Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/….
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS: Đã bao giờ bạn tự hỏi: “Tôi là ai? Uớc mơ lớn nhất của tôi là gì? Tôi có thể làm gì để đạt được ước mơ ấy?”. Hãy chia sẻ với các bạn những suy nghĩ đó của mình.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS huy động tri thức nền, trải nghiệm cá nhân thực hiện yêu cầu được giao.
- GV quan sát, hỗ trợ HS thực hiện (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện 2 – 3 HS trình bày trước lớp.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, đặt câu hỏi (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá.
- GV dẫn dắt vào bài học mới Trong làng kịch hiện đại Việt Nam, bên cạnh Lưu Quang Vũ tài năng, vực dậy cả một nền văn học kịch đang trên đà tuột dốc, ta cũng không thể không nhắc đến Nguyễn Huy Tưởng một trong những nhà viết kịch và tiểu thuyết xuất sắc. Các tác phẩm của ông thường đi khai thác các đề tài lịch sử và tác phẩm Vũ Như Tô là tác phẩm nổi bật nhất. Xung đột kịch được đẩy lên đến cao trào và được giải quyết ở hồi thứ 5 “Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài” qua đó thể hiện quan niệm sâu sắc của ông về cuộc đời và nghệ thuật. Trong bài học ngày hôm nay, chúng ta sẽ cũng đi tìm hiểu văn bản Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài để thấy những đặc sắc của kịch hiện đại Việt Nam.
Hoạt động 1: Đọc – hiểu văn bản
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu về đặc trưng của bi kịch Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập GV chuyển giao nhiệm vụ: Yêu cầu HS xem lại phần chuẩn bị về mục Tri thức ngữ văn và làm việc cá nhân, thực hiện nhiệm vụ sau: · Trình bày đặc trưng của bi kịch . Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ - HS vận dụng kiến thức đã học và trả lời câu hỏi. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận - GV mời 1 – 2 HS trình bày kết quả chuẩn bị. + Dự kiến khó khăn: Học sinh chưa đọc phần Tri thức ngữ văn, gặp khó khăn trong việc tổng hợp + Tháo gỡ khó khăn: Câu hỏi gợi mở để HS trả lời; gọi HS khác giúp đỡ bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức. Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu về tác giả, tác phẩm Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, thực hiện những yêu cầu sau đây: · Nêu một số nét cơ bản về tác giả và xuất xứ và tóm tắt nội dung của văn bản “Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài”.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS làm việc cá nhân, vận dụng kiến thức đã học để thực hiện nhiệm vụ. - GV quan sát, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày kết quả. - GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, đặt câu hỏi (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức. - GV chuyển sang nội dung mới. | I. Đặc trưng của bi kịch. - GV có thể gợi mở theo sơ đồ tư duy theo PHỤ LỤC 19.
2. Tìm hiểu về tác giả, tác phẩm * Tác giả: - Nguyễn Huy Tưởng là một nhà văn, nhà viết kịch nổi tiếng ở Việt Nam. Ông là cha đẻ của những vở kịch nổi tiếng như: Vũ Như Tô, Bắc Sơn, Sống mãi với Thủ đô,… - Mặc dù đến với văn chương khá muộn, không có được yếu tố thiên bẩm thế nhưng với sự cố gắng không ngừng nghỉ cùng đam mê của bản thân Nguyễn Huy Tưởng đã gặt hái được rất nhiều thành công trong sự nghiệp văn chương. Văn của ông luôn mộc mạc, giản dị và gần gũi với cuộc sống con người. - Quan điểm sáng tác của tác giả: “Phận sự một người tầm thường như tôi muốn tỏ lòng yêu nước thì chỉ có việc viết văn quốc ngữ thôi.” * Xuất xứ: - Vũ Như Tô là vở kịch lịch sử năm hồi viết về một sự kiện xảy ra ở Thăng Long khoảng năm 1516 – 1517, dưới triều Lê Tương Dực. Đoạn trích "Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài" thuộc hồi V, hồi cuối cùng của tác phẩm. |
PHỤ LỤC 19
Hoạt động 2: Khám phá văn bản.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu một số yếu tố của bi kịch (xung đột, hành động, lời thoại, nhân vật) Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi bằng phần chuẩn bị ở nhà: + Qua hệ thống nhân vật ở các lớp kịch, hãy xác định những xung đột cơ bản của tác phẩm. + Chỉ ra điểm tương đồng, khác biệt trong tính cách của hai nhân vật Đan Thiềm, Vũ Như Tô trước tình huống bạo loạn nguy hiểm đối với sinh mệnh của Cửu Trùng Đài và đối với bản thân họ. +Cho biết Vũ Như Tô mang những đặc điểm nào của nhân vật chính của bi kịch. + Nhận xét về ngôn ngữ đối thoại, độc thoại của hai nhân vật Vũ Như Tô và Đan Thiềm qua các lớp kịch. + Nhắc lại khái niệm chủ đề. Theo bạn, bi kịch Vũ Như Tô là tác phẩm có một chủ đề hay nhiều chủ đề? Điều đó đã được thể hiện trong Hồi V (Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài) như thế nào? Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ - HS vận dụng kiến thức đã học và trả lời câu hỏi. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận - GV mời 1 HS đại diện các nhóm trình bày kết quả chuẩn bị. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức.
Nhiệm vụ 2: Phân tích chi tiết tiêu biểu, đề tài, sự kiện Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi bằng phần chuẩn bị ở nhà: + Bạn hình dung thế nào về công trình “Cửu Trùng Đài” mà Vũ Như Tô đang xây dựng dở dang? +Việc xây dựng công trình ấy có phải là nguyên nhân chính gây nên bạo loạn và kết cuộc bi thảm ở cuối Hồi V hay không? Vì sao? + Thể loại bi kịch thường kết thúc với cái chết hoặc sự mất mát khủng khiếp của nhân vật. Từ đoạn kết của bi kịch Vũ Như Tô, hãy chỉ ra những mất mát mà nhân vật chính phải gánh chịu. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ - HS vận dụng kiến thức đã học và trả lời câu hỏi. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận - GV mời 1 HS đại diện các nhóm trình bày kết quả chuẩn bị. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức
Nhiệm vụ 3: Kết luận theo thể loại Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân, trả lời sau: Từ nội dung văn bản “Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài”, em hãy rút ra đặc trưng của bi kịch. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
| II. Khám phá văn bản * Những xung đột cơ bản của tác phẩm. - GV có thể cho HS hoàn thành bảng sau và diễn giải thêm: PHỤ LỤC 20. - Nhận xét chung: + Hồi V là cao trào của vở kịch nên hội đủ xung đột giữa các phe, các nhân vật và thể hiện trực tiếp, tập trung thành xung đột giữa hai phe: phe triều đình và phe khởi loạn; giữa hai quan niệm: cách ứng xử của Đan Thiêm và của Vũ Như Tô. + Xung đột giữa cái cao cả với cái thấp kém (khát vọng sáng tạo của nghệ sĩ và thói hương lạc xa hoa của hôn quân bạo chúa), cái thấp kém với cái thấp kém (triều đình của Lê Tương Dực với phe Trịnh Duy Sản), giữa cái cao cả với cái cao cả (sự quên mình của Đan Thiêm và khát vọng cháy bỏng của Vũ Như Tô) cũng được thể hiện lồng ghép vào nhau. * Điểm tương đồng, khác biệt trong tính cách của hai nhân vật Đan Thiềm, Vũ Như Tô - Điểm tương đồng: + Cùng quý trọng cái đẹp, hiểu rõ giá trị của Cửu Trùng Đài. + Cùng quý trọng nhau, xem là tri kỉ. + Cùng quý trọng, xem nhau là tri kỉ. - Với những nét tính cách khác nhau, có thể sử dụng bảng so sánh tổng hợp để phân tích: tham khảo bảng PHỤ LỤC 21. * Vũ Như Tô mang những đặc điểm nào của nhân vật chính của bi kịch. - GV gợi mở bằng bảng PHỤ LỤC 22. * Ngôn ngữ đối thoại, độc thoại của hai nhân vật Vũ Như Tô và Đan Thiềm qua các lớp kịch. - Văn bản chủ yếu là đối thoại thể hiện sinh động tình huống xung dột, hành động, tính cách của nhân vật và không khí, nhịp điệu của cuộc sống trong cơn bạo loạn. * Chủ đề trong bi kịch Vũ Như Tô - Chủ đề: là những tư tưởng hoặc những vấn đề mà thông qua tác phẩm, tác giả muốn truyền tải và phản ánh hiện thực tới người đọc. - Bi kịch Vũ Như Tô có nhiều chủ đề. Cụ thể: · Chủ đề: Phản ánh mâu thuẫn giữa triều đình với phe khởi loạn; giữa nhân dân với hôn quân bạo chúa Lê Tương Dực. · Chủ đề: Thể hiện tình cảnh ngang trái và số phận bi thương của người nghệ sĩ giàu tài năng, khát vọng nhưng bị dân chúng, người đời hiểu lầm và oán giận. · Chủ đề: Ngợi ca những tâm hồn tri kỉ. II. Chi tiết tiêu biểu, đề tài, sự kiện 1. Công trình “Cửu Trùng Đài” mà Vũ Như Tô đang xây dựng dở dang - Là một công trình kiến trúc kì vĩ, siêu đẳng. - Để hoàn thành công trình đó phải có kiến trúc sư kì tài, những người thợ giỏi và sẽ phải huy động rất nhiều tiền bạc, nhân công, vật lực,... - Cửu Trùng Đài có phải “là nguyên nhân gây nên bạo loạn và kết cuộc bi thảm ở cuối Hồi V hay không”, câu trả lời còn tuỳ thuộc vào góc nhìn, cách xem xét vấn đề. Chẳng hạn, nhìn từ quan hệ giữa dân chúng – thợ xây đài với hỗn quân bạo chúa hay Vũ Như Tô, tác giả của công trình, thì cái dài tốn kém bạc tiền, nhân tài, vật lực kia chính là nguyên nhân khiến họ nổi dậy, tức là nguyên nhân trực tiếp của xung đột; còn nhìn từ quan hệ giữa triều đình và phe nổi loạn thì Cửu Trùng Đài là bằng chứng để kết tội triều đình, là cái cớ để họ gây bạo loạn, triệt hạ đối phương. - Vũ Như Tô là kiến trúc sư, tác giả của Cửu Trùng Đài. Tác phẩm và công việc của ông không giống với hoạ sĩ vẽ một bức tranh hay nhà điêu khắc tạc một pho tượng, nhạc sĩ soạn một nhạc phẩm, nhà văn viết một cuốn tiểu thuyết. Xây Cửu Trùng Đài phải huy động tiềm lực nhiều mặt ở cấp quốc gia, nên ở đó hội tụ nhiều quan hệ phức tạp và động chạm trực tiếp đến nhiều người, nhiều phe phái, cộng đồng. Vì thế, công trình này tất yếu làm nảy sinh nhiều mâu thuẫn phức tạp và thúc đẩy các xung đột phát triển. 2. Mất mát mà nhân vật chính phải gánh chịu - Đến cuối vở kịch, Vũ Như Tô đúng là đã phải trả giá rất đắt với mất mát khủng khiếp: - Bị dân chúng – thợ xây đài hiểu lầm, oán thán: mất lòng dân; - Bị phe phản nghịch và người đời kết tội oan, là “gian phu dâm phụ”, là tội đồ làm hao hụt công khổ, để dân gian lầm than”: mất danh dự, - Mất Đan Thiêm: mất người tri kỉ; Cửu Trùng Đài tâm huyết và dang dở bị đốt thành tro bụi mộng lớn tiêu tan; Bị giải ra pháp trường đón nhận cái chết: mất mạng sống của chính mình. Câu nói cuối cùng của nhân vật thể hiện tình cảnh bi đát tột cùng, mất tất cả, trở thành số không của Vũ Như Tô: - Thôi thế là hết. Dẫn ta ra pháp trường. (Trích Lớp IX, Hồi V, Vũ Như Tô - Nguyễn Huy Tưởng) => Có thể kể đến nhiều nguyên nhân của sự mất mát khủng khiếp này, nhưng không thể không nói đến các nhược điểm và sai lầm trong nhận thức về hoàn cảnh hay trong đánh giá bản thân, người trợ giúp và kẻ phá hoại của Vũ Như Tô. 3. Kết luận theo thể loại - Yếu tố bi kịch:
|
--------------------Còn tiếp---------------------
=> Tặng kèm nhiều tài liệu tham khảo khi mua giáo án: