Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn: .../.../...
Ngày dạy: .../.../...
- HS biết cách lựa chọn tác phẩm nghệ thuật xứng đáng được giới thiệu rộng rãi
- HS nắm được những yêu cầu cơ bản của việc giới thiệu một tác phẩm nghệ thuật tự chọn cho những người quan tâm.
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực trình bày.
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến bài học.
- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận, đưa ra ý kiến của về vấn đề
- Năng lực tiếp thu tri thức, kĩ năng của kiểu bài để hoàn thành các yêu cầu của bài tập.
- Biết lắng nghe, thể hiện sự tôn trọng những cách cảm nhận, đánh giá đa dạng đối với một cuốn truyện lịch sử.
- Giáo án;
- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;
- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS chuẩn bị cho bài nói Giới thiệu về một tác phẩm nghệ thuật
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS nghe GV nêu yêu cầu, hoàn thành bài tập để trình bày trước lớp.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời 2 – 3 HS chia sẻ.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV dẫn vào bài: Trong cuộc sống có rất nhiều những tác phẩm nghệ thuật làm em trầm trồ và tâm đắc. Và em muốn giới thiệu nó đến với tất cả mọi người? Vậy làm sao để điều em muốn thể hiện đến với đông đảo người nghe nhất? Vậy thì hãy cùng tìm hiểu bài học Nói và nghe: Giới thiệu về một tác phẩm nghệ thuật.
Hoạt động 1: Chuẩn bị bài nói
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS đọc SGK và nêu yêu cầu về nói về Giới thiệu về một tác phẩm nghệ thuật - GV dành khoảng 5 phút cho HS tự soát lại nội dung bài nói đã chuẩn bị ở nhà (dựa trên hướng dẫn của SHS và những nhiệm vụ được GV giao thực hiện trước đó). - GV hướng dẫn: + Lựa chọn đề tài • Lựa chọn tác phẩm em muốn giới thiệu Đề tài của bài nói có thể được khai thác từ kết quả của hoạt động viết trước đó, nghĩa là có thể giới thiệu về chính bài thơ mà bạn đã chọn để viết bài phân tích, đánh giá. Để việc giới thiệu đạt hiệu quả tương tác tốt đối với người nghe nên chọn tác phẩm từng được nhiều bạn trong lớp quan tâm. + Tìm ý và sắp xếp ý • Nếu chọn giới thiệu về bài thơ đã được bàn tới trong bài viết trước đó cần rút gọn bài viết thành một dàn ý cho bài nói đánh dấu những ý quan trọng sẽ trình bày, những bằng chứng minh họa sẽ nêu lên và phân tích. * Nếu chọn giới thiệu về một tác phẩm thuộc loại hình nghệ thuật khác cần hình thành hệ thống ý dựa trên việc trả lời các câu hỏi như: Tên tác phẩm là gì? Tác giả là ai? Có thể thấy, xem, nghe tác phẩm ở đâu? Tác phẩm có đặc điểm gì về nội dung và hình thức? Câu chuyện vấn đề thông điệp được nêu hoặc toát ra từ tác phẩm là gì?..... - GV yêu cầu HS các nhóm luyện tập. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS nghe câu hỏi, thảo luận nhóm và hoàn thành yêu cầu. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe và nhận xét, góp ý, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả HS thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức Ghi lên bảng. | 1. Yêu cầu * Cung cấp được thông tin chung về tác phẩm nghệ thuật một cách sáng rõ, chính xác ( tên tác phẩm, tác giả, thể loại, thời điểm sáng tác, đánh giá của công chúng và các nhà chuyên môn). * Nêu được lí do chọn giới thiệu tác phẩm * Trình bày được cảm nhận và quan điểm cá nhân của người nói về giá trị tác phẩm với các lí lẽ và bằng chứng thuyết phục, chủ động đặt câu hỏi để người nghe cùng tương tác đối thoại. * Thể hiện sự tôn trọng những cách cảm nhận và đánh giá đa dạng đối với một tác phẩm nghệ thuật.
2. Chuẩn bị bài nói - Lựa chọn đề tài
- Tìm ý và sắp xếp ý
- Xác định từ ngữ then chốt. |
------------------Còn tiếp-------------------
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác