Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn: .../.../...
Ngày dạy: .../.../...
- HS nêu được vấn đề xã hội cần đánh giá, bình luận, trình bày được ý kiến của bản thân về vấn đề, rút ra được ý nghĩa của việc đánh giá.
- Thể hiện sự tôn trọng ý kiến quan điểm của người khác đối với một vấn đề xã hội cụ thể.
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực trình bày.
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến bài học.
- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận, đưa ra ý kiến của về vấn đề
- Năng lực tiếp thu tri thức, kĩ năng của kiểu bài để hoàn thành các yêu cầu của bài tập.
- Biết lắng nghe, thể hiện sự tôn trọng những cách cảm nhận, đánh giá đa dạng đối với một cuốn truyện lịch sử.
- Giáo án;
- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;
- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS chuẩn bị cho bài nói Trình bày ý kiến đánh giá, bình luận về một vấn đề xã hội.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS nghe GV nêu yêu cầu, hoàn thành bài tập để trình bày trước lớp.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời 2 – 3 HS chia sẻ.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV dẫn vào bài: Mỗi ngày xung quanh em có rất nhiều vấn đề diễn ra đó có thể là các vấn đề mang tính thời sự cũng có thể âm ỉ từng ngày. Trong bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về bài học Trình bày ý kiến đánh giá bình luận về một vấn đề xã hội.
Hoạt động 1: Chuẩn bị bài nói
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS đọc SGK và nêu yêu cầu về nói về Trình bày ý kiến đánh giá bình luận về một vấn đề xã hội. - GV dành khoảng 5 phút cho HS tự soát lại nội dung bài nói đã chuẩn bị ở nhà (dựa trên hướng dẫn của SHS và những nhiệm vụ được GV giao thực hiện trước đó). - GV hướng dẫn: + Lựa chọn đề tài • Lựa chọn tác phẩm em muốn giới thiệu · Phải chăng việc thể hiện trách nhiệm đối với cộng đồng sẽ mâu thuẫn với quyền của cá nhân · Thế hệ trẻ với vấn đề hiến máu nhân đạo · Quan niệm về du học thế nào cho đúng? · Học đại học có phải là con đường duy nhất để kiến tạo tương lai? + Tìm ý và sắp xếp ý • Nếu chọn vấn đề đã giải quyết ở phần viết cần xem lại dàn ý đã lập đối chiếu với nội dung bài nói để xác định hệ thống ý. Ghi lại theo kiểu gạch đầu dòng hoặc đánh số thứ tự các ý để xây dựng dàn ý cho bài nói. * Nếu chọn vấn đề khác cần nghiên cứu kĩ đề tài, nhận thức đúng bản chất của vấn đề, các nội dung cụ thể cần đánh giá, bình luận. Có thể nêu một số câu hỏi suy nghĩ và tự trả lời để tìm ý: + Vấn đề xã hội này có đáng quan tâm không? Vì sao? + Bản chất của vấn đề là gì? Vấn đề có những khía cạnh nào? Liên quan đến những mặt nào của đời sống xã hội? + Vấn đề có tính chất tích cực hay tiêu cực? Đáng cổ vũ hay đáng phê phán? Có những ý kiến trái chiều nào về vấn đề này? + Việc quan tâm đánh giá, bình luận về vấn đề có ý nghĩa gì đối với đời sống của cá nhân và cộng đồng? - GV yêu cầu HS các nhóm luyện tập. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS nghe câu hỏi, thảo luận nhóm và hoàn thành yêu cầu. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe và nhận xét, góp ý, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả HS thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức Ghi lên bảng. | 1. Yêu cầu * Nêu được vấn đề xã hội cần đánh giá, bình luận * Làm rõ được bản chất và vai trò của vấn đề trong đời sống xã hội * Trình bày được ý kiến đánh giá, bình luận của cá nhân về vấn đềm biết phân tích đánh giá ý kiến của người khác * Rút ra được ý nghĩa của việc đánh giá, bình luận về vấn đề * Thể hiện sự tôn trọng ý kiến quan điểm của người khác đối với vấn đề bàn luận.
2. Chuẩn bị bài nói - Lựa chọn đề tài
- Tìm ý và sắp xếp ý
- Xác định từ ngữ then chốt. |
-----------------Còn tiếp----------------
=> Tặng kèm nhiều tài liệu tham khảo khi mua giáo án: