[toc:ul]
Câu 1: Mượn lời nói với con, nhà thơ gợi về cội nguồn sinh dương mỗi con người, gợi về sức sống mạnh mè, bền bỉ của quê hương mình. Bố cục của bài thơ đã thể hiện ý tưởng đó như thế nào?
Câu 2: Con được lớn lên trong tình yêu thương của cha mẹ, trong sự đùm bọc của quê hương. Hãy tìm và phân tích các câu thơ nói lên điều ấy.
Câu 3: Ngươi cha nói với con về những đức tính cao đẹp gì của người "đồng mình", từ đó nhắc nhở con trên đương đời cần phải như thế nào?
Câu 4: Em cảm nhận như thế nào về người cha đối với người con trong bài thơ? Điều lớn lao nhất mà người cha muốn truyền cho người con là gì?
Câu 5: Nhận xét về cách diễn tả tinh cảm và suy nghĩ băng hình ảnh của nhà thơ. (Gơi ý: Người miền núi thường có cách nói giàu hình ảnh, cụ thể, mộc mạc mà có tính khái quát, giàu chất thơ. Chẳng hạn bốn dòng thơ đầu bài hay các câu: "Đan lờ cài nan hoa / Vách nhà ken câu hát", "Ngươi đồng mình lự đục đá kê cao quê hương",...).
Luyện tập
Câu 1: Đặt mình là nhân vật người con trong bài thơ “ Nói với con” của Y Phương, em hãy sọan một bài ngắn nói về cảm xúc,suy nghĩ của mình khi nghe lời cha nói với con.
Phần tham khảo mở rộng
Câu 1: Giá trị nội dung và nghệ thuật bài thơ Nói với con.
Câu 2: Hãy viết một đoạn văn cảm nhận về tình cảm gia đình trong bài thơ Nói với con.
Câu 3: Có mấy lần cụm từ "người đồng mình" được nhắc lại trong bài thơ Nói với con của Y Phương? Việc nhắc lại đó có ý nghĩa gì?
Câu 4: Cảm nhận về vẻ đẹp của người đồng mình qua bài thơ “Nói với con”(Y Phương)
Câu 1: Bài thơ được chia thành hai đoạn:
Đoạn 1 (từ đầu đến "Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời"): Con lớn lên trong tình yêu thương, sự nâng đỡ của cha mẹ, trong cuộc sống lao động của quê hương.
Đoạn 2 (phần còn lại): Lòng tự hào với sức sông mạnh mẽ, bền bĩ, với truyền thống tốt đẹp của quê hương và niềm mong ước con kế tục xứng đáng truyền thông ấy.
Với bố cục này, bài thơ đi từ tình cảm gia đình và mở rộng ra tình cảm quê hương, từ những kỉ niệm gần gũi, thiết tha mà nâng lên thành lẽ sống.
Câu 2: Con được lớn lên trong tình yêu thương của cha mẹ, trong sự đùm bọc của quê hương. Hai câu thơ nói lên điều này là
Chân phải bước tới cha
Chân trái bước tới mẹ
Một bước chạm tiếng nói
Hai bước cham tiếng cười
Từng bước đi, từng tiếng nói, tiếng cười của con đều được cha mẹ chăm chút, mừng vui đón nhận. Đó là tình yêu thương, chở che, nâng đỡ mà cha mẹ dành cho con. Con còn được trưởng thành trong cuộc sống lao động, trong thiên nhiên thơ mộng và nghĩa tình của quê hương. Đó là cuộc sống lao động cần cù và tươi vui của "người đồng mình", được nhà thơ gợi lên qua các hình ảnh đẹp: Đan lờ cùi nan hoa Vách nhà ken câu hát Các động từ “cài”,” ken” vừa miêu tả cụ thể, vừa nói lên được tình cảm gắn bó, quấn quýt của con người đối với quê hương.
Câu 3: Ngươi cha nói với con về những đức tính cao đẹp gì của người "đồng mình" để nhắc con:
Dù cuộc sống có vất vả thì con hãy sống mạnh mẽ, khoáng đạt, bền bỉ gắn bó với quê hương
Người cha mong muốn con phải có nghĩa tình chung thuỷ với quê hương, biết chấp nhận và vượt qua gian nan, thử thách.
Câu 4: Tình cảm của người cha đối với con:
Yêu thương trìu mến, thiết tha và tin tưởng
Đứa con bé bỏng chính là điểm tựa tinh thần, là nơi cho người cha
Hết mực yêu thương con với một niềm tin rất lớn, rằng con sẽ bay cao, bay xa.
Điều lớn lao nhất mà người cha truyền tới cho con:
Lòng tự hào với sức sống mạnh mẽ, bền bỉ truyền thống tốt đẹp của quê hương
Sự vững tin để con bước vào đời.
Câu 5: Cách diễn tả tinh cảm và suy nghĩ bằng hình ảnh của nhà thơ:
Diễn đạt bằng một giọng điệu thiết tha, trìu mến qua các lời gọi mang ngữ điệu cảm thán: "Người đồng mình yêu lâm con ơi", "Người đồng mình thương lắm con ơi" và những lời tâm linh, dặn dò: "Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn", Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con", "Nghe con",...
Nhiều hình ảnh cụ thể mà có sức khái quát cao, mộc mạc mà vẫn giàu chất thơ.
Luyện tập
Câu 1: Đặt mình là nhân vật người con trong bài thơ, suy nghĩ của mình khi nghe lời cha nói với con.
Bài viết tham khảo
Cha kính yêu!
Cảm ơn cha vì tất cả. Nhận được thư cha gửi con càng hiểu ra rằng cha thương yêu con nhường nào. Tình yêu thương mà cha dành cho con tựa như lá của cây trong rừng, trong lành như con suối trong thung. Con lớn lên, khôn lớn trưởng thành như thế này là nhờ bàn nay nuôi nấng chăm sóc, quan tâm của cha mà thành. Cha dạy dỗ con những điều mà con người ta nên làm. Con sẽ sông như lời cha dặn, sẽ cố gắng cống hiến sức mình cho quê hương, cho đất nước mình ngày càng tươi đẹp. Cha luôn bên cạnh con trên suốt chặng đường mà con bước. Ngày thơ bé cha và mẹ bên con nhìn con những bước đi chập chững vào đời, rồi dần con trưởng thành cha bên cạnh dạy dỗ chỉ bảo con thành người. Dưới sự chỉ bảo của cha, con hiểu được rằng:” rừng cho hoa”,” con người cho những tấm lòng”. Con hiểu rằng bản thân mình phải sống như thế nào để cống hiến hết mình vì Tổ quốc, quê hương. Cho dù đường đời có chông gai thế nào, con phải " lên thác xuống gềnh" ra sao thì con vẫn sẽ luôn cố gắng làm mọi điều có thể, con sẽ không giục ngã trước thất bại. Cha, con nhất định sẽ làm được, con sẽ cố gắng hết để xây dựng quê hương, đất nước, báo ơn Tổ quốc.
Con yêu cha.
Phần tham khảo mở rộng
Câu 1: Giá trị nội dung:
Tình cảm gia đình ấm cúng
Ca ngợi truyền thống, niềm tự hào về quê hương, dân tộc mình
Sức sống và vẻ đẹp tâm hồn của một dân tộc miền núi, gợi nhắc đến tình cảm đẹp đẽ với quê hương và ý chí vươn lên trong cuộc sống
Nghệ thuật:
Thể thơ tự do, các hình ảnh thơ đẹp, sử dụng các biện pháp tu từ quen thuộc
Nhịp điệu lúc nhẹ nhàng bay bổng, khi khúc chiết rành rột, lúc mạnh mẽ âm vang
Ngôn ngữ thơ cụ thể, hàm súc, nhiều ý nghĩa, hình ảnh thơ độc đáo sinh động mang đậm bản sắc thơ ca miền núi
Câu 2: Viết một đoạn văn cảm nhận về tình cảm gia đình trong bài thơ Nói với con
Bài viết tham khảo
Nếu dòng sữa ngọt ngào và lời ru của mẹ nuôi ta khôn lớn thì những lời dậy ân tình của cha giúp ta trưởng thành, rắn rỏi và mạnh mẽ hơn trên bước đường đời. Qua bài thơ Nói với con của Y Phương, người đọc nhận thấy tình cảm và mong ước của một người cha dành cho con, một thứ tình cảm nồng ấm và thiêng liêng, giản dị. Bài học lớn nhất cha dạy con là phải yêu quê hương, yêu lấy cội nguồn gốc rễ của mình và yêu lấy “người đồng mình”. Thời gian trôi qua, con trưởng thành và khôn lớn trong nhịp sống lao động, trong thiên nhiên thơ mộng và nghĩa tình của quê hương. Không chỉ gợi cho con về nguồn sinh dưỡng, cha còn nói với con về những đức tính cao đẹp của "người đồng mình". Đó là lòng yêu lao động, hăng say lao động với cả tấm lòng. Đó là sức sống bền bỉ, mạnh mẽ, vượt qua mọi khó khăn, gian khổ. Người cha còn nhắn nhủ đến con phải có nghĩa tình, thuỷ chung với quê hương, biết chấp nhận những khó khăn, vất vả để có thể “Sống trên đá không chê đá gập ghềnh/ Sống trong thung không chê thung nghèo đói”. Bài thơ nhắc nhở chúng ta về tình cảm gia đình ấm cúng, ca ngợi truyền thống cần cù, sức sống mạnh mẽ của quê hương, của dân tộc. Qua lời nói với con, ta phần nào hiểu rõ hơn, cảm nhận sâu sắc hơn những tình cảm của người cha dành cho con. Đó là những lời nhắn nhủ yêu thương của cha dành cho con, là bài học đầu đời để con khắc ghi về tình yêu với thiên nhiên và con người quê hương chan chứa nghĩa tình.
Câu 3: Người đồng mình: Người vùng mình, người miền mình; người cùng sống trên một miền đất, cùng quê hương, cùng một dân tộc.
Cụm từ người đồng mình được nhắc lại nhiều lần:
Nhấn mạnh niềm tự hào, lòng yêu thương dành cho những người con của quê hương, dân tộc.
Tự hào về những người lao động tài hoa, dung dị, có ý chí vươn lên trong cuộc sống và nghĩa tình chung thủy với quê hương.
Tình yêu quê hương và lớn lao hơn là tình yêu đất nước được người cha nuôi dưỡng cho đứa con thật đáng quý biết bao.
Câu 4: Cảm nhận về vẻ đẹp của người đồng mình qua bài thơ “Nói với con”
Bài viết tham khảo
Bài thơ Nói với con là một trong những bài thơ hay nhất của Y Phương, được sáng tác năm 1980. Mượn lời tâm sự với con, Y Phương đã để lại trong lòng người đọc nhiều cảm nhận sâu sắc về những đức tính tốt đẹp của “người đồng mình” – của con người quê hương miền núi. Mở đầu bài thơ, người cha đã gợi nhắc cho con về cội nguồn trong mỗi người, là gia đình và quê hương – nơi chôn rau cắt rốn, nơi nuôi dưỡng ta nên người. Đề rồi từ đó, người cha đã nói với con về “người đồng mình” với sự giản dị và tài hoa trong cuộc sống lao động nơi miền sơn cước
Cách gọi “người đồng mình” vừa gợi ra sự thân thiết, gần gũi vừa gợi ra nét độc đáo chỉ có ở quê hương. Trên mảnh đất thân thương, bức tranh lao động hiện ra với những con người cần mẫn, tươi vui trong tiếng hát. Đôi bàn tay tài hoa, khéo léo, thoăn thoắt trong điệu “đan”, “cài”, “ken”.. để làm ra những dụng cụ lao động, những mái nhà vững chãi. Những đôi bàn tay lao động chân chất đã góp phần dựng xây quê hương ấm no, hạnh phúc. Dù không có dòng thơ nào nhắc đến họ trong dáng hình nhưng vẻ đẹp của người lao động được gợi ra từ những công việc hàng ngày, đầy tài hoa mà giản dị, đời thường.
Không chỉ có vẻ đẹp trong con người và tính cách, người đồng mình còn ngời sán bởi tấm lòng son sắt nghĩa tình, dù gian khổ vẫn một lòng thủy chung, gắn bó với quê hương. Nhà thơ thể hiện niềm tự hào về "người đồng mình" với sức mạnh, ý chí thật phóng khoáng, đoàn kết, gắn bó thiết tha của họ đối với nơi chôn rau cắt rốn của mình. Người đồng mình còn hiện lên là những con người chân chất nhưng luôn mạnh mẽ, có nghị lực sống kiên cường với ý thức dựng xây quê hương ngày càng ấm no, giàu mạnh
Thông qua những lời kể của cha như muốn tiếp thêm sức mạnh cho đứa con về tình yêu quê hương, niềm tự hào về những “người đồng mình” và ý chí vươn lên trong cuộc sống. Đó còn là niềm chứa chan hi vọng gửi gắm cho thế hệ mai sau về việc gìn giữ và phát huy những truyền thống dân tộc
Qua những lời thơ tâm tình của người cha dành cho con trong bài thơ, hình ảnh của quê hương, của “người đồng mình” hiện lên thật đáng quý biết bao. Đó là dòng suối mát lành nuôi dưỡng tâm hồn và nghị lực cho con. Bài thơ giúp thêm yêu, thêm trân trọng những con người đã không quản ngại hi sinh vất vả để quê hương hương, đất nước ngày một giàu mạnh hơn.
Câu 1: Bài thơ gồm 2 đoạn:
Con lớn lên trong tình yêu thương, sự nâng đỡ của cha mẹ, trong cuộc sống lao động của quê hương (từ đầu đến "Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời")
Lòng tự hào với sức sông mạnh mẽ, bền bĩ, với truyền thống tốt đẹp của quê hương và niềm mong ước con kế tục xứng đáng truyền thông ấy.
=> bài thơ đi từ tình cảm gia đình và mở rộng ra tình cảm quê hương, từ những kỉ niệm gần gũi, thiết tha mà nâng lên thành lẽ sống
Câu 2: Ở bốn câu thơ đầu, bằng các hình ảnh thật cụ thể, Y Phương đã tạo được không khí gia đình đầm ấm, quân quýt, hạnh phúc:
Chân phải bước tới cha
Chân trái bước tới mẹ
Một bước chạm tiếng nói
Hai bước cham tiếng cười
Tình yêu thương, chở che, nâng đỡ mà cha mẹ dành cho con chính là:
Câu 3: Người cha nói với con về những đức tính cao đẹp của "người đồng mình", dạy con dù cuộc sống có vất vả thì con hãy sống mạnh mẽ, khoáng đạt, bền bỉ gắn bó với quê hương. Từ đó, người cha mong muốn con phải có nghĩa tình chung thuỷ với quê hương, biết chấp nhận và vượt qua gian nan, thử thách băng ý chí, bằng niềm tin của mình.
Câu 4: Có thể cảm nhận về tình cảm của người cha đối với con thật yêu thương trìu mến, thiết tha và tin tưởng, con là điểm tựa tinh thần, là nơi cho người cha vin vào mà tin tưởng, mà khao khát.
Điều lớn lao nhất mà người cha truyền tới cho con chính là lòng tự hào với sức sống mạnh mẽ, bền bỉ, với truyền thống tốt đẹp của quê hương và sự vững tin để con bước vào đời.
Câu 5: Bài thơ được diễn đạt bằng một giọng điệu thiết tha, trìu mến. Điều này có thể thây ngay ở các lời gọi mang ngữ điệu cảm thán: "Người đồng mình yêu lâm con ơi", "Người đồng mình thương lắm con ơi" và những lời tâm linh, dặn dò: "Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn", Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con", "Nghe con",... Bài thơ có nhiều hình ảnh cụ thể mà có sức khái quát cao, mộc mạc mà vẫn giàu chất thơ
Luyện tập
Câu 1: Suy nghĩ của mình khi nghe lời cha nói với con bằng nhân vật người con
Bài viết tham khảo
Gửi cha, người con yêu quý nhất!
Con dù lớn vẫn là con của cha mẹ. Con lớn lên, khôn lớn trưởng thành như thế này là nhờ bàn nay nuôi nấng chăm sóc, quan tâm của cha mà thành. Nhận được thư cha gửi con càng hiểu ra rằng cha thương yêu con nhường nào. Tình yêu thương mà cha dành cho con tựa như lá của cây trong rừng, trong lành như con suối trong thung. Con sẽ sông như lời cha dặn, sẽ cố gắng cống hiến sức mình cho quê hương, cho đất nước mình ngày càng tươi đẹp. Cha luôn bên cạnh con trên suốt chặng đường mà con bước. Con hiểu rằng bản thân mình phải sống như thế nào để cống hiến hết mình vì Tổ quốc, quê hương. Cho dù đường đời có chông gai thế nào con vẫn sẽ luôn cố gắng làm mọi điều có thể, con sẽ không giục ngã trước thất bại. Con nhất định sẽ làm được, con sẽ cố gắng hết để xây dựng quê hương, đất nước, báo ơn Tổ quốc. Cảm ơn cha vì tất cả.
Phần tham khảo mở rộng
Câu 1: Giá trị nội dung: Bài thơ thể hiện tình cảm gia đình ấm cúng, ca ngợi truyền thống, niềm tự hào về quê hương, dân tộc mình, giúp ta hiểu thêm về sức sống và vẻ đẹp tâm hồn của một dân tộc miền núi, ý chí vươn lên trong cuộc sống
Giá trị nghệ thuật: Thể thơ tự do, các hình ảnh thơ đẹp, sử dụng các biện pháp tu từ quen thuộc, nhịp điệu lúc nhẹ nhàng bay bổng, khi khúc chiết rành rột, lúc mạnh mẽ âm vang, ngôn ngữ thơ cụ thể, hàm súc mang đậm bản sắc thơ ca miền núi
Câu 2: Viết một đoạn văn cảm nhận về tình cảm gia đình trong bài thơ Nói với con
Bài viết tham khảo
Bài thơ Nói với con của Y Phương cho ta thấy tình cảm và mong ước của một người cha dành cho con, một thứ tình cảm nồng ấm và thiêng liêng, giản dị. Nếu dòng sữa ngọt ngào và lời ru của mẹ nuôi ta khôn lớn thì những lời dậy ân tình của cha giúp ta trưởng thành, rắn rỏi và mạnh mẽ hơn trên bước đường đời. Điều lớn lao nhất mà người cha truyền tới cho con chính là lòng tự hào với sức sống mạnh mẽ, bền bỉ, với truyền thống tốt đẹp của quê hương và sự vững tin để con bước vào đời. Đó chính là hành trang mà cha đã chuẩn bị cho con ngay từ những ngày đầu con chập chững tập đi, ê a tập nói. Có thể cảm nhận về tình cảm của người cha đối với con thật yêu thương trìu mến, thiết tha và tin tưởng. Đứa con bé bỏng chính là điểm tựa tinh thần, là nơi cho người cha vin vào mà tin tưởng, mà khao khát. Tình yêu thương của cha khác với của mẹ. Nhưng dù thế nào, người đọc cũng nhận ra đằng sau từng câu chữ ấy là hình ảnh của một người cha hết mực yêu thương con với một niềm tin rất lớn, rằng con sẽ bay cao, bay xa. Qua bài thơ “Nói với con” cũng chính là những bài học mà người cha muốn dạy cho con ta có thể thấy trong cuộc sống, con người ta dù có lúc gặp phải những gian lao, trắc trở.nhưng chúng ta vẫn sẽ luôn nhận được những giá trị tinh thần vô cùng thiêng liêng và đáng quý từ gia đình, từ chính tình yêu vô bờ bến mà cha mẹ dành cho ta. Những giá trị, những kỉ niệm về tình cảm từ những người thân sẽ tạo nên sức mạnh nâng đỡ bước chân ta trong suốt cuộc đời dài.
Câu 3: Cụm từ "người đồng mình" được nhắc lại nhiều lần trong bài thơ
=> Niềm tự hào, lòng yêu thương về những người lao động tài hoa, dung dị, có ý chí vươn lên trong cuộc sống và nghĩa tình chung thủy với quê hương. Tình yêu quê hương và đất nước được người cha nuôi dưỡng cho đứa con thật đáng quý.
Câu 4: Bài thơ Nói với con là một trong những bài thơ hay nhất của Y Phương đã để lại trong lòng người đọc nhiều cảm nhận sâu sắc về những đức tính tốt đẹp của “người đồng mình”, của con người quê hương miền núi:
Người cha đã gợi nhắc cho con về cội nguồn trong mỗi người, là gia đình và quê hương – nơi chôn rau cắt rốn, nơi nuôi dưỡng ta nên người. Đề rồi từ đó, người cha đã nói với con về “người đồng mình” với sự giản dị và tài hoa trong cuộc sống lao động nơi miền sơn cước
Cách gọi “người đồng mình” vừa gợi ra sự thân thiết, gần gũi vừa gợi ra nét độc đáo chỉ có ở quê hương. Người đồng mình còn có một lẽ sống cao đẹp, biết lo toan và có chí đi lên. Những khó khăn, gian truân như ngày càng tăng lên, thử thách ý chí và nghị lực của con người. Nỗi buồn, những bộn bề thiếu thống càng nhiều thì ý chí của con người càng lớn, càng mạnh mẽ hơn để vượt qua tất cả. Người cha vừa tự hào về tinh thần, ý chí của người đồng mình, đồng thời cũng gửi gắm ước mong về đứa con sẽ rắn rỏi như truyền thống quê hương.
Không chỉ có vẻ đẹp trong con người và tính cách, người đồng mình còn ngời sán bởi tấm lòng son sắt nghĩa tình, dù gian khổ vẫn một lòng thủy chung, gắn bó với quê hương. Không chỉ vậy, người đồng mình còn hiện lên là những con người chân chất nhưng luôn mạnh mẽ, có nghị lực sống kiên cường với ý thức dựng xây quê hương ngày càng ấm no, giàu mạnh
=> Bài thơ giúp thêm yêu, thêm trân trọng những con người đã không quản ngại hi sinh vất vả để quê hương hương, đất nước ngày một giàu mạnh hơn. Qua những lời thơ tâm tình của người cha dành cho con trong bài thơ, hình ảnh của quê hương, của “người đồng mình” hiện lên thật đáng quý biết bao.
Câu 1: Bài thơ đi từ tình cảm gia đình và mở rộng ra tình cảm quê hương, từ những kỉ niệm gần gũi, thiết tha mà nâng lên thành lẽ sống với 2 bố cục 2 phần:
1. Tình yêu thương của cha mẹ và cuộc sống lao động của quê hương giúp con lớn lên => … “Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời”
2. Lòng tự hào quê hương và mong ước kế tục với truyền thống => Còn lại
Câu 2:
Chân phải bước tới cha
Chân trái bước tới mẹ
Một bước chạm tiếng nói
Hai bước cham tiếng cười
=> Bốn câu thơ tạo được không khí gia đình đầm ấm, quân quýt, hạnh phúc về tình yêu thương, chở che, nâng đỡ mà cha mẹ dành cho con. Con được lớn lên trong tình yêu thương của cha mẹ, trong sự đùm bọc của quê hương. Từng bước đi, từng tiếng nói, tiếng cười của con đều được cha mẹ chăm chút, mừng vui đón nhận. Đó là tình yêu thương, chở che, nâng đỡ mà cha mẹ dành cho con. Con còn được trưởng thành trong cuộc sống lao động, trong thiên nhiên thơ mộng và nghĩa tình của quê hương.
Câu 3: Qua việc ca ngợi những đức tính cao đẹp của "người đồng mình", nhà thơ dặn dò con cần kế tục, phát huy một cách xứng đáng truyền thống của quê hương, biết tự hào với truyền thống quê hương
=> Hãy sống mạnh mẽ, khoáng đạt và biết chấp nhận và vượt qua gian nan, thử thách băng ý chí, bằng niềm tin của mình.
Câu 4: Có thể cảm nhận về tình cảm của người cha đối với con và điều lớn lao nhất mà người cha truyền tới cho con:
Tình cảm của người cha đối với con thật yêu thương trìu mến, thiết tha và tin tưởng => Người cha muốn truyền đến cho con lòng tự hào với sức sống mạnh mẽ, bền bỉ, với truyền thống tốt đẹp của quê hương và sự vững tin để con bước vào đời.
Câu 5: Điểm đặc sắc nhât của bài thơ có lẽ là cách diễn tả tình cảm và suy nghĩ bằng hình ảnh của nhà thơ:
Giọng điệu thơ => thiết tha, trìu mến, mang ngữ điệu cảm thán ( "Người đồng mình yêu lâm con ơi", "Người đồng mình thương lắm con ơi",…)
Nhiều hình ảnh cụ thể mà có sức khái quát cao => mộc mạc mà vẫn giàu chất thơ
Luyện tập
Câu 1: Suy nghĩ của mình khi nghe lời cha nói với con bằng nhân vật người con
Bài viết tham khảo
Con muốn nói với cha rằng, cha là người con luôn luôn yêu quí, là tất cả của con. Nhận được thư cha gửi con càng hiểu ra rằng cha thương yêu con nhường nào. Tình yêu thương mà cha dành cho con tựa như lá của cây trong rừng, trong lành như con suối trong thung. Con lớn lên, khôn lớn trưởng thành như thế này là nhờ bàn nay nuôi nấng chăm sóc, quan tâm của cha mà thành. Cha dạy dỗ con những điều mà con người ta nên làm. Con sẽ sông như lời cha dặn, sẽ cố gắng cống hiến sức mình cho quê hương, cho đất nước mình ngày càng tươi đẹp. Cha luôn bên cạnh con trên suốt chặng đường mà con bước. Ngày thơ bé cha và mẹ bên con nhìn con những bước đi chập chững vào đời, rồi dần con trưởng thành cha bên cạnh dạy dỗ chỉ bảo con thành người. Dưới sự chỉ bảo của cha, con hiểu được rằng:” rừng cho hoa”,” con người cho những tấm lòng”. Con hiểu rằng bản thân mình phải sống như thế nào để cống hiến hết mình vì Tổ quốc, quê hương. Cho dù đường đời có chông gai thế nào, con phải " lên thác xuống gềnh" ra sao thì con vẫn sẽ luôn cố gắng làm mọi điều có thể, con sẽ không giục ngã trước thất bại. Con cảm ơn và sẽ luôn luôn nhớ lời cha dặn, không phụ lòng của cha.
Phần tham khảo mở rộng
Câu 1: Giá trị nội dung và nghệ thuật bài thơ Nói với con
Nội dung:
Tình cảm gia đình => truyền thống, niềm tự hào về quê hương, dân tộc => sức sống và vẻ đẹp tâm hồn của một dân tộc miền núi, gợi nhắc đến tình cảm đẹp đẽ với quê hương và ý chí vươn lên trong cuộc sống
Nghệ thuật:
Thể thơ => tự do
Hình ảnh thơ => đẹp, sử dụng các biện pháp tu từ quen thuộc
Nhịp điệu => nhẹ nhàng bay bổng, khi khúc chiết rành rột, lúc mạnh mẽ âm vang
Ngôn ngữ thơ => hàm súc, nhiều ý nghĩa đậm bản sắc thơ ca miền núi
Câu 2: viết một đoạn văn cảm nhận về tình cảm gia đình trong bài thơ Nói với con.
Bài viết tham khảo
Tình cảm gia đình là là thứ tình cảm đặc biệt ,thiêng liêng và bất diệt. Tình cảm gia đình từ xưa đến nay, vẫn luôn như dòng sữa ấm áp nuôi nấng ta khôn lớn trưởng thành. Y Phương - một nhà thơ dân tộc miền núi, tha thiết “Nói với con” về tình cảm cha con thắm thiết, hay rộng hơn cả đó chính là tình cảm đối với quê hương dân tộc, với bản làng. Bài học lớn nhất cha dạy con là phải yêu quê hương, yêu lấy cội nguồn gốc rễ của mình và yêu lấy “người đồng mình”. Thời gian trôi qua, con trưởng thành và khôn lớn trong nhịp sống lao động, trong thiên nhiên thơ mộng và nghĩa tình của quê hương. Không chỉ gợi cho con về nguồn sinh dưỡng, cha còn nói với con về những đức tính cao đẹp của "người đồng mình". Đó là lòng yêu lao động, hăng say lao động với cả tấm lòng. Đó là sức sống bền bỉ, mạnh mẽ, vượt qua mọi khó khăn, gian khổ. Người cha còn nhắn nhủ đến con phải có nghĩa tình, thuỷ chung với quê hương, biết chấp nhận những khó khăn, vất vả để có thể “Sống trên đá không chê đá gập ghềnh/ Sống trong thung không chê thung nghèo đói”. Bài thơ nhắc nhở chúng ta về tình cảm gia đình ấm cúng, ca ngợi truyền thống cần cù, sức sống mạnh mẽ của quê hương, của dân tộc.
Câu 3: Ta thấy việc nhắc lại Người đồng mình nhiều lần có ý nghĩa:
Niềm tự hào => những người con của quê hương, dân tộc
Tình yêu lớn lao => tình yêu quê hương và đất nước
Câu 4: Vẻ đẹp của người đồng mình qua bài thơ “Nói với con”
Những đức tính tốt đẹp của “người đồng mình” => có một lẽ sống cao đẹp, biết lo toan và có chí đi lên; vẻ đẹp của người lao động được gợi ra từ những công việc hàng ngày, đầy tài hoa mà giản dị, đời thường.
Người đồng mình có ý chí vươn lên => tinh thần, ý chí của người đồng mình, đồng thời cũng gửi gắm ước mong về đứa con sẽ rắn rỏi như truyền thống quê hương, có nghị lực sống kiên cường với ý thức dựng xây quê hương ngày càng ấm no, giàu mạnh.
Người đồng mình với tấm lòng với quê hương => người đồng mình còn ngời sán bởi tấm lòng son sắt nghĩa tình, dù gian khổ vẫn một lòng thủy chung, gắn bó với quê hương.
=> Thông qua những lời kể của cha như muốn tiếp thêm sức mạnh cho đứa con về tình yêu quê hương, niềm tự hào về những “người đồng mình” và ý chí vươn lên trong cuộc sống. Đó còn là niềm chứa chan hi vọng gửi gắm cho thế hệ mai sau về việc gìn giữ và phát huy những truyền thống dân tộc.