Soạn văn 8 ngắn nhất bài: Đập đá ở Côn Lôn

Soạn bài: “Đập đá ở Côn Lôn” - ngữ văn 8 tập 1 ngắn gọn nhất. Nhằm giúp học sinh giảm bớt thời gian soạn bài nhưng vẫn đảm bảo nắm đủ ý, baivan giới thiệu các em tổ hợp bài soạn cực ngắn, siêu ngắn và ngắn nhất. Từ đó, học sinh có thêm lựa chọn bài soạn phù hợp với của mình. Soạn “Đập đá ở Côn Lôn” cực ngắn – baivan.

[toc:ul]

I. Câu hỏi trong bài học:

Bài tập 1: Trang 150 SGK Ngữ văn 8 tập 1

Em hình dung công việc đập đá của người từ ở Côn Đảo là một công việc như thế nào ? (Chú ý không gian, điều kiện làm việc và tính chất công việc.)

Bài tập 2: Trang 150 SGK Ngữ văn 8 tập 1

Bốn câu thơ đầu có hai lớp nghĩa. Hai lớp nghĩa đó là gì ? Phân tích giá trị nghệ thuật của những câu thơ đó. Nhận xét về khẩu khí của tác giả.

Bài tập 3: Trang 150 SGK Ngữ văn 8 tập 1

Bốn câu thơ cuối bộc lộ trực tiếp những cảm xúc và suy nghĩ của tác giả. Em hãy tìm hiểu ý nghĩa những câu thơ này và cách thức biểu hiện xúc cảm của tác giả.

LUYỆN TẬP

Bài tập 1: Trang 150 SGK Ngữ văn 8 tập 1

Qua cả hai bài thơ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác và Đập đá ở Côn Lôn, em hãy trình bày lại những cảm nhận của mình về vẻ đẹp hào hùng, lãng mạn của hình tượng nhà nho yêu nước và cách mạng đầu thế kỉ XX.

Phần tham khảo mở rộng

Bài tập 1: Nội dung và nghệ thuật bài thơ Đập đá ở Côn Lôn

Bài tập 2: Cảm nhận về bản lĩnh và khí phách kiên cường của người chiến sĩ yêu nước trong bài thơ

Bài tập 3:  Giới thiệu về tác giả Phan Chu Trinh và bài thơ Đập đá ở Côn Lôn

II. Soạn bài siêu ngắn: Đập đá ở Côn Lôn

Bài tập 1: Công việc đập đá của người từ ở Côn Đảo:

  • Không gian : cái tên đảo gắn liền với một nỗi ghê sợ hãi hùng, nơi lưu đày ở đó là la động khổ sai đến kiệt sức, là cùm gông, đánh đập, tra tấn dã man, là bắn giết…
  • Điều kiện làm việc: Đập đá vốn là công việc nặng nhọc, ở Côn Đảo lại càng cực nhọc hơn vì nhà tù và thiên nhiên đều khắc nghiệt.
  • Đặc điểm công việc: công việc đập đá công việc khổ sai cưỡng bức để tàn phá dữ dội thân thể và tiêu hao sức lực của người tù, khiến nhiều người kiệt sức hòng khuất phục ý chí của họ.

Bài tập 2: Bốn câu thơ đầu của bài thơ diễn đạt hai tầng nghĩa.

  • Tầng nghĩa thứ nhất: miêu tả chân thực một công việc lao động khổ sai, cực nhọc của người tù ở những hòn núi ngoài Côn Đảo.
  • Tầng nghĩa thứ hai: quan trọng hơn, khắc họa nổi bật tầm vóc khổng lồ của người anh hùng với những hành động phi thường.

o Khẩu khí: ngang tàng, mạnh mẽ, sảng khoái, oai phong, lẫm liệt như một nhân vật thần thoại.

o Nghệ thuật: khoa trương và giọng điệu pha chút tự hào khiến Phan Châu Trinh chân yếu tay mền  thoắt biến thành một dũng sĩ với vóc dáng khổng lồ và sức mạnh phi thường.

o Nhịp thơ mạnh, dồn dập, gấp gáp… 

=> Dũng sĩ đập đá mà như muốn san bằng bất công, tàn ác vĩ đại nghĩa ở đời.

Bài tập 3: Bốn câu thơ cuối, tác giả đã thể hiện những cảm xúc của mình trước cảnh tù đày.

  • Sự đối lập càng làm rõ sức mạnh, ý chí của người tù, quyết tâm vượt lên hoàn cảnh. Dù tự nhiên khắc nghiệt và sự giày xéo đọa đày của bọn giặc có dã man thì người chí sĩ đối với cách mạng vẫn thủy chung sắt son, bền chặt.
  • Hai câu thơ kết: ý chí sắt đá của người chí sĩ. Sự lao động khổ sai ở nhà tù mà bọn giặc bày ra chỉ là những việc tầm thường vụn vặt, không thể làm lung lay tinh thần chiến đấu của bậc anh hùng hào kiệt.

=> Tinh thần lạc quan, tin tưởng vào chính mình, vào con đường chính nghĩa đã lựa chọn. Vẻ đẹp tinh thần này kết hợp với tầm vóc sức mạnh ở 4 câu thơ trước đã tôn hình tượng người anh hùng lên ngang tầm với sử thi.

LUYỆN TẬP

Bài tập 1: Trình bày lại những cảm nhận của mình về vẻ đẹp hào hùng, lãng mạn của hình tượng nhà nho yêu nước và cách mạng đầu thế kỉ XX.

- Cả 2 đều nói về chí làm trai, thể hiện khẩu khí của những bậc anh hùng hào kiệt khi sa cơ, lỡ bước rơi vào vòng tù ngục.

- Họ là những người yêu nước sâu sắc, hi sinh tất cả vì sự nghiệp cứu nước, không

- Có khí phách hiên ngang, lẫm liệt, có ý chí dời non lấp biển.

=> Họ là những biểu tượng đẹp, là niềm tự hào của các thế hệ của dân tộc. Đó là sự kết tinh vẻ đẹp anh hùng và lãng mạn của các nhà nho đầu thế kỉ XX.

Phần tham khảo mở rộng

Bài tập 1: Nội dung và nghệ thuật bài thơ Đập đá ở Côn Lôn

Nội dung: giúp ta cảm nhận một hình tượng đẹp, một khí thế ngang tàng, vẻ đẹp lẫm liệt của nhà cách mạng Phan Chu Trinh.  Dù gặp phải tình cảnh gian nguy nhưng vẫn không hề sờn lòng đổi chí

Nghệ thuật

  • Thể thơ thất ngôn bát cú đường luật, ngôn ngữ hàm súc, kết hợp tả thực ẩn dụ, nói quá
  • Sử dụng bút pháp lãng mạn, hình ảnh thơ phóng đại và khoa trương.
  • Giọng thơ hào hùng, ngang tàng, lẫm liệt, giàu sức biểu cảm.

Bài tập 2: Cảm nhận về bản lĩnh và khí phách kiên cường của người chiến sĩ yêu nước trong bài thơ

Đất nước ta đã trải qua bao trận chiến cam go để đấu tranh chống lại lũ giặc xâm lăng, cướp nước. Nhiều những chiến sĩ cách mạng phải chịu cảnh đòn roi và tra tấn độc ác nhưng trong hoàn cảnh đó, họ không hề sờn lòng đổi chí mà vẫn hiên ngang, bất khuất trước mũi giáo của kè thù. Phan Chu Trinh là một chí sĩ yêu nước như vậy, dù phải chịu lao động khổ sai nhưng ông và các đồng chí của mình vẫn sắt son một lòng yêu nước. Bài thơ Đập đá ở Côn Lôn đã khắc họa rõ lí tưởng và ý chí quyết tâm của người anh hùng trước hoàn cảnh khắc nghiệt.

Bài thơ được viết theo thể thơ thất ngôn bát cú đường luật. Bốn câu thơ đầu đã họa lên hình ảnh người chiến sĩ với khí phách và uy dũng

                    Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn

                    Lừng lẫy làm cho lở núi non

                    Xách búa đánh tan năm bảy đống

                    Ra tay đập bể mấy trăm hòn

Câu thơ đầu mở ra với thế đứng của người anh hùng, tư thế hiên ngang, lồng lộng giữa càn khôn nhật nguyệt, dù tay chân đang phải chịu gông cùm và xiềng xích của địch. Mang thân làm trai giữa đất trời, luôn lấy sự nghiệp cứu nước, bảo vệ dân tộc làm đầu.Dù giờ đây phải chịu cảnh tù đày, công việc đập đá là một công việc khổ sai, vô cùng vất vả và nặng nhọc nhưng kẻ làm trai càng sẵn sàng chấp nhận thử thách, sống ngag tàng hiên ngang: Lừng lẫy làm cho lở núi non”. Lối nói khoa trương mạnh mẽ nhưng làm nổi bật tinh thần thép ở người anh hùng, không hề run sợ và nao núng trước kẻ thù.

Ở hai câu thực, tác giả đã sử dụng lối nói khoa trương để miêu tả về công việc đập đá. Công việc đó bỗng chốc trở thành cuộc chiến đấu chinh phục tự nhiên và người anh hùng hiện ra với tư thế oai phong, lẫm liệt. Việc đập đá thể hiện một sức mạnh ghê gớm, “đánh tan năm bảy đống”, “đập bể mấy trăm hòn”. Hai câu thực đã thật sự làm choáng ngợp trong tâm trí người đọc hình ảnh người tù yêu nước thật đẹp, thật kỳ lạ trong cái tư thế ngạo nghễ hiên ngang giữa vũ trụ đất trời với tất cả lòng ngưỡng mộ và kính phục. Qua đó ta càng thêm khâm phục ý chí và sức mạnh của con người trước thiên nhiên và vũ trụ bao la.

Đến bốn câu thơ sau, tác giả đã thể hiện rõ ý chí chiến đấu kiên cường của người chiến sĩ. Dù thời gian, thời tiết và những đòn roi tra tấn của kẻ thù đất Côn Lôn nhưng không làm nhụt ý chí mà còn tôi luyện những người chiến sĩ thêm sành sỏi, kiên định với lí tưởng của mình:

                       Tháng ngày bao quản thân sành sỏi

                         Mưa nắng càng bền dạ sắt son

“Tháng ngày” và “mưa nắng” như tượng trưng cho những gian khổ, khó khăn với người trai ra trận. Bước theo con đường cứu nước, giải phóng dân tộc, nghĩa là người anh hùng Phan Châu Trinh đã chấp nhận những hiểm nguy với bản thân, bao nắng mưa chỉ như như thử thách cuộc đời. Và rồi bước qua bao vất vả, gian lao, ý chí chiến đấu càng thêm kiên cường, tấm lòng yêu nước càng sắt son  trước mối thù của dân tộc. Câu thơ khiến chúng ta thêm cảm phục tinh thần và bản lĩnh rắn rỏi, khí phách hiên ngang của người chiến sĩ trong hoàn cảnh tù đầy. Họ luôn vững niềm tin, vững lòng vững dạ không nguôi đi ý chí chiến đấu của mình.

Hai câu kết vang lên với khẩu khí ngang tàng, vừa như lời tuyên ngôn của người anh hùng khi lỡ bước và cũng là lời động viên tinh thần yêu nước với đồng đội của mình trong hoàn cảnh gian nan hiện tại:

                      Những kẻ vá trời khi lỡ bước

                      Gian nan chi kể việc cỏn con

Nhà thơ đã mượn lại tích truyện Nữ Oa vá trời xưa, với sức mạnh của bà đã biến cải cả đất trời. Qua đó, Phan Chu Trinh khẳng định ý chí, con đường của người làm cách mạng, dù còn gập ghềnh nguy nan nhưng nhất định sẽ đi vượt qua. Tự nhân mình là những kẻ vá trời còn thể hiện một chỗ đứng đầy quyền uy của kẻ anh hùng, một công việc chính nghĩa để đối chọi với kẻ thù. Đứng trước hoàn cảnh tù đày- ranh giới mong manh giữa sự sống và cái chết nhưng tác giả vẫn cho đó là “việc cỏn con”. Điều này thể hiện ý chí không chịu khuất phục, coi thường nguy nan. Ta càng thêm cảm phục tâm hồn cao đẹp của người tù yêu nước,  luôn , kiên cường, quyết chí vì công cuộc cách mạng, vì tự do của dân tộc.

Bằng những lời thơ hàm súc với khẩu khí đanh thép, mạnh mẽ và nghệ thuật khoa trương, phóng đại, người anh hùng cách mạng hiện lên với bản lĩnh kiên cường và khí phách hiên ngang. Dù trong hoàn cảnh tù đày hiểm nguy và gian khổ nhưng tình yêu nước, lòng căm thù giặc của các chiến sĩ vẫn như ngọn đuốc sáng, cháy rực trong tâm hồn họ. Ý thơ đã giúp nhà thơ giãy bày cái tâm, cái chí của mình. Qua đó, người tù yêu nước Phan Chu Trinh đã hằn sâu vào tâm trí người đọc tự nhiên, nhẹ nhàng, trong niềm cảm phục khôn nguôi.

Bài tập 3:  Giới thiệu về tác giả Phan Chu Trinh và bài thơ Đập đá ở Côn Lôn

Phan Chu Trinh (1892 -1926) là một trong những chí sĩ cách mạng nổi tiếng đầu thế kỉ XX, ông lấy hiệu là Tây Hồ. Quê ông  làng Tây Lộc, huyện Hà Đông, tỉnh Quảng Nam. Ông đã đề xướng các phong trào yêu nước những năm đầu thế kỉ XX và gây được tiếng vang lớn ở trong nước, cũng như ở Pháp Và Nhật. Đến năm 1908, Phan Chu Trinh bị khép tội xúi giục nhân dân nổi loạn trong phong trào chống thuế ở Trung Kì và đến 1910, nhờ sự can thiện của Hội nhân quyền (Pháp) ông mới được tha.

Bài thơ Đập đá ở Côn Lôn được sáng tác trong những ngày ông và nhiều tù nhân khác bị bắt đày ra Côn Đảo, bị bắt lao động khổ sai. Nhà tù thực dân Côn Đảo là địa ngục trần gian với nhiều hình thức tra tấn dã man các chí sĩ yêu nước thời đó. Trong đó, đập đá là một công việc mà những người đi đày phải làm. Bài thơ đã khắc họa hình ảnh đẹp, phong thái cứng cỏi của người anh hùng cứu nước. Dù trong hoàn cảnh khó khăn, người chí sĩ vẫn không hề nao núng, chùn bước mà càng thêm quyết tâm và tình yêu nước sâu sắc. Tác giả đã sử dụng bút pháp lãng mạn, ngôn ngữ hàm súc với hình ảnh ẩn dụ trong bài thơ đã khắc họa vẻ đẹp lẫm liệt của người chí sĩ dù gặp phải tình cảnh gian nguy nhưng vẫn không hề sờn lòng đổi chí.

III. Soạn bài ngắn nhất: Đập đá ở Côn Lôn

Bài tập 1: Công việc đập đá ở Côn Đảo:

- Không gian : ghê sợ hãi hùng, nơi lưu đày, là động khổ sai đến kiệt sức, là cùm gông, đánh đập, tra tấn dã man, là bắn giết…

- Điều kiện làm việc:  càng cực nhọc vì nhà tù và thiên nhiên đều khắc nghiệt.

- Đặc điểm công việc: công việc khổ sai cưỡng bức để tàn phá dữ dội thân thể, tiêu hao sức lực của người tù, kiệt sức hòng khuất phục ý chí của họ.

Bài tập 2: Bốn câu thơ đầu của bài thơ diễn đạt hai tầng nghĩa.

• Tầng nghĩa 1: công việc lao động khổ sai, cực nhọc của người tù ở những hòn núi ngoài Côn Đảo được miêu tả 1 cách chân thực.

• Tầng nghĩa 2: khắc họa nổi bật tầm vóc khổng lồ của người anh hùng với những hành động phi thường.

o Khẩu khí: ngang tàng, mạnh mẽ, sảng khoái, oai phong, lẫm liệt => một nhân vật thần thoại.

o Nghệ thuật: khoa trương và giọng điệu pha chút tự hào =>  Phan Châu Trinh  biến thành một dũng sĩ với vóc dáng khổng lồ và sức mạnh phi thường.

o Nhịp thơ mạnh, dồn dập, gấp gáp… 

=> Dũng sĩ đập đá mà như muốn san bằng bất công, tàn ác vĩ đại nghĩa ở đời.

Bài tập 3: Tác giả đã thể hiện những cảm xúc của mình trước cảnh tù đày:

  • Sự đối lập càng làm rõ sức mạnh, dù tự nhiên khắc nghiệt và sự giày xéo đọa đày của bọn giặc có dã man => người chí sĩ đối với cách mạng vẫn thủy chung sắt son, bền chặt.
  • Hai câu thơ kết: Sự lao động khổ sai ở nhà tù mà bọn giặc bày ra chỉ là những việc tầm thường vụn vặt, không thể làm lung lay tinh thần chiến đấu của bậc anh hùng hào kiệt => ý chí sắt đá của người chí sĩ. 

=> Tin tưởng vào chính mình, vào con đường chính nghĩa đã lựa chọn, lạc quan, hình tượng người anh hùng lên ngang tầm với sử thi.

LUYỆN TẬP

Bài tập 1: Trình bày lại những cảm nhận của mình hình tượng nhà nho yêu nước 

- Cả 2 đều nói về chí làm trai,  khẩu khí của những bậc anh hùng hào kiệt khi sa cơ, lỡ bước rơi vào vòng tù ngục.

- Là những người yêu nước sâu sắc, hi sinh tất cả vì sự nghiệp cứu nước, không, khí phách hiên ngang, lẫm liệt, có ý chí dời non lấp biển.

=> Biểu tượng đẹp, là niềm tự hào của các thế hệ của dân tộc. Đó là sự kết tinh vẻ đẹp anh hùng và lãng mạn của các nhà nho đầu thế kỉ XX.

Phần tham khảo mở rộng

Bài tập 1: Nội dung và nghệ thuật bài thơ Đập đá ở Côn Lôn

1. Nội dung: thấy được một hình tượng đẹp, một khí thế ngang tàng, vẻ đẹp lẫm liệt của nhà cách mạng Phan Chu Trinh, dù gặp phải tình cảnh gian nguy nhưng vẫn không hề sờn lòng đổi chí.

2. Nghệ thuật: Thể thơ thất ngôn bát cú đường luật, ngôn ngữ hàm súc, kết hợp tả thực ẩn dụ, nói quá, bút pháp lãng mạn, hình ảnh thơ phóng đại và khoa trương, giọng thơ hào hùng, ngang tàng, lẫm liệt, giàu sức biểu cảm.

Bài tập 2: Cảm nhận về bản lĩnh và khí phách kiên cường của người chiến sĩ yêu nước trong bài thơ

Đất nước ta đã trải qua bao trận chiến cam go để đấu tranh chống lại lũ giặc xâm lăng, cướp nước. Nhiều những chiến sĩ cách mạng phải chịu cảnh đòn roi và tra tấn độc ác nhưng trong hoàn cảnh đó, họ không hề sờn lòng đổi chí mà vẫn hiên ngang, bất khuất trước mũi giáo của kè thù. Phan Chu Trinh là một chí sĩ yêu nước như vậy, dù phải chịu lao động khổ sai nhưng ông và các đồng chí của mình vẫn sắt son một lòng yêu nước. Bài thơ Đập đá ở Côn Lôn đã khắc họa rõ lí tưởng và ý chí quyết tâm của người anh hùng trước hoàn cảnh khắc nghiệt.

Bài thơ được viết theo thể thơ thất ngôn bát cú đường luật. Bốn câu thơ đầu đã họa lên hình ảnh người chiến sĩ với khí phách và uy dũng

                    Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn

                    Lừng lẫy làm cho lở núi non

                    Xách búa đánh tan năm bảy đống

                    Ra tay đập bể mấy trăm hòn

Câu thơ đầu mở ra với thế đứng của người anh hùng, tư thế hiên ngang, lồng lộng giữa càn khôn nhật nguyệt, dù tay chân đang phải chịu gông cùm và xiềng xích của địch. Mang thân làm trai giữa đất trời, luôn lấy sự nghiệp cứu nước, bảo vệ dân tộc làm đầu.Dù giờ đây phải chịu cảnh tù đày, công việc đập đá là một công việc khổ sai, vô cùng vất vả và nặng nhọc nhưng kẻ làm trai càng sẵn sàng chấp nhận thử thách, sống ngag tàng hiên ngang: Lừng lẫy làm cho lở núi non”. Lối nói khoa trương mạnh mẽ nhưng làm nổi bật tinh thần thép ở người anh hùng, không hề run sợ và nao núng trước kẻ thù.

Ở hai câu thực, tác giả đã sử dụng lối nói khoa trương để miêu tả về công việc đập đá. Công việc đó bỗng chốc trở thành cuộc chiến đấu chinh phục tự nhiên và người anh hùng hiện ra với tư thế oai phong, lẫm liệt. Việc đập đá thể hiện một sức mạnh ghê gớm, “đánh tan năm bảy đống”, “đập bể mấy trăm hòn”. Hai câu thực đã thật sự làm choáng ngợp trong tâm trí người đọc hình ảnh người tù yêu nước thật đẹp, thật kỳ lạ trong cái tư thế ngạo nghễ hiên ngang giữa vũ trụ đất trời với tất cả lòng ngưỡng mộ và kính phục. Qua đó ta càng thêm khâm phục ý chí và sức mạnh của con người trước thiên nhiên và vũ trụ bao la.

Đến bốn câu thơ sau, tác giả đã thể hiện rõ ý chí chiến đấu kiên cường của người chiến sĩ. Dù thời gian, thời tiết và những đòn roi tra tấn của kẻ thù đất Côn Lôn nhưng không làm nhụt ý chí mà còn tôi luyện những người chiến sĩ thêm sành sỏi, kiên định với lí tưởng của mình:

                       Tháng ngày bao quản thân sành sỏi

                         Mưa nắng càng bền dạ sắt son

“Tháng ngày” và “mưa nắng” như tượng trưng cho những gian khổ, khó khăn với người trai ra trận. Bước theo con đường cứu nước, giải phóng dân tộc, nghĩa là người anh hùng Phan Châu Trinh đã chấp nhận những hiểm nguy với bản thân, bao nắng mưa chỉ như như thử thách cuộc đời. Và rồi bước qua bao vất vả, gian lao, ý chí chiến đấu càng thêm kiên cường, tấm lòng yêu nước càng sắt son  trước mối thù của dân tộc. Câu thơ khiến chúng ta thêm cảm phục tinh thần và bản lĩnh rắn rỏi, khí phách hiên ngang của người chiến sĩ trong hoàn cảnh tù đầy. Họ luôn vững niềm tin, vững lòng vững dạ không nguôi đi ý chí chiến đấu của mình.

Hai câu kết vang lên với khẩu khí ngang tàng, vừa như lời tuyên ngôn của người anh hùng khi lỡ bước và cũng là lời động viên tinh thần yêu nước với đồng đội của mình trong hoàn cảnh gian nan hiện tại:

                      Những kẻ vá trời khi lỡ bước

                      Gian nan chi kể việc cỏn con

Nhà thơ đã mượn lại tích truyện Nữ Oa vá trời xưa, với sức mạnh của bà đã biến cải cả đất trời. Qua đó, Phan Chu Trinh khẳng định ý chí, con đường của người làm cách mạng, dù còn gập ghềnh nguy nan nhưng nhất định sẽ đi vượt qua. Tự nhân mình là những kẻ vá trời còn thể hiện một chỗ đứng đầy quyền uy của kẻ anh hùng, một công việc chính nghĩa để đối chọi với kẻ thù. Đứng trước hoàn cảnh tù đày- ranh giới mong manh giữa sự sống và cái chết nhưng tác giả vẫn cho đó là “việc cỏn con”. Điều này thể hiện ý chí không chịu khuất phục, coi thường nguy nan. Ta càng thêm cảm phục tâm hồn cao đẹp của người tù yêu nước,  luôn , kiên cường, quyết chí vì công cuộc cách mạng, vì tự do của dân tộc.

Bằng những lời thơ hàm súc với khẩu khí đanh thép, mạnh mẽ và nghệ thuật khoa trương, phóng đại, người anh hùng cách mạng hiện lên với bản lĩnh kiên cường và khí phách hiên ngang. Dù trong hoàn cảnh tù đày hiểm nguy và gian khổ nhưng tình yêu nước, lòng căm thù giặc của các chiến sĩ vẫn như ngọn đuốc sáng, cháy rực trong tâm hồn họ. Ý thơ đã giúp nhà thơ giãy bày cái tâm, cái chí của mình. Qua đó, người tù yêu nước Phan Chu Trinh đã hằn sâu vào tâm trí người đọc tự nhiên, nhẹ nhàng, trong niềm cảm phục khôn nguôi.

Bài tập 3:  Giới thiệu về tác giả Phan Chu Trinh và bài thơ Đập đá ở Côn Lôn

Phan Chu Trinh (1892 -1926) là một trong những chí sĩ cách mạng nổi tiếng đầu thế kỉ XX, ông lấy hiệu là Tây Hồ. Quê ông  làng Tây Lộc, huyện Hà Đông, tỉnh Quảng Nam. Ông từng đỗ đạt làm quan nhưng chỉ sau một thời gian ngắn, ông từ quan và chuyên tâm vào sự nghiệp cứu nước. Ông đã đề xướng các phong trào yêu nước những năm đầu thế kỉ XX và gây được tiếng vang lớn ở trong nước, cũng như ở Pháp Và Nhật. Đến năm 1908, Phan Chu Trinh bị khép tội xúi giục nhân dân nổi loạn trong phong trào chống thuế ở Trung Kì và đến 1910, nhờ sự can thiện của Hội nhân quyền (Pháp) ông mới được tha.

Bài thơ Đập đá ở Côn Lôn được sáng tác trong những ngày ông và nhiều tù nhân khác bị bắt đày ra Côn Đảo. Trong đó, đập đá là một công việc mà những người đi đày phải làm. Bài thơ đã khắc họa dù trong hoàn cảnh khó khăn, người chí sĩ vẫn không hề nao núng, chùn bước mà càng thêm quyết tâm và tình yêu nước sâu sắc. Sử dụng bút pháp lãng mạn, ngôn ngữ hàm súc với hình ảnh ẩn dụ khắc họa vẻ đẹp lẫm liệt của người chí sĩ.

IV. Soạn bài cực ngắn: Đập đá ở Côn Lôn

Bài tập 1: Công việc đập đá ở Côn Đảo:

1) Không gian : nơi lưu đày, là động khổ sai đến kiệt sức, là cùm gông, đánh đập, tra tấn dã man, là bắn giết…=> ghê sợ hãi hùng

2) Điều kiện làm việc:  ở nhà tù và thiên nhiên đều khắc nghiệt => cực nhọc 

3) Đặc điểm công việc: khổ sai cưỡng bức để tàn phá dữ dội thân thể, tiêu hao sức lực của người tù, kiệt sức=>  khuất phục ý chí của họ.

Bài tập 2: 4 câu thơ đầu diễn đạt hai tầng nghĩa.

1) Tầng nghĩa 1: công việc lao động khổ sai, cực nhọc của người tù ở những hòn núi ngoài Côn Đảo.

2) Tầng nghĩa 2: tầm vóc khổng lồ của người anh hùng với những hành động phi thường.

o Khẩu khí: ngang tàng, mạnh mẽ, sảng khoái, oai phong, lẫm liệt (nhân vật thần thoại.)

o Nghệ thuật: giọng điệu pha chút tự hào, khoa trươn (Phan Châu Trinh  vóc dáng khổng lồ và sức mạnh phi thường.), nhịp thơ mạnh, dồn dập, gấp gáp… 

Bài tập 3: Cảm xúc của tác giả trước cảnh tù đày:

  • Dù tự nhiên khắc nghiệt và sự giày xéo đọa đày của bọn giặc có dã mang, người chí sĩ vẫn thủy chung sắt son, bền chặt đối với cách mạng.
  • Hai câu thơ kết: khổ sai ở nhà tù bọn giặc bày ra chỉ là những việc tầm thường vụn vặt, không thể làm lung lay tinh thần chiến đấu của bậc anh hùng hào kiệt

=> Hình tượng người anh hùng lên ngang tầm với sử thi.

LUYỆN TẬP

Bài tập 1: Cảm nhận của mình hình tượng nhà nho yêu nước: cả 2 đều nói về chí làm trai,  khẩu khí của những bậc anh hùng hào kiệt khi sa cơ, lỡ bước rơi vào vòng tù ngục, những người yêu nước sâu sắc, hi sinh tất cả vì sự nghiệp cứu nước, không, khí phách hiên ngang, lẫm liệt, có ý chí dời non lấp biển. => Biểu tượng đẹp, là niềm tự hào của các thế hệ của dân tộc. 

Phần tham khảo mở rộng

Bài tập 1: Nội dung và nghệ thuật bài thơ Đập đá ở Côn Lôn

 - Nội dung: phát họa hình tượng đẹp, một khí thế ngang tàng, vẻ đẹp lẫm liệt của nhà cách mạng Phan Chu Trinh, gặp tình cảnh gian nguy nhưng vẫn không hề sờn lòng đổi chí.

 - Nghệ thuật: Thể thơ thất ngôn bát cú đường luật, ngôn ngữ hàm súc, kết hợp tả thực ẩn dụ, nói quá, bút pháp lãng mạn, hình ảnh thơ phóng đại và khoa trương, giọng thơ hào hùng, ngang tàng, lẫm liệt, giàu sức biểu cảm.

Bài tập 2: Cảm nhận về bản lĩnh và khí phách kiên cường của người chiến sĩ yêu nước trong bài thơ

Đất nước ta đã trải qua bao trận chiến cam go để đấu tranh chống lại lũ giặc xâm lăng, cướp nước. Nhiều những chiến sĩ cách mạng phải chịu cảnh đòn roi và tra tấn độc ác nhưng trong hoàn cảnh đó, họ không hề sờn lòng đổi chí mà vẫn hiên ngang, bất khuất trước mũi giáo của kè thù. Phan Chu Trinh là một chí sĩ yêu nước như vậy, dù phải chịu lao động khổ sai nhưng ông và các đồng chí của mình vẫn sắt son một lòng yêu nước. Bài thơ Đập đá ở Côn Lôn đã khắc họa rõ lí tưởng và ý chí quyết tâm của người anh hùng trước hoàn cảnh khắc nghiệt.

Bài thơ được viết theo thể thơ thất ngôn bát cú đường luật. Bốn câu thơ đầu đã họa lên hình ảnh người chiến sĩ với khí phách và uy dũng

                    Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn

                    Lừng lẫy làm cho lở núi non

                    Xách búa đánh tan năm bảy đống

                    Ra tay đập bể mấy trăm hòn

Câu thơ đầu mở ra với thế đứng của người anh hùng, tư thế hiên ngang, lồng lộng giữa càn khôn nhật nguyệt, dù tay chân đang phải chịu gông cùm và xiềng xích của địch. Mang thân làm trai giữa đất trời, luôn lấy sự nghiệp cứu nước, bảo vệ dân tộc làm đầu.Dù giờ đây phải chịu cảnh tù đày, công việc đập đá là một công việc khổ sai, vô cùng vất vả và nặng nhọc nhưng kẻ làm trai càng sẵn sàng chấp nhận thử thách, sống ngag tàng hiên ngang: Lừng lẫy làm cho lở núi non”. Lối nói khoa trương mạnh mẽ nhưng làm nổi bật tinh thần thép ở người anh hùng, không hề run sợ và nao núng trước kẻ thù.

Ở hai câu thực, tác giả đã sử dụng lối nói khoa trương để miêu tả về công việc đập đá. Công việc đó bỗng chốc trở thành cuộc chiến đấu chinh phục tự nhiên và người anh hùng hiện ra với tư thế oai phong, lẫm liệt. Việc đập đá thể hiện một sức mạnh ghê gớm, “đánh tan năm bảy đống”, “đập bể mấy trăm hòn”. Hai câu thực đã thật sự làm choáng ngợp trong tâm trí người đọc hình ảnh người tù yêu nước thật đẹp, thật kỳ lạ trong cái tư thế ngạo nghễ hiên ngang giữa vũ trụ đất trời với tất cả lòng ngưỡng mộ và kính phục. Qua đó ta càng thêm khâm phục ý chí và sức mạnh của con người trước thiên nhiên và vũ trụ bao la.

Đến bốn câu thơ sau, tác giả đã thể hiện rõ ý chí chiến đấu kiên cường của người chiến sĩ. Dù thời gian, thời tiết và những đòn roi tra tấn của kẻ thù đất Côn Lôn nhưng không làm nhụt ý chí mà còn tôi luyện những người chiến sĩ thêm sành sỏi, kiên định với lí tưởng của mình:

                       Tháng ngày bao quản thân sành sỏi

                         Mưa nắng càng bền dạ sắt son

“Tháng ngày” và “mưa nắng” như tượng trưng cho những gian khổ, khó khăn với người trai ra trận. Bước theo con đường cứu nước, giải phóng dân tộc, nghĩa là người anh hùng Phan Châu Trinh đã chấp nhận những hiểm nguy với bản thân, bao nắng mưa chỉ như như thử thách cuộc đời. Và rồi bước qua bao vất vả, gian lao, ý chí chiến đấu càng thêm kiên cường, tấm lòng yêu nước càng sắt son  trước mối thù của dân tộc. Câu thơ khiến chúng ta thêm cảm phục tinh thần và bản lĩnh rắn rỏi, khí phách hiên ngang của người chiến sĩ trong hoàn cảnh tù đầy. Họ luôn vững niềm tin, vững lòng vững dạ không nguôi đi ý chí chiến đấu của mình.

Hai câu kết vang lên với khẩu khí ngang tàng, vừa như lời tuyên ngôn của người anh hùng khi lỡ bước và cũng là lời động viên tinh thần yêu nước với đồng đội của mình trong hoàn cảnh gian nan hiện tại:

                      Những kẻ vá trời khi lỡ bước

                      Gian nan chi kể việc cỏn con

Nhà thơ đã mượn lại tích truyện Nữ Oa vá trời xưa, với sức mạnh của bà đã biến cải cả đất trời. Qua đó, Phan Chu Trinh khẳng định ý chí, con đường của người làm cách mạng, dù còn gập ghềnh nguy nan nhưng nhất định sẽ đi vượt qua. Tự nhân mình là những kẻ vá trời còn thể hiện một chỗ đứng đầy quyền uy của kẻ anh hùng, một công việc chính nghĩa để đối chọi với kẻ thù. Đứng trước hoàn cảnh tù đày- ranh giới mong manh giữa sự sống và cái chết nhưng tác giả vẫn cho đó là “việc cỏn con”. Điều này thể hiện ý chí không chịu khuất phục, coi thường nguy nan. Ta càng thêm cảm phục tâm hồn cao đẹp của người tù yêu nước,  luôn , kiên cường, quyết chí vì công cuộc cách mạng, vì tự do của dân tộc.

Bằng những lời thơ hàm súc với khẩu khí đanh thép, mạnh mẽ và nghệ thuật khoa trương, phóng đại, người anh hùng cách mạng hiện lên với bản lĩnh kiên cường và khí phách hiên ngang. Dù trong hoàn cảnh tù đày hiểm nguy và gian khổ nhưng tình yêu nước, lòng căm thù giặc của các chiến sĩ vẫn như ngọn đuốc sáng, cháy rực trong tâm hồn họ. Ý thơ đã giúp nhà thơ giãy bày cái tâm, cái chí của mình. Qua đó, người tù yêu nước Phan Chu Trinh đã hằn sâu vào tâm trí người đọc tự nhiên, nhẹ nhàng, trong niềm cảm phục khôn nguôi.

Bài tập 3:  Giới thiệu về tác giả Phan Chu Trinh và bài thơ Đập đá ở Côn Lôn

Phan Chu Trinh (1892 -1926) là một trong những chí sĩ cách mạng nổi tiếng đầu thế kỉ XX, ông lấy hiệu là Tây Hồ. Quê ông  làng Tây Lộc, huyện Hà Đông, tỉnh Quảng Nam. Đến năm 1908, Phan Chu Trinh bị khép tội xúi giục nhân dân nổi loạn trong phong trào chống thuế ở Trung Kì và đến 1910, nhờ sự can thiện của Hội nhân quyền (Pháp) ông mới được tha.

Bài thơ Đập đá ở Côn Lôn được sáng tác trong những ngày ông và nhiều tù nhân khác bị bắt đày ra Côn Đảo, bị bắt lao động khổ sai. Bài thơ đã khắc họa hình ảnh đẹp, phong thái cứng cỏi của người anh hùng cứu nước. Dù trong hoàn cảnh khó khăn, người chí sĩ vẫn không hề nao núng, chùn bước mà càng thêm quyết tâm và tình yêu nước sâu sắc. Tác giả đã sử dụng bút pháp lãng mạn, ngôn ngữ hàm súc với hình ảnh ẩn dụ trong bài thơ đã khắc họa vẻ đẹp lẫm liệt của người chí sĩ dù gặp phải tình cảnh gian nguy nhưng vẫn không hề sờn lòng đổi chí.

 

Tìm kiếm google: hướng dẫn trả lời câu hỏi bài Đập đá ở Côn Lôn , soạn bài siêu ngắn Đập đá ở Côn Lôn , Đập đá ở Côn Lôn ngữ văn 8 tập 1.

Xem thêm các môn học

Soạn văn 8 tập 1 ngắn nhất


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com