vẻ đẹp của nhân cách, 

Phần tham khảo, mở rộng

Bài tập 1: Từ diễn biến tâm lý của lão Hạc trong tác phẩm “Lão Hạc” của Nam Cao hãy làm rõ vẻ đẹp con người dưới xã hội cũ. 

Loại văn chương đáng tôn thờ đó có thể nói chính là ngòi bút của Nam Cao được bộc lộ qua diễn biến tâm lý lão Hạc trong tác phẩm “Lão Hạc”.

Lão hạc là người nông dân nghèo, vợ mất sớm, con trai cũng vì nghèo không đủ tiền cưới vợ nên bỏ đi làm ở đồn điền cao su. Một mình lão sống trong căn nhà có mảnh vườn vợ để lại cho con trai, lão có một con chó cũng là tín vật do con trai để lại, lão đã âu yếm gọi nó là cậu Vàng.Vẻ đẹp của lão hạc bộc lộ qua tình yêu thương với con vật mà mình nuôi, lão âu yếm gọi con chó mà con trai mua là “cậu Vàng” như người mẹ hiếm con gọi đứa con cầu tự. Dù không có gì ăn lão vẫn cho con chó ăn đầy đủ, lão đã nhiều lần quyết định bán con chó vì càng tiêu càng sợ vào tiền của con nhưng rồi lần lữa mãi lão mới chịu bán. Đoạn lão hạc qua nhà ông giáo kể lại quá trình bán chó đã diễn tả được đỉnh cao của sự đau khổ, như vừa làm một việc ác nào đó để mất đi thứ quý giá của mình: “ Lão cố tỏ ra vui vẻ, nhưng cái miệng lão cười như mếu và đôi mắt ầng ậc nước” một tình thương rất lớn mà lão hạc đã dành cho cậu Vàng, bán cậu vàng rồi trong lòng lão là bao nhiêu ân hận khi “đi lừa một con chó” lão thấy như con vật ấy đang trách móc lão, lão hu hu khóc như con nít. Ngôn từ của nhà văn khi nói về câu nói của lão hạc “ cậu Vàng đi đời rồi ông giáo ạ”; một cách nói vô cùng âu yếm và thương cảm, như thể đang nói về đứa con của mình. Giữa những ngày tháng đói nghèo đến cùng cực, lão hạc vẫn yêu thương cậu Vàng như máu thịt của mình, có lẽ lão đã chẳng coi nó là một con chó; mà đối với lão nó là một đứa con, một người bạn tâm giao cùng lão chia sẻ bao vui buồn bao cô đơn. Tình thương ấy như thoát ra khỏi cái bần hàn, cái đói khổ, lúc mà người ta giành nhau để mưu sinh, đè lên nhau mà sống, sống bằng trộm cướp như Binh Tư, đánh nhau, rạch mặt như Chí Phèo, bán chó bán con như chị Dậu…Ấy thế mà lão hạc lần lữa mãi mới bán con chó, bán rồi lão buồn tủi, đau đớn, giận chính bản thân mình. Tình người đẹp đến thế toát lên từ lão hạc như là niềm tin cho những con người sống trong khổ cực.

Trong suốt đoạn trích không hiện lên nhiều hình ảnh người con trai, nhưng trong mỗi câu mỗi từ mà lão hạc nói lại luôn thấy người con trai trong đó, lão hạc thương con mà không dám tiêu đồng nào của con “cụ thà chết chứ không chịu bán đi một sào” xuyên suốt tác phẩm lão hạc đều lo nghĩ cho con trai, mong nhớ nó, đợi chờ từng lá thư của con “Thằng cháu nhà tôi, đến một năm nay, chẳng thấy giấy má gì”. Lão thương con vì nghèo mà không lấy được vợ nên lão quyết không lấy một đồng nào của con để tiêu xài. Lão chỉ chăm chăm kiếm tiền cho con, lão trồng hoa màu được đồng nào lại dè sẻn để dành cho con, lão chắc mẩm thế nào đến lúc con lão về, lão cũng có được một trăm đồng bạc, khi lão ốm tiêu tốn hết tiền thuốc lão lo lắng và nghĩ cách để không đụng vào tiền cưới vợ của con, lão bán chó, kiếm được cái gì ăn cái nấy rồi lão tự tử chỉ để không bòn thêm đồng nào của con nữa. Tình thương của người cha dành cho con giữa những tháng ngày đói khổ ấy, không phải để được tồn tại mà bán đi đất của con, người cha ấy với những nghĩa cử cao đẹp đã làm cho bức tranh về người nông dân trong xã hội cũ khoác lên mình những chiếc áo mới, chiếc áo của tình yêu thương sáng rực trong đêm đen của xã hội cũ.

Diễn biến tâm lý của lão hạc còn được bộc lộ qua việc lão chuẩn bị để đến với cái chết ra sao, lão tin tưởng ông giáo là người có học thức nên lão viết văn tự nhượng cho ông giáo để sau này ông giáo sẽ giao lại cho con ông mà không ai có thể dòm ngó đến. Lão còn chuẩn bị tiền ma chay cho chính mình để khỏi làm liên lụy đến hàng xóm láng giềng. Rồi lão chết, một cái chết đau đớn nhưng có lẽ lão sẽ không bao giờ hối hận “Lão Hạc đang vật vã ở trên giường, đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, hai mắt long sòng sọc”. Lão mất hai giờ vật lộn trên giường rồi mới chết. Cái chết để giữ gìn của cải cho con, cũng là cái chết đầy lòng tự trọng khi không muốn xóm giềng bị liên lụy, cái chết ấy có lẽ cũng là cái chết giải thoát cho cuộc đời của lão- một cuộc đời khổ đau bần hàn nhưng lương thiện.

Như vậy, lão Hạc chết đi nhưng có lẽ lão đã bất tử trong lòng người bởi tấm lòng lương thiện của mình. Từ hình ảnh của lão Hạc, người ta thấy giữa cái đêm đen u ám với bao khổ đau của xã hội cũ, ta thấy ngoài những mảnh đời bị tha hóa như Chí Phèo; vì tiền siêu thuế của chồng và gia đình mà phải dứt ruột bán con như chị Dậu; vì tham lam mà hạnh phúc trước cái chết của người thân như những người trong gia đình “Hạnh phúc của một tang gia” thì lão Hạc nổi lên, như ánh sao đêm giữa bầu trời bon chen cực khổ mà nhất quyết không làm một hành động trái lương tâm nào, lão chọn cái chết để giải thoát cho tất cả mọi chuyện mà không ảnh hưởng cuộc sống của con trai- người thân duy nhất của lão.

Câu chuyện về “Lão Hạc” là câu chuyện về lòng người, một nhân cách đẹp sáng lên giữa cái đói khổ; cái đói khổ ấy không hề đến nước cùng rồi cũng làm liều như ai hết, mà nó cứ tinh khiết, cứ trong sạch và đầy lòng tự trọng. Ngòi bút nhân đạo của Nam Cao đã vẽ lên trước mắt ta một bức tranh thật đẹp về lòng người trong gian khó vẫn không hề thay đổi, không để cái đói cái khó đè lên nhân cách của mình, con người trong xã hội cũ dù bị tước đi mọi thứ, cướp đi cái ăn cái mặc, cướp đi hạnh phúc thì cũng không bao giờ cướp được nhân cách của họ.

Bài tập 2: Giá trị nội dung và nghệ thuật:

Nghệ thuật:

  • Ngôi kể thứ nhất.
  • Phân tích tâm lí già dặn.
  • Kể chuyện chân thực, trữ tình đan xen triết lí sâu sắc.
  • Nhân vật có tính cá thể hóa cao

Nội dung:

- Phản ánh hiện thực số phận người nông dân nghèo túng, không có lối thoát. 

- Cảm thông, trân trọng, ngợi ca vẻ đẹp tiềm ẩn của người nông dân trong cảnh khốn cùng vẫn giàu lòng tự trọng.

=> lòng yêu thương, trân trọng đối với người nông dân trong xã hội của nhà văn.

Bài tập 3:  Cách kết thúc của câu chuyện: cách kết thúc truyện mang màu sắc bi kịch, đã gây ra sự bất ngờ không chỉ với thế giới nhân vật trong truyện mà còn gây ấn tượng mạnh cho người đọc. 

- Cái chết của lão Hạc => tạo nên đặc sắc nghệ thuật.

- Cái chết  => người đọc thêm xót xa trước thân phận của con người, kính trọng những nhân cách cao đẹp như lão Hạc.

Bài tập 4: Viết đoạn văn nêu cảm nhận về nhân vật lão Hạc

Nhân vật lão Hạc đã để lại trong lòng người đọc bao nỗi xót thương về một con người dù sống trong hoàn cảnh nghèo khó, túng quẫn nhưng vẫn giữ tấm lòng trong sạch đáng quý. Ông là một lão nông nghèo khổ, tài sản của ông chỉ có ba sào vườn, một túp lều và một con chó vàng. Hoàn cảnh của ông thật bất hạnh, vợ mất sớm từ lâu, một mình ông “gà trống nuôi con” nhưng vì không đủ tiền cưới vợ cho con nên con trai ông phẫn uất bỏ đi đồn điền cao su biền biệt. Đó là nỗi đau khiến ông luôn day dứt khi không thể lo cho con cuộc sống đầy đủ. Do đó, từ ngày con đi, lão tích cóp dành dụm và cố gắng giữ trọn mảnh vườn để khi về con trai có tiền lấy vợ. Vắng con, ông chỉ có cậu Vàng làm bạn, ông coi nó như người bạn thân thiết, như con cháu của mình. Ông trò chuyện, mắng yêu nó, nói với nó như nói với một đứa bé. Nhưng trận ốm yếu kéo dài cùng trận bão to đã khiến cuộc sống của ông càng lúc khó khăn. Lão không nuôi nổi nó nữa và sợ phải tiêu lạm vào số tiền dành dụm cho con. Đó là nỗi đau đớn của lão. Bởi vậy lão cứ đắn đo, do dự mãi khi quyết định bán chó, lão khóc mà  “đôi mắt ầng ậc nước”. Cả đời sống trung thực, lương thiện mà giờ đây ông phải lừa dối,  ông thấy lương tâm đau nhói khi nhìn ra trong đôi mắt con chó bất ngờ bị trói có cái nhìn trách móc. Bằng ngòi bút miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế, Nam Cao đã diễn tả được nỗi khổ tâm, dằn vặt, niềm xót thương của lão Hạc với cậu Vàng lên đế tột độ. Phải là người có trái tim vô cùng nhân hậu thì con người mới có tâm trạng đau đớn đến thế, mới cảm thấy có lỗi với một con chó đến mức như vậy. Cũng chính bởi sự hối hận đó, lão đã chọn cho mình cái kết cái kết bi thảm: ăn một liều bả chó để tự tử, đó là cái chết dữ dội và thê thảm. Lão có quyền chọn cho mình cách kết thúc nhẹ nhàng hơn thế nhưng lão đã chọn cách đau đớn này, phải chăng vì những dằn vặt khi lão lừa bán cậu Vàng. Câu chuyện khép lại nhưng mở ra trong lòng người đọc bao nỗi xót thương. Trong cảnh đời nghèo khó, bất hạnh ấy ta lại thấy lấp lánh những nét đẹp trong nhân cách lão Hạc: một người cha hết lòng vì con, sẵn sàng chấp nhận cái chết để hi sinh cho con; một người nông dân dù đến bước đường cùng vẫn giữ trọn nhân cách của mình “chết trong còn hơn sống đục”.

Bài tập 5:  Phân tích nhân vật ông giáo trong truyện ngắn Lão Hạc

Trong truyện ngắn Lão Hạc, ta bắt gặp những con người với số phận bất hạnh nhưng ở họ vẫn toát lên tấm lòng và nhân cách cao đẹp, chứa chan tình yêu thương con người. Nhân vật ông giáo đã để lại trong tâm trí chúng ta ấn tượng về một người tri thức nghèo trong xã hội.

Nhân vật ông giáo vừa đóng vai trò dẫn dắt câu chuyện, vừa làm người tham gia vào câu chuyện của nhân vật chính, qua đó thể hiện những suy nghĩ, tâm tư của bản thân ông trước những bão giông của cuộc đời. Không rõ tên họ là gì, nhưng hai tiếng “Ông giáo” đã toát lên vị thế của ông – một con người nhiều chữ nghĩa và khiến mọi người đều nể trọng. Lão Hạc mỗi khi nói về ông giáo đều thể hiện sự cung kính, trọng vọng nhưng cũng thể hiện sự tin tưởng, thân tình “Cậu Vàng đi đời rồi ông giáo ạ!”; “Vâng ông giáo dạy phải...”

Ông giáo có một hoàn cảnh sống đầy những khó khăn. Tuổi trẻ bôn ba, ông từng vào Sài Gòn với niềm tin và khát khao cao đẹp nhưng cuộc sống không phải là ước mơ màu hồng với người tri thức nghèo khó. Sau một trận ốm nặng ở Sài Gòn về quần áo bán gần hết, chỉ còn một va li sách. Nếu lão Hạc quí cậu Vàng bao nhiêu thì ông giáo quí những quyển sách của mình bấy nhiêu. Cái nghèo cứ đeo đẳng mãi. Thế nhưng, giữa những biến chuyển đầy khổ đau trong cuộc đời, ông vẫn giữ cho mình nhân cách cao đẹp và là người có trái tim nhân hậu đáng quý. Trở về làng, ông là chỗ dựa tinh thần, là niềm an ủi cho lão Hạc. Ông giáo luôn cảm thông với hoàn cảnh của người cha nghèo, cô đơn và tội nghiệp. Ông giáo là nơi để lão Hạc san sẻ mọi niềm vui, nỗi buồn. Khi lão Hạc rơi vào tình trạng khố khổ, ông giáo đã ngấm ngầm giúp đỡ cho lão, dù gia đình ông cũng rất khó khăn. Ông giáo cũng là chỗ tin tưởng để lão hạc gửi gắm số tiền ít ỏi, lão dành dụm để để khi lão chết không phải phiền đến hàng xóm. Có lẽ những đồng cảm về khó khăn trong cuộc sống đã xích họ lại gần nhau hơn, cảm thông hơn. Một tình bạn giữa những con người khố khổ thật  ấm áp tình người.

Nếu như nhân vật người nông dân trong sáng tác của Nam Cao chịu những nỗi khổ về vật chất, họ bị đẩy vào bước đường của cái đói, cái nghèo thì những nhân vật tri thức trong trang văn của ông còn là những dằn vặt, đau đớn về tinh thần. Họ luôn phải trăn trở trong những suy nghĩ. Chứng kiến cuộc sống của lão Hạc ngày càng khốn khó, bi thương, ông giáo đã phải thốt lên: “Cuộc đời quả thật cứ mỗi ngày trôi qua thật đáng buồn”. Khi biết lão Hạc xin bả chó của Binh Tư, ông càng buồn hơn, phải chăng bản năng đã chiến thắng nhân tính con người. Nhưng trước cái chết của lão Hạc, ông cảm thấy cuộc đời không hẳn đáng buồn. Cái chết ấy đã chứng minh cho tấm lòng trong sạch, của lòng tự trong trước bờ vực của sự tha hóa. Ông giáo ngỡ ngàng nhận thấy cuộc đời vẫn buồn theo một nghĩa khác, một người tốt như lão Hạc nhưng cuối cùng vẫn phải tìm đến cái chết để giải thoát cho mình.. Trước cái chết dữ dội của lão Hạc, ông giáo xót xa, khẽ cất lời than trước vong linh người láng giềng hiền lành, tội nghiệp: “Lão Hạc ơi! Lão Hạc ơi! Lão hãy yên lòng mà nhắm mắt! Lão đừng lo gì cho cái vườn của lão. Tôi sẽ cố giữ gìn cho lão…” Ông cảm thấy bất lực trước những đau thương mà chính ông và cà lão Hạc phải chịu đựng.

Bằng ngòi phút miêu tả tâm lí nhân vật vô cùng sâu sắc và tinh tế, Nam Cao đã khắc họa thành công những diễn biến trong tâm trạng của ông giáo. Có thể coi hình tượng ông giáo chính là hình bóng của nhà văn Nam Cao. Thông qua nhân vật ông giáo, người đọc như hiểu hơn về cuộc đời và số phận của lão Hạc, góp phần tô đậm giá trị nhân đạo của truyện ngắn thấm đượm tình người.

Bài tập 6: Thuyết minh về tác phẩm Lão Hạc của Nam Cao

Nam Cao – nhà văn và cũng là những người bạn luôn thấu hiểu, đồng cảm với nỗi lòng của người nông dân trước Cách mạng tháng Tám. Khi nhận xét về hình ảnh người nông dân trên trang văn của ông, có nhà nhận định đã đưa ra ý kiến: Truyện của Nam Cao thể hiện một tư tưởng chung là nỗi băn khoăn đến đau đớn trước thực trạng con người bị hủy hoại về nhân phẩm do cuộc sống đói nghèo đẩy tới. Nhân vật Lão Hạc trong tác phẩm cùng tên đã thể hiện một nhân cách cao đẹp, dù hoàn cảnh sống khốn cùng nhưng vẫn giữ cho mình những phẩm giá đáng quý.

Nam Cao sinh ra ở một làng quê nghèo vùng đồng bằng Bắc Bộ và cuộc sống của ông gặp nhiều khốn khó, dòng đời lận đận. Vì vậy, những chất liệu và hình ảnh thực đã đi vào trang văn của ông chân thực và sống động. Hình ảnh người nông dân nghèo khổ bị vùi dập, dồn đế bước đường cùng đã hằn sâu trong tâm trí nhà văn. Cùng với các tác phẩm Chí Phèo, Một bữa no… Lão Hạc là một truyên ngắn xuất sắc của Nam Cao khi viết về đề tài này và được đăng báo lần đầu năm 1943. Truyện ngắn được giới thiệu trong chương trình sách Ngữ Văn 8 tập 1, với độ dài gần tám trang giấy nhưng đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc về một người cha, người nông dân với những phẩm chất cao quý.

Lão Hạc là truyện kể về cuộc đời của người nông dân sống ở làng quê nghèo khó. Lão có một đứa con trai, một mảnh vường và một con chó mà lão rất yêu quý với tên gọi cậu Vàng. Đứa con trai của lão vì hoàn cảnh nghèo khổ mà không lấy được vợ, phẫn uất nên anh ta  bỏ đi đồn điền cao su, bỏ lại người cha cô đơn với cậu Vàng. Sau một trận ốm thập tử nhất sinh, lão Hạc không còn đủ sức đi làm thuê làm mướn, rồi trận bão đã phá sạch sành sanh hoa màu trong mảnh vườn. Cuộc sống ngày càng khó khăn, lão  kiếm được gì ăn nấy và không nhận sự giúp đỡ của bất kì ai. Và khi không còn kiếm được gì ăn,lão cũng không muốn bán mảnh vườn nên lão phải bán cậu Vàng cho người ta giết thịt và quyết định ấy đã khiến lão đau khổ, day dắt, buồn bã. Lão mang hết tài sản của mình gửi cho ông giáo giữ hộ. Một hôm nọ, lão xin Binh Tư bả chó và nói là để đánh bả một con chó làm thịt. Ông giáo nghe được câu chuyện đó đã rất buồn rồi bỗng dưng nghe tin lão Hạc chết. Một cái chết đau đớn và dữ dội, lão đã dùng bả chó để kết thúc cuộc đời mình. Cả làng không ai hiểu vì sao, chỉ có ông giáo và Binh Tư hiểu.

Dù với dung lượng khá ngắn và cốt truyện đơn giản nhưng truyện đã rất thành công khi khắc họa hình ảnh người nông dân trước Cách mạng. Lão Hạc trước hết là một người cha mẫu mực, yêu thương con hết lòng. Vợ mất sớm, một mình lão gà trống nuôi con trưởng thành.Khi đứa con không thể cưới vợ vì không có tiền và phẫn uất bỏ đi làm ăn. Người cha như lão Hạc ở hoàn cảnh đó không khỏi đau đớn, day dứt khi không làm tròn trách nhiệm của mình. Vì thế mà ngày đêm lão mong ngóng đứa con trai trở về. Lão thường tâm sự với cậu Vàng như nói về bố của trẻ. Được đồng nào từ hoa màu cảu mảnh vườn, lão chắt chiu dành cả cho con. Tấm lòng của người cha nghèo khổ thật đáng trân quý biết bao.

Không chỉ vậy, lão Hạc còn là người có lòng tự trọng và nhân cách cao đẹp. Dù rơi vào hoàn cảnh nghèo khó, không còn gì ăn và sức lực cạn kiệt nhưng lão quyết từ chối sự giúp đỡ của những những người lãng giềng. Còn chút tiền tiết kiệm được, lão gửi cả ông giáo để sau này lão chết sẽ lo ma chay cho lão, khỏi phiền hà hàng xóm. Cũng chính bởi lòng tự trọng gần như hách dịch ấy, đã khiến lão tìm đến cái chết như sự giải thoát. Quyết định bán cậu Vàng có lẽ là quyết định khó khăn và đau đớn nhất của lão. “Lão cười như mếu và đôi mắt lão ầng ậc nước”, “mặt lão co rúm lại”, “những vết nhăn xô lại với nhau”… những chi tiết miêu tả tam trạng lão Hạc sau khi bán cậu Vàng thật xúc động. Lão coi con chó như họ hàng, như con cháu vậy mà lão lỡ lừa bán nó. Một nhân cách cả đời sống trung thực, chẳng biết làm hại ai như lão đau khổ, day dứt về việc mình đã làm. Lão đã chọn cái chết để kết thúc cuộc đời mình bằng một liều bả chó mà lão xin của Binh Tư. Cái chết của lão khiến người độc day dứt, thương xót và cũng đầy suy ngẫm. Lão hoàn toàn có thể lựa chọn cho mình một cách ra đi nhẹ nhàng, thanh thản hơn thay vì cái chết dữ dội, đau đớn ấy. Phải chăng lão muốn tự trừng phạt mình sau khi lão lừa bán cậu Vàng. Cái chết là cách để lão giữ lại vẹn nguyên tấm lòng trong sạch của mình trong bước đường cùng của số phận.

Nét đặc sắc nhất về nghệ thuật của tác phẩm là tài năng miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế và sâu sắc của nhà văn Nam Cao. Ngòi bút của ông đã đã thể hiện được những nỗi lòng, tâm tư sâu kín của nhân vật một cách chân thật. Truyện có giá trị nhân đạo sâu sắc, nâng niu những phẩm giá cao đẹp của con người dù trong hoàn cảnh tăm tối nhất. Bên cạnh đó, truyện đã lên án xã hội thực dân nửa phong kiến, đẩy những người nông dân lương thiện đến tận cùng của nghèo đói, những giá trị tốt đẹp của con người dần bị chôn vùi.

Hơn nửa thế kỉ trôi qua nhưng truyện ngắn Lão Hạc vẫn mãi trường tồn với thời gian bởi những giá trị của nó để lại. Truyện cũng cho chúng ta những bài học về cách xây dựng tình huống truyện, nghệ thuật khắc họa tâm lí nhân vật tuyệt sắc của nhà văn Nam Cao. Vì thế, tác phẩm Lão Hạc trở thành một trong những truyện ngắn tiêu biểu của giai đoạn văn học trước Cách mạng được lựa chọn đưa vào chương trình sách giáo khoa để học sinh nghiền ngẫm và rút ra những lẽ sống cho riêng mình.

IV. Soạn bài cực ngắn: Lão Hạc

Câu 1: Diễn biến tâm trạng của lão Hạc: 

- Dằn vặt đau khổ, đau đớn, không thể tha thứ cho mình vì đã nỡ lừa con chó trung thành của lão. => người giàu lòng tự trọng; là người cha nhún hậu, thương yêu con sâu sắc.

Câu 2: Nguyên nhân cái chết: đói khổ, túng quẫn.

*Phẩm chất: Lão Hạc

(1) Người đầy khí tiết, có lòng tự trọng. 

(2) Thà chịu đói, chịu chết chứ không nhờ người khác. 

Câu 3: Thái độ nhân vật “tôi” : dửng dưng - cảm thông, thoáng buồn và nghi ngờ, kính trọng.

Câu 4: Ý nghĩa: “đánh lừa” độc giả, Lão Hạc câu chuyện bi thảm về số phận con người mà còn đầy xúc động về một nhân cách cao quý.

Câu 5:

* Nghệ thuật xây dựng nhân vật:

-  tạo vẻ bề ngoài cho lão Hạc lẩm cẩm, gàn dở, “đâm heo thuốc chó” , bên trong lão lại là một người có vẻ đẹp tâm hồn cao quý, đáng kính trọng. 

- Truyện chân thực và sinh động, mạch truyện khéo léo, bất ngờ => bộc lộ tính cách và tâm lí nhân vật qua từng sự kiện.

- Ngôn ngữ cô đọng, ngôn ngữ đối thoại và độc thoại đầy chất trữ tình.

- Nghệ thuật kể chuyện: kể theo lời dẫn của nhân vật “tôi” (ông giáo)

Câu 6:  Suy nghĩ của ông giáo: Nhìn nhận và đánh giá bằng đôi mắt của tình thương và lòng tin mới thấy hết được bản chất tôt đẹp cùa họ. 

=> Tác giả đã đặt mình vào hoàn cảnh của nhân vật để cảm thông và thấu hiểu những tâm trạng họ phải trải qua.  

Câu 7: Cuộc đời và tính cách:

Tức nước vỡ bờ: sự nhẫn nhịn sự hi sinh, sức mạnh phản kháng của con người khi bị đẩy đến bước đường cùng. => Chị Dậu là sức mạnh cua tình thương yêu, của tiềm năng phản kháng,

Lão Hạc: ý thức về nhân cách, về lòng tự trọng trong nghèo nàn, khổ cực => lão Hạc là vẻ đẹp của nhân cách.

(1) Cuộc đời: nghiệt ngã, thương tâm, nghèo khổ, bần cùng

(2) Tính cách: vẻ đẹp tâm hồn cao quý, lòng nhân hậu, sự hi sinh với người thân 

Phần tham khảo, mở rộng

Bài tập 1: Từ diễn biến tâm lý của lão Hạc trong tác phẩm “Lão Hạc” của Nam Cao hãy làm rõ vẻ đẹp con người dưới xã hội cũ. 

Loại văn chương đáng tôn thờ đó có thể nói chính là ngòi bút của Nam Cao được bộc lộ qua diễn biến tâm lý lão Hạc trong tác phẩm “Lão Hạc”.

Lão hạc là người nông dân nghèo, vợ mất sớm, con trai cũng vì nghèo không đủ tiền cưới vợ nên bỏ đi làm ở đồn điền cao su. Một mình lão sống trong căn nhà có mảnh vườn vợ để lại cho con trai, lão có một con chó cũng là tín vật do con trai để lại, lão đã âu yếm gọi nó là cậu Vàng.Vẻ đẹp của lão hạc bộc lộ qua tình yêu thương với con vật mà mình nuôi, lão âu yếm gọi con chó mà con trai mua là “cậu Vàng” như người mẹ hiếm con gọi đứa con cầu tự. Dù không có gì ăn lão vẫn cho con chó ăn đầy đủ, lão đã nhiều lần quyết định bán con chó vì càng tiêu càng sợ vào tiền của con nhưng rồi lần lữa mãi lão mới chịu bán. Đoạn lão hạc qua nhà ông giáo kể lại quá trình bán chó đã diễn tả được đỉnh cao của sự đau khổ, như vừa làm một việc ác nào đó để mất đi thứ quý giá của mình: “ Lão cố tỏ ra vui vẻ, nhưng cái miệng lão cười như mếu và đôi mắt ầng ậc nước” một tình thương rất lớn mà lão hạc đã dành cho cậu Vàng, bán cậu vàng rồi trong lòng lão là bao nhiêu ân hận khi “đi lừa một con chó” lão thấy như con vật ấy đang trách móc lão, lão hu hu khóc như con nít. Ngôn từ của nhà văn khi nói về câu nói của lão hạc “ cậu Vàng đi đời rồi ông giáo ạ”; một cách nói vô cùng âu yếm và thương cảm, như thể đang nói về đứa con của mình. Giữa những ngày tháng đói nghèo đến cùng cực, lão hạc vẫn yêu thương cậu Vàng như máu thịt của mình, có lẽ lão đã chẳng coi nó là một con chó; mà đối với lão nó là một đứa con, một người bạn tâm giao cùng lão chia sẻ bao vui buồn bao cô đơn. Tình thương ấy như thoát ra khỏi cái bần hàn, cái đói khổ, lúc mà người ta giành nhau để mưu sinh, đè lên nhau mà sống, sống bằng trộm cướp như Binh Tư, đánh nhau, rạch mặt như Chí Phèo, bán chó bán con như chị Dậu…Ấy thế mà lão hạc lần lữa mãi mới bán con chó, bán rồi lão buồn tủi, đau đớn, giận chính bản thân mình. Tình người đẹp đến thế toát lên từ lão hạc như là niềm tin cho những con người sống trong khổ cực.

Trong suốt đoạn trích không hiện lên nhiều hình ảnh người con trai, nhưng trong mỗi câu mỗi từ mà lão hạc nói lại luôn thấy người con trai trong đó, lão hạc thương con mà không dám tiêu đồng nào của con “cụ thà chết chứ không chịu bán đi một sào” xuyên suốt tác phẩm lão hạc đều lo nghĩ cho con trai, mong nhớ nó, đợi chờ từng lá thư của con “Thằng cháu nhà tôi, đến một năm nay, chẳng thấy giấy má gì”. Lão thương con vì nghèo mà không lấy được vợ nên lão quyết không lấy một đồng nào của con để tiêu xài. Lão chỉ chăm chăm kiếm tiền cho con, lão trồng hoa màu được đồng nào lại dè sẻn để dành cho con, lão chắc mẩm thế nào đến lúc con lão về, lão cũng có được một trăm đồng bạc, khi lão ốm tiêu tốn hết tiền thuốc lão lo lắng và nghĩ cách để không đụng vào tiền cưới vợ của con, lão bán chó, kiếm được cái gì ăn cái nấy rồi lão tự tử chỉ để không bòn thêm đồng nào của con nữa. Tình thương của người cha dành cho con giữa những tháng ngày đói khổ ấy, không phải để được tồn tại mà bán đi đất của con, người cha ấy với những nghĩa cử cao đẹp đã làm cho bức tranh về người nông dân trong xã hội cũ khoác lên mình những chiếc áo mới, chiếc áo của tình yêu thương sáng rực trong đêm đen của xã hội cũ.

Diễn biến tâm lý của lão hạc còn được bộc lộ qua việc lão chuẩn bị để đến với cái chết ra sao, lão tin tưởng ông giáo là người có học thức nên lão viết văn tự nhượng cho ông giáo để sau này ông giáo sẽ giao lại cho con ông mà không ai có thể dòm ngó đến. Lão còn chuẩn bị tiền ma chay cho chính mình để khỏi làm liên lụy đến hàng xóm láng giềng. Rồi lão chết, một cái chết đau đớn nhưng có lẽ lão sẽ không bao giờ hối hận “Lão Hạc đang vật vã ở trên giường, đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, hai mắt long sòng sọc”. Lão mất hai giờ vật lộn trên giường rồi mới chết. Cái chết để giữ gìn của cải cho con, cũng là cái chết đầy lòng tự trọng khi không muốn xóm giềng bị liên lụy, cái chết ấy có lẽ cũng là cái chết giải thoát cho cuộc đời của lão- một cuộc đời khổ đau bần hàn nhưng lương thiện.

Như vậy, lão Hạc chết đi nhưng có lẽ lão đã bất tử trong lòng người bởi tấm lòng lương thiện của mình. Từ hình ảnh của lão Hạc, người ta thấy giữa cái đêm đen u ám với bao khổ đau của xã hội cũ, ta thấy ngoài những mảnh đời bị tha hóa như Chí Phèo; vì tiền siêu thuế của chồng và gia đình mà phải dứt ruột bán con như chị Dậu; vì tham lam mà hạnh phúc trước cái chết của người thân như những người trong gia đình “Hạnh phúc của một tang gia” thì lão Hạc nổi lên, như ánh sao đêm giữa bầu trời bon chen cực khổ mà nhất quyết không làm một hành động trái lương tâm nào, lão chọn cái chết để giải thoát cho tất cả mọi chuyện mà không ảnh hưởng cuộc sống của con trai- người thân duy nhất của lão.

Câu chuyện về “Lão Hạc” là câu chuyện về lòng người, một nhân cách đẹp sáng lên giữa cái đói khổ; cái đói khổ ấy không hề đến nước cùng rồi cũng làm liều như ai hết, mà nó cứ tinh khiết, cứ trong sạch và đầy lòng tự trọng. Ngòi bút nhân đạo của Nam Cao đã vẽ lên trước mắt ta một bức tranh thật đẹp về lòng người trong gian khó vẫn không hề thay đổi, không để cái đói cái khó đè lên nhân cách của mình, con người trong xã hội cũ dù bị tước đi mọi thứ, cướp đi cái ăn cái mặc, cướp đi hạnh phúc thì cũng không bao giờ cướp được nhân cách của họ.

Bài tập 2: Giá trị nội dung và nghệ thuật:

Nghệ thuật: Ngôi kể thứ nhất. / Phân tích tâm lí già dặn. / Kể chuyện chân thực, trữ tình đan xen triết lí sâu sắc. / Nhân vật có tính cá thể hóa cao

Nội dung: Phản ánh hiện thực số phận người nông dân nghèo túng, không có lối thoát, Cảm thông, trân trọng, ngợi ca vẻ đẹp tiềm ẩn của người nông dân trong cảnh khốn cùng vẫn giàu lòng tự trọng.

Bài tập 3: Cách kết thúc truyện mang màu sắc bi kịch, đã gây ra sự bất ngờ không chỉ với thế giới nhân vật trong truyện mà còn gây ấn tượng mạnh cho người đọc. 

(1) Cái chết của lão Hạc => tạo nên đặc sắc nghệ thuật.

(2) Cái chết  => người đọc thêm xót xa trước thân phận của con người, kính trọng những nhân cách cao đẹp như lão Hạc.

Bài tập 4: Viết đoạn văn nêu cảm nhận về nhân vật lão Hạc

Nhân vật lão Hạc đã để lại trong lòng người đọc bao nỗi xót thương về một con người dù sống trong hoàn cảnh nghèo khó, túng quẫn nhưng vẫn giữ tấm lòng trong sạch đáng quý. Ông là một lão nông nghèo khổ, tài sản của ông chỉ có ba sào vườn, một túp lều và một con chó vàng. Hoàn cảnh của ông thật bất hạnh, vợ mất sớm từ lâu, một mình ông “gà trống nuôi con” nhưng vì không đủ tiền cưới vợ cho con nên con trai ông phẫn uất bỏ đi đồn điền cao su biền biệt. Đó là nỗi đau khiến ông luôn day dứt khi không thể lo cho con cuộc sống đầy đủ. Do đó, từ ngày con đi, lão tích cóp dành dụm và cố gắng giữ trọn mảnh vườn để khi về con trai có tiền lấy vợ. Vắng con, ông chỉ có cậu Vàng làm bạn, ông coi nó như người bạn thân thiết, như con cháu của mình. Ông trò chuyện, mắng yêu nó, nói với nó như nói với một đứa bé. Nhưng trận ốm yếu kéo dài cùng trận bão to đã khiến cuộc sống của ông càng lúc khó khăn. Lão không nuôi nổi nó nữa và sợ phải tiêu lạm vào số tiền dành dụm cho con. Đó là nỗi đau đớn của lão. Bởi vậy lão cứ đắn đo, do dự mãi khi quyết định bán chó, lão khóc mà  “đôi mắt ầng ậc nước”. Cả đời sống trung thực, lương thiện mà giờ đây ông phải lừa dối,  ông thấy lương tâm đau nhói khi nhìn ra trong đôi mắt con chó bất ngờ bị trói có cái nhìn trách móc. Bằng ngòi bút miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế, Nam Cao đã diễn tả được nỗi khổ tâm, dằn vặt, niềm xót thương của lão Hạc với cậu Vàng lên đế tột độ. Phải là người có trái tim vô cùng nhân hậu thì con người mới có tâm trạng đau đớn đến thế, mới cảm thấy có lỗi với một con chó đến mức như vậy. Cũng chính bởi sự hối hận đó, lão đã chọn cho mình cái kết cái kết bi thảm: ăn một liều bả chó để tự tử, đó là cái chết dữ dội và thê thảm. Lão có quyền chọn cho mình cách kết thúc nhẹ nhàng hơn thế nhưng lão đã chọn cách đau đớn này, phải chăng vì những dằn vặt khi lão lừa bán cậu Vàng. Câu chuyện khép lại nhưng mở ra trong lòng người đọc bao nỗi xót thương. Trong cảnh đời nghèo khó, bất hạnh ấy ta lại thấy lấp lánh những nét đẹp trong nhân cách lão Hạc: một người cha hết lòng vì con, sẵn sàng chấp nhận cái chết để hi sinh cho con; một người nông dân dù đến bước đường cùng vẫn giữ trọn nhân cách của mình “chết trong còn hơn sống đục”.

Bài tập 5:  Phân tích nhân vật ông giáo trong truyện ngắn Lão Hạc

Trong truyện ngắn Lão Hạc, ta bắt gặp những con người với số phận bất hạnh nhưng ở họ vẫn toát lên tấm lòng và nhân cách cao đẹp, chứa chan tình yêu thương con người. Nhân vật ông giáo đã để lại trong tâm trí chúng ta ấn tượng về một người tri thức nghèo trong xã hội.

Nhân vật ông giáo vừa đóng vai trò dẫn dắt câu chuyện, vừa làm người tham gia vào câu chuyện của nhân vật chính, qua đó thể hiện những suy nghĩ, tâm tư của bản thân ông trước những bão giông của cuộc đời. Không rõ tên họ là gì, nhưng hai tiếng “Ông giáo” đã toát lên vị thế của ông – một con người nhiều chữ nghĩa và khiến mọi người đều nể trọng. Lão Hạc mỗi khi nói về ông giáo đều thể hiện sự cung kính, trọng vọng nhưng cũng thể hiện sự tin tưởng, thân tình “Cậu Vàng đi đời rồi ông giáo ạ!”; “Vâng ông giáo dạy phải...”

Ông giáo có một hoàn cảnh sống đầy những khó khăn. Tuổi trẻ bôn ba, ông từng vào Sài Gòn với niềm tin và khát khao cao đẹp nhưng cuộc sống không phải là ước mơ màu hồng với người tri thức nghèo khó. Sau một trận ốm nặng ở Sài Gòn về quần áo bán gần hết, chỉ còn một va li sách. Nếu lão Hạc quí cậu Vàng bao nhiêu thì ông giáo quí những quyển sách của mình bấy nhiêu. Cái nghèo cứ đeo đẳng mãi. Thế nhưng, giữa những biến chuyển đầy khổ đau trong cuộc đời, ông vẫn giữ cho mình nhân cách cao đẹp và là người có trái tim nhân hậu đáng quý. Trở về làng, ông là chỗ dựa tinh thần, là niềm an ủi cho lão Hạc. Ông giáo luôn cảm thông với hoàn cảnh của người cha nghèo, cô đơn và tội nghiệp. Ông giáo là nơi để lão Hạc san sẻ mọi niềm vui, nỗi buồn. Khi lão Hạc rơi vào tình trạng khố khổ, ông giáo đã ngấm ngầm giúp đỡ cho lão, dù gia đình ông cũng rất khó khăn. Ông giáo cũng là chỗ tin tưởng để lão hạc gửi gắm số tiền ít ỏi, lão dành dụm để để khi lão chết không phải phiền đến hàng xóm. Có lẽ những đồng cảm về khó khăn trong cuộc sống đã xích họ lại gần nhau hơn, cảm thông hơn. Một tình bạn giữa những con người khố khổ thật  ấm áp tình người.

Nếu như nhân vật người nông dân trong sáng tác của Nam Cao chịu những nỗi khổ về vật chất, họ bị đẩy vào bước đường của cái đói, cái nghèo thì những nhân vật tri thức trong trang văn của ông còn là những dằn vặt, đau đớn về tinh thần. Họ luôn phải trăn trở trong những suy nghĩ. Chứng kiến cuộc sống của lão Hạc ngày càng khốn khó, bi thương, ông giáo đã phải thốt lên: “Cuộc đời quả thật cứ mỗi ngày trôi qua thật đáng buồn”. Khi biết lão Hạc xin bả chó của Binh Tư, ông càng buồn hơn, phải chăng bản năng đã chiến thắng nhân tính con người. Nhưng trước cái chết của lão Hạc, ông cảm thấy cuộc đời không hẳn đáng buồn. Cái chết ấy đã chứng minh cho tấm lòng trong sạch, của lòng tự trong trước bờ vực của sự tha hóa. Ông giáo ngỡ ngàng nhận thấy cuộc đời vẫn buồn theo một nghĩa khác, một người tốt như lão Hạc nhưng cuối cùng vẫn phải tìm đến cái chết để giải thoát cho mình.. Trước cái chết dữ dội của lão Hạc, ông giáo xót xa, khẽ cất lời than trước vong linh người láng giềng hiền lành, tội nghiệp: “Lão Hạc ơi! Lão Hạc ơi! Lão hãy yên lòng mà nhắm mắt! Lão đừng lo gì cho cái vườn của lão. Tôi sẽ cố giữ gìn cho lão…” Ông cảm thấy bất lực trước những đau thương mà chính ông và cà lão Hạc phải chịu đựng.

Bằng ngòi phút miêu tả tâm lí nhân vật vô cùng sâu sắc và tinh tế, Nam Cao đã khắc họa thành công những diễn biến trong tâm trạng của ông giáo. Có thể coi hình tượng ông giáo chính là hình bóng của nhà văn Nam Cao. Thông qua nhân vật ông giáo, người đọc như hiểu hơn về cuộc đời và số phận của lão Hạc, góp phần tô đậm giá trị nhân đạo của truyện ngắn thấm đượm tình người.

Bài tập 6: Thuyết minh về tác phẩm Lão Hạc của Nam Cao

Nam Cao – nhà văn và cũng là những người bạn luôn thấu hiểu, đồng cảm với nỗi lòng của người nông dân trước Cách mạng tháng Tám. Khi nhận xét về hình ảnh người nông dân trên trang văn của ông, có nhà nhận định đã đưa ra ý kiến: Truyện của Nam Cao thể hiện một tư tưởng chung là nỗi băn khoăn đến đau đớn trước thực trạng con người bị hủy hoại về nhân phẩm do cuộc sống đói nghèo đẩy tới. Nhân vật Lão Hạc trong tác phẩm cùng tên đã thể hiện một nhân cách cao đẹp, dù hoàn cảnh sống khốn cùng nhưng vẫn giữ cho mình những phẩm giá đáng quý.

Nam Cao sinh ra ở một làng quê nghèo vùng đồng bằng Bắc Bộ và cuộc sống của ông gặp nhiều khốn khó, dòng đời lận đận. Vì vậy, những chất liệu và hình ảnh thực đã đi vào trang văn của ông chân thực và sống động. Hình ảnh người nông dân nghèo khổ bị vùi dập, dồn đế bước đường cùng đã hằn sâu trong tâm trí nhà văn. Cùng với các tác phẩm Chí Phèo, Một bữa no… Lão Hạc là một truyên ngắn xuất sắc của Nam Cao khi viết về đề tài này và được đăng báo lần đầu năm 1943. Truyện ngắn được giới thiệu trong chương trình sách Ngữ Văn 8 tập 1, với độ dài gần tám trang giấy nhưng đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc về một người cha, người nông dân với những phẩm chất cao quý.

Lão Hạc là truyện kể về cuộc đời của người nông dân sống ở làng quê nghèo khó. Lão có một đứa con trai, một mảnh vường và một con chó mà lão rất yêu quý với tên gọi cậu Vàng. Đứa con trai của lão vì hoàn cảnh nghèo khổ mà không lấy được vợ, phẫn uất nên anh ta  bỏ đi đồn điền cao su, bỏ lại người cha cô đơn với cậu Vàng. Sau một trận ốm thập tử nhất sinh, lão Hạc không còn đủ sức đi làm thuê làm mướn, rồi trận bão đã phá sạch sành sanh hoa màu trong mảnh vườn. Cuộc sống ngày càng khó khăn, lão  kiếm được gì ăn nấy và không nhận sự giúp đỡ của bất kì ai. Và khi không còn kiếm được gì ăn,lão cũng không muốn bán mảnh vườn nên lão phải bán cậu Vàng cho người ta giết thịt và quyết định ấy đã khiến lão đau khổ, day dắt, buồn bã. Lão mang hết tài sản của mình gửi cho ông giáo giữ hộ. Một hôm nọ, lão xin Binh Tư bả chó và nói là để đánh bả một con chó làm thịt. Ông giáo nghe được câu chuyện đó đã rất buồn rồi bỗng dưng nghe tin lão Hạc chết. Một cái chết đau đớn và dữ dội, lão đã dùng bả chó để kết thúc cuộc đời mình. Cả làng không ai hiểu vì sao, chỉ có ông giáo và Binh Tư hiểu.

Dù với dung lượng khá ngắn và cốt truyện đơn giản nhưng truyện đã rất thành công khi khắc họa hình ảnh người nông dân trước Cách mạng. Lão Hạc trước hết là một người cha mẫu mực, yêu thương con hết lòng. Vợ mất sớm, một mình lão gà trống nuôi con trưởng thành.Khi đứa con không thể cưới vợ vì không có tiền và phẫn uất bỏ đi làm ăn. Người cha như lão Hạc ở hoàn cảnh đó không khỏi đau đớn, day dứt khi không làm tròn trách nhiệm của mình. Vì thế mà ngày đêm lão mong ngóng đứa con trai trở về. Lão thường tâm sự với cậu Vàng như nói về bố của trẻ. Được đồng nào từ hoa màu cảu mảnh vườn, lão chắt chiu dành cả cho con. Tấm lòng của người cha nghèo khổ thật đáng trân quý biết bao.

Không chỉ vậy, lão Hạc còn là người có lòng tự trọng và nhân cách cao đẹp. Dù rơi vào hoàn cảnh nghèo khó, không còn gì ăn và sức lực cạn kiệt nhưng lão quyết từ chối sự giúp đỡ của những những người lãng giềng. Còn chút tiền tiết kiệm được, lão gửi cả ông giáo để sau này lão chết sẽ lo ma chay cho lão, khỏi phiền hà hàng xóm. Cũng chính bởi lòng tự trọng gần như hách dịch ấy, đã khiến lão tìm đến cái chết như sự giải thoát. Quyết định bán cậu Vàng có lẽ là quyết định khó khăn và đau đớn nhất của lão. “Lão cười như mếu và đôi mắt lão ầng ậc nước”, “mặt lão co rúm lại”, “những vết nhăn xô lại với nhau”… những chi tiết miêu tả tam trạng lão Hạc sau khi bán cậu Vàng thật xúc động. Lão coi con chó như họ hàng, như con cháu vậy mà lão lỡ lừa bán nó. Một nhân cách cả đời sống trung thực, chẳng biết làm hại ai như lão đau khổ, day dứt về việc mình đã làm. Lão đã chọn cái chết để kết thúc cuộc đời mình bằng một liều bả chó mà lão xin của Binh Tư. Cái chết của lão khiến người độc day dứt, thương xót và cũng đầy suy ngẫm. Lão hoàn toàn có thể lựa chọn cho mình một cách ra đi nhẹ nhàng, thanh thản hơn thay vì cái chết dữ dội, đau đớn ấy. Phải chăng lão muốn tự trừng phạt mình sau khi lão lừa bán cậu Vàng. Cái chết là cách để lão giữ lại vẹn nguyên tấm lòng trong sạch của mình trong bước đường cùng của số phận.

Nét đặc sắc nhất về nghệ thuật của tác phẩm là tài năng miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế và sâu sắc của nhà văn Nam Cao. Ngòi bút của ông đã đã thể hiện được những nỗi lòng, tâm tư sâu kín của nhân vật một cách chân thật. Truyện có giá trị nhân đạo sâu sắc, nâng niu những phẩm giá cao đẹp của con người dù trong hoàn cảnh tăm tối nhất. Bên cạnh đó, truyện đã lên án xã hội thực dân nửa phong kiến, đẩy những người nông dân lương thiện đến tận cùng của nghèo đói, những giá trị tốt đẹp của con người dần bị chôn vùi.

Hơn nửa thế kỉ trôi qua nhưng truyện ngắn Lão Hạc vẫn mãi trường tồn với thời gian bởi những giá trị của nó để lại. Truyện cũng cho chúng ta những bài học về cách xây dựng tình huống truyện, nghệ thuật khắc họa tâm lí nhân vật tuyệt sắc của nhà văn Nam Cao. Vì thế, tác phẩm Lão Hạc trở thành một trong những truyện ngắn tiêu biểu của giai đoạn văn học trước Cách mạng được lựa chọn đưa vào chương trình sách giáo khoa để học sinh nghiền ngẫm và rút ra những lẽ sống cho riêng mình.

 

Tìm kiếm google: hướng dẫn trả lời câu hỏi bài lão hạc ngữ văn 8, soạn bài ngắn nhất lão hạc, Lão Hạc ngữ văn 8 tập 1.

Xem thêm các môn học

Soạn văn 8 tập 1 ngắn nhất


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com