Soạn văn 9 ngắn nhất bài: Bắc Sơn

Soạn bài: Bắc Sơn - ngữ văn 9 tập 2 ngắn gọn nhất. Nhằm giúp học sinh giảm bớt thời gian soạn bài nhưng vẫn đảm bảo nắm đủ ý, baivan giới thiệu các em tổ hợp bài soạn cực ngắn, siêu ngắn và ngắn nhất. Từ đó, học sinh có thêm lựa chọn bài soạn phù hợp với của mình. Soạn Bắc Sơn cực ngắn - baivan

[toc:ul]

I. Câu hỏi trong bài học

Câu 1: Thuật lại diễn biến sự việc và hành động trong các lớp kịch trích ở hồi 4.

Câu 2: Trong các lớp kịch này, tác giả đã xây dựng được một tình huống bất ngờ, gay cấn. Đó là tình huống nào? Tinh huống ấy có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện xung đột và phát triển hành động kịch?

Câu 3: Phân tích tâm trạng và hành động của nhân vật Thơm. (Chú ý: hoàn cảnh của nhân vật, tâm trạng và thái độ của Thơm với chồng, hành động của cô cứu Thái, Cửu).

Câu 4: Phân tích các nhân vật Ngọc, Thái, Cửu. Chú ý những điểm sau:

Bằng nhừng thủ pháp nào tác giả dà để cho nhân vật Ngọc bộc lộ bản chất của y và đó là bản chất gì?

Những nét nổi rõ trong tính cách của Thái, của Cửu là gì?

Câu 5: Nhận xét về nghệ thuật viết kịch của Nguyễn Huy Tưởng trong các lớp kịch này, chú ý các phương diện xây dựng tình huống, tổ chức đối thoại, biểu hiện tâm lí và tính cách nhân vật.

Phần tham khảo mở rộng

Câu 1: Giá trị nội dung và nghệ thuật vở kịch Bắc Sơn

Câu 2: Nêu cảm nghĩ về nhân vật Thơm trong văn bản Bắc Sơn

II. Soạn bài siêu ngắn: Bắc Sơn

Câu 1: Diễn biến sự việc và hành động trong các lớp kịch trích ở hồi 4:

Sự việc xảy ra trong gia đình nhà  Thơm - Ngọc. Xung đột và hành động kịch tập trung vào hai nhân vật Thơm và Ngọc. Trước cái chết của cha, Thơm dần dần nhận ra bộ mặt phản bội của Ngọc. Ngọc đã theo giặc, dẫn đường cho chúng để chúng đàn áp làng Vũ Lăng, và đối xử man rợ đối với những người làm cách mạng. Cô vô cùng đau xót, ân hận trước hành động của chồng mình chính vì thế khi Thái và Cửu bị giặc truy bắt đã chạy nhầm vào nhà Thơm, được Thơm che giấu và cứu thoát họ.

Câu 2: Tình huống bất ngờ, gay cấn:

  Khi Thái và Cửu bị Ngọc và đồng bọn đuổi bắt lại chạy đúng vào nhà Ngọc. 

  Tình huống ấy buộc Thơm phải có sự lựa chọn dứt khoát: hoặc là để cho Ngọc bắt cán bộ thì được yên thân, hoặc là che giấu họ ngay trong nhà mình.

  Tác dụng trong việc thể hiện xung đột và phát triển hành động kịch: đẩy mâu thuẫn kịch phát triển theo một hướng khác (lòng tin của những người cán bộ cách mạng đối với quần chúng nhân dân)

Câu 3: Tâm trạng và hành động của nhân vật Thơm.

  Thơm có cuộc sống an nhàn, được chồng cưng chiều thích sắm sửa, ăn diện.

  Cô đứng ngoài cuộc khởi nghĩa dù cha và em trai là những quần chúng tích cực tham gia

luôn sống trong cảm giác day dứt mỗi khi nhớ tới cha, nhớ tới lời dặn của cha, nên Thơm thường khuyên chồng dừng lại không làm những việc như thế nữa.

  Cô không lo lắng, băn khoăn vì dám cả gan che giấu cán bộ. Thơm hoảng hốt là do quá bất ngờ; lo lắng, đắn đo vì không biết bảo vệ họ thế nào. 

  Thơm chọn phương án táo bạo: đẩy hai người vào buồng trong, khiến cho Ngọc không mảy may nghi ngờ.

Câu 4: bộc lộ bản chất của Ngọc:

  • Vốn chỉ là một anh nho lại, địa vị thấp kém trong bộ máy cai trị của thực dân
  • Khi cuộc khởi nghĩa nổ ra, Ngọc đã rắp tâm làm tay sai cho giặc.
  • Tuy Ngọc cố che giấu nhưng dần dần bản chất xấu xa của Ngọc đã bị lộ ra

Thái và Cửu: Bị giặc truy đuổi, lại chạy nhầm vào chính nhà tên Ngọc

  • Thái bình tĩnh, sáng suốt, đồng thời rất tin tưởng vào sự ủng hộ của quần chúng
  • Cửu có phần nôn nóng, thiếu chín chắn. Anh nghi ngờ Thơm, định bắn Thơm

Câu 5: Nguyễn Huy Tưởng đã thành công trong việc xây dựng tinh huống, tổ chức đối thoại, biểu hiện tâm lí và tính cách nhân vật trong lớp kịch này: Tinh huống gay cấn, bất ngơ, bộc lộ rõ xung đột và thúc đẩy hành động kịch phát triển, tổ chức được các đối thoại với những nhịp điệu, giọng điệu khác nhau và tâm lí nhân vật diễn ra khá phức tạp, chân thật.

Phần tham khảo mở rộng

Câu 1: Giá trị nội dung: 

  Diễn biến nội tâm của nhân vật Thơm - một cô gái có chồng theo giặc, từ chỗ thờ ơ với cách mạng, sợ liên lụy đến chỗ đứng hẳn về phía cách mạng.

  Khẳng định sức thuyết phục của chính nghĩa cách mạng.

Giá trị nghệ thuật:

  Cách tạo dựng tình huống, sử dụng ngôn ngữ đối thoại, nghệ thuật biểu hiện tâm lí và tính cách nhân vật.

  Thành công trong tạo dựng tình huống để bộc lộ xung đột.

  Ngôn ngữ đối thoại để thể hiện tâm lí, tính cách nhân vật.

Câu 2: Cảm nghĩ về nhân vật Thơm trong văn bản Bắc Sơn.

Bài viết tham khảo

Đất nước ta đã trải qua bao cuộc chiến đấu gian nan và khổ cực. Trong những trận chiến đó, có những người dân yêu nước đã âm thầm đóng góp công sức cho cách mạng. Vở kịch Bắc Sơn của Nguyễn Huy Tưởng đã khắc họa nhân vật Thơm với tấm lòng yêu nước tha thiết. Thơm là nhân vật chính của hồi kịch. Cô là vợ Ngọc, một nho lại trong bộ máy cai trị của thực dân Pháp. Thơm có cuộc sống an nhàn, được chồng cưng chiều thích sắm sửa, ăn diện. Cô đứng ngoài cuộc khởi nghĩa dù cha và em trai là những quần chúng tích cực tham gia. Thế nhưng Thơm vào hoàn cảnh cha và em hi sinh trong cuộc khởi nghĩa, mẹ bỏ đi, người thân duy nhất là Ngọc, nhưng y đã dần lộ bộ mặt Việt gian là tên phản bội tội tệ. Thơm thường khuyên chồng dừng lại nhưng không khuyên được Ngọc. Và tình huống gây cấn xuất hiện khi Cửu và Thái – những chiến sĩ cách mạng đang bị địch vây bắt cần sự trợ giúp. Không ngần ngại, Thơm đã quyết định bảo vệ cho họ. Cô đã quên đi mối hiểm nguy cho bản thân mà chỉ lo lắng không biết bảo vệ họ như thế nào. Sự đấu tranh nội tâm và cái thiện đã chiến thắng, cô đã có quyết định đúng đắn để lương tâm mình không phải day dứt khi nghĩ về cha, về em và về chính bản thân mình. Bằng sự nhanh trí và táo bạo, cô đã đẩy hai chiến sĩ vào căn buồng nhà của mình. Hoàn cảnh éo le hơn bao giờ hết giữa Thơm – người vợ ra sức bảo vệ cán bộ cách mạng và Ngọc – người chồng đang cố gắng vây bắt cán bộ để lập công. Thơm phản bội chồng để bảo vệ cho lẽ phải, cho điều chính nghĩa. Hoàn cảnh trớ trêu đó đã làm cho tính kịch được tô đậm. Ngọc chỉ vô tình nhưng hắn càng nấn ná thì Thơm lại càng sốt ruột.Thơm tìm cách đẩy chồng đi để nhanh chóng giải thoát cho hai người cán bộ. Điều này hoàn toàn mâu thuẫn với thái độ của Thơm ban đầu (cố giữ chồng ở nhà). Mặc dù tỏ vẻ ngạc nhiên nhưng rất may là Ngọc không nhận thấy sự bất thường đó có nghĩa gì. Lòng tin và quyết tâm bảo vệ Đảng, bảo vệ cách mạng đã khiến Thơm trở nên nhanh trí, chính xác trong lời nói cũng như việc làm. Cô không những đã cứu cho hai người cán bộ khỏi bị địch bắt mà còn mang đến cho họ lòng tin vào sức mạnh của quần chúng. Đoạn kịch  đã thể hiện tài năng sáng tác, xây dựng tình huống kịch của Nguyễn Huy Tưởng. Sự chuyển biến trong suy nghĩ và hành động của Thom đã khẳng định được tính chính nghĩa của cuộc cách mạng, cô đã chọn cách đứng về phía đồng bào mình để bảo vệ đất nước. Thông qua nhân vật, tác giả muốn gửi gắm lòng tin yêu, cảm phục những hi sinh của nhân dân đã góp phần đưa cách mạng đi đến thành công.

III. Soạn bài ngắn nhất: Bắc Sơn

Câu 1: Thuật lại diễn biến sự việc và hành động trong các lớp kịch trích ở hồi 4:

  Xung đột và hành động kịch tập trung vào hai nhân vật Thơm và Ngọc 

  Trước cái chết của cha, Thơm dần dần nhận ra bộ mặt phản bội của Ngọc.

  Ngọc đã theo giặc, dẫn đường cho chúng để chúng đàn áp làng Vũ Lăng, và đối xử man rợ đối với những người làm cách mạng.

  Cô vô cùng đau xót, ân hận trước hành động của chồng mình chính vì thế khi Thái và Cửu bị giặc truy bắt đã chạy nhầm vào nhà Thơm, được Thơm che giấu và cứu thoát họ.

Câu 2: Xung đột kịch trong hồi bốn được bộc lộ qua tình huống hết sức căng thẳng đó là khi Thái và Cửu bị Ngọc và đồng bọn đuổi bắt lại chạy đúng vào nhà Ngọc. Tình huống ấy buộc Thơm phải có sự lựa chọn dứt khoát: cho Ngọc bắt cán bộ thì được yên thân, che giấu họ ngay trong nhà mình.

=> Tinh huống ấy đã đẩy mâu thuẫn kịch phát triển theo một hướng khác

Câu 3: Thơm chọn phương án táo bạo: đẩy hai người vào buồng trong. Bằng cách này khiến cho Ngọc không mảy may nghi ngờ. Ở lớp cấp III, khi Ngọc quay về nhà, Thơm đã khôn ngoan, bình tĩnh che mắt Ngọc để bảo vệ cho hai người cách mạng.  => ngay cả khi cuộc đấu tranh cách mạng gặp khó khăn, bị kẻ thù đàn áp khốc liệt, cách mạng vẫn không thể bị tiêu diệt, nó vẫn có thể thức tỉnh quần chúng, cả với những người ở vị trí trung gian như Thơm.

Câu 4: Vốn chỉ là một anh nho lại có địa vị thấp kém, Ngọc nuôi tham vọng ngoi lên để thoảm mãn lòng ham muốn địa vị và tiền bạc. Khi cuộc khởi nghĩa nổ ra, Ngọc đã rắp tâm làm tay sai cho giặc. 

Bị giặc truy đuổi, lại chạy nhầm vào chính nhà tên Ngọc nhưng Thái đã hết sức bình tĩnh, sáng suốt, đồng thời rất tin tưởng vào sự ủng hộ của quần chúng. Cửu có phần nôn nóng, thiếu chín chắn. Anh nghi ngờ Thơm, thậm chí còn định bắn cô.

Câu 5: Nghệ thuật viết kịch của Nguyễn Huy Tưởng:

  Xây dựng xung đột truyện kịch tính

  Xây dựng tình huống truyện đặc sắc, gay cấn, bất ngờ, bộc lộ rõ xung đột và thúc đẩy hành động kịch phát triển.

  Tổ chức được các đối thoại với những nhịp điệu, giọng điệu khác nhau, phù hựp với lừng giai đoạn của hành động kịch.

  Tâm lí nhân vật diễn ra khá phức tạp, chân thật

Phần tham khảo mở rộng

Câu 1: Giá trị nội dung: thể hiện diễn biến nội tâm của nhân vật Thơm - một cô gái có chồng theo giặc, từ sợ liên lụy đến chỗ đứng hẳn về phía cách mạng. Qua đó, tác giả khẳng định sức thuyết phục của chính nghĩa cách mạng.

Giá trị nghệ thuật: Thành công trong vở kịch là: tạo dựng tình huống để bộc lộ xung đột, tổ chức đối thoại và thể hiện tâm lí, tính cách nhân vật.

Câu 2: Cảm nghĩ về nhân vật Thơm trong văn bản Bắc Sơn.

Bài viết tham khảo

Vở kịch Bắc Sơn của Nguyễn Huy Tưởng đã khắc họa nhân vật Thơm với tấm lòng yêu nước tha thiết. Cô là vợ Ngọc, một nho lại trong bộ máy cai trị của thực dân Pháp. Thơm có cuộc sống an nhàn, được chồng cưng chiều thích sắm sửa, ăn diện. Cô đứng ngoài cuộc khởi nghĩa dù cha và em trai là những quần chúng tích cực tham gia. Thế nhưng Thơm vào hoàn cảnh cha và em hi sinh trong cuộc khởi nghĩa, mẹ bỏ đi, người thân duy nhất là Ngọc, nhưng y đã dần lộ bộ mặt Việt gian là tên phản bội tội tệ. Thơm thường khuyên chồng dừng lại nhưng không khuyên được Ngọc. Và tình huống gây cấn xuất hiện khi Cửu và Thái – những chiến sĩ cách mạng đang bị địch vây bắt cần sự trợ giúp. Không ngần ngại, Thơm đã quyết định bảo vệ cho họ. Cô đã quên đi mối hiểm nguy cho bản thân mà chỉ lo lắng không biết bảo vệ họ như thế nào. Sự đấu tranh nội tâm và cái thiện đã chiến thắng, cô đã có quyết định đúng đắn để lương tâm mình không phải day dứt khi nghĩ về cha, về em và về chính bản thân mình. Thơm phản bội chồng để bảo vệ cho lẽ phải, cho điều chính nghĩa. Hoàn cảnh trớ trêu đó đã làm cho tính kịch được tô đậm. Cô không những đã cứu cho hai người cán bộ khỏi bị địch bắt mà còn mang đến cho họ lòng tin vào sức mạnh của quần chúng. Sự chuyển biến trong suy nghĩ và hành động của Thom đã khẳng định được tính chính nghĩa của cuộc cách mạng, cô đã chọn cách đứng về phía đồng bào mình để bảo vệ đất nước. Qua đó, tác giả khẳng định sức thuyết phục của chính nghĩa cách mạng.

IV. Soạn bài cực ngắn: Bắc Sơn

Câu 1: Ở hồi 4: Xung đột và hành động kịch tập trung vào hai nhân vật Thơm và Ngọc

=> Trước cái chết của cha, Thơm dần dần nhận ra bộ mặt phản bội của Ngọc. Ngọc đã theo giặc, dẫn đường cho chúng để chúng đàn áp làng Vũ Lăng, và đối xử man rợ đối với những người làm cách mạng. Cô vô cùng đau xót, ân hận trước hành động của chồng mình chính vì thế khi Thái và Cửu bị giặc truy bắt đã chạy nhầm vào nhà Thơm, được Thơm che giấu và cứu thoát họ.

Câu 2: Trong các lớp kịch này, tác giả đã xây dựng được một tình huống bất ngờ, gay cấn để đẩy mâu thuẫn kịch phát triển theo một hướng khác:

  • Khi Thái và Cửu bị Ngọc và đồng bọn đuổi bắt lại chạy đúng vào nhà Ngọc

Thơm phải lựa chọn:

1. cho Ngọc bắt cán bộ thì được yên thân

2. che giấu họ ngay trong nhà mình thì sẽ vô cùng nguy hiểm

Câu 3: Tâm trạng và hành động của Thơm

  Tâm trạng =>  Thơm hoảng hốt là do quá bất ngờ; lo lắng, đắn đo vì không biết bảo vệ họ thế nào. 

  Hành động => Cô đã nhanh trí đẩy họ vào buồng trong, nói to lên để hai người cán bộ biết để không đi lối sau vườn. Thơm chọn phương án táo bạo: đẩy hai người vào buồng trong. Bằng cách này khiến cho Ngọc không mảy may nghi ngờ.

Câu 4: Ngọc bộc lộ bản chất của y và đó là bản chất ham muốn địa vị và tiền bạc.

=> Ngọc đã rắp tâm làm tay sai cho giặc, dẫn quân Pháp về đánh Vũ Lăng

Thái và Cửu chỉ là những nhân vật phụ, xuất hiện trong chốc lát

=> Thái: bình tĩnh, sáng suốt, đồng thời rất tin tưởng vào sự ủng hộ của quần chúng

     Cửu:  có phần nôn nóng, thiếu chín chắn, nghi ngờ Thơm

Câu 5: Nghệ thuật viết kịch:

- Xung đột truyện => kịch tính

- Tình huống truyện => đặc sắc, gay cấn, bất ngơ, bộc lộ rõ xung đột và thúc đẩy hành động kịch phát triển

- Tổ chức đối thoại => nhịp điệu, giọng điệu khác nhau, phù hơp với từng giai đoạn của hành động

- Tâm lí nhân vật => thể hiện khá rõ nét và thống nhất trong lời nói, hành động

Phần tham khảo mở rộng

Câu 1:  Tác giả khẳng định sức thuyết phục của chính nghĩa cách mạng. nhân vật Thơm từ chỗ thờ ơ với cách mạng, sợ liên lụy đến chỗ đứng hẳn về phía cách mạng. Qua nghệ thuật: tạo dựng tình huống để bộc lộ xung đột, tổ chức đối thoại và thể hiện tâm lí, tính cách nhân vật.

Câu 2: Cảm nghĩ về nhân vật Thơm trong văn bản Bắc Sơn.

Bài viết tham khảo

Vở kịch Bắc Sơn của Nguyễn Huy Tưởng đã khắc họa nhân vật nhân vật Thơm - một cô gái có chồng theo giặc, từ chỗ thờ ơ với cách mạng, sợ liên lụy đến chỗ đứng hẳn về phía cách mạng. Cô là vợ Ngọc, một nho lại trong bộ máy cai trị của thực dân Pháp. Thơm có cuộc sống an nhàn, được chồng cưng chiều thích sắm sửa, ăn diện. Cô đứng ngoài cuộc khởi nghĩa dù cha và em trai là những quần chúng tích cực tham gia. Thế nhưng Thơm vào hoàn cảnh cha và em hi sinh trong cuộc khởi nghĩa, mẹ bỏ đi, người thân duy nhất là Ngọc, nhưng y đã dần lộ bộ mặt Việt gian là tên phản bội tội tệ. Thơm thường khuyên chồng dừng lại nhưng không khuyên được Ngọc. Và tình huống gây cấn xuất hiện khi Cửu và Thái – những chiến sĩ cách mạng đang bị địch vây bắt cần sự trợ giúp. Không ngần ngại, Thơm đã quyết định bảo vệ cho họ. Cô đã quên đi mối hiểm nguy cho bản thân mà chỉ lo lắng không biết bảo vệ họ như thế nào. Sự đấu tranh nội tâm và cái thiện đã chiến thắng, cô đã có quyết định đúng đắn để lương tâm mình không phải day dứt khi nghĩ về cha, về em và về chính bản thân mình. Thơm phản bội chồng để bảo vệ cho lẽ phải, cho điều chính nghĩa. Hoàn cảnh trớ trêu đó đã làm cho tính kịch được tô đậm. Cô không những đã cứu cho hai người cán bộ khỏi bị địch bắt mà còn mang đến cho họ lòng tin vào sức mạnh của quần chúng. Sự chuyển biến trong suy nghĩ và hành động của Thom đã khẳng định được tính chính nghĩa của cuộc cách mạng, cô đã chọn cách đứng về phía đồng bào mình để bảo vệ đất nước. Thông qua nhân vật, tác giả muốn gửi gắm lòng tin yêu, với những người đã không ngại hi sinh vì đất nước, vì cách mạng.

Tìm kiếm google: soan van 9 ngan nhat, soan van 9 cuc ngan, soạn văn 9 siêu ngắn bài Bắc sơn

Xem thêm các môn học

Soạn văn 9 tập 2 ngắn nhất


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com