Phiếu trắc nghiệm Ngữ văn 8 chân trời Bài 6 Đọc 2: Qua Đèo Ngang

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn 8 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 6 Đọc 2: Qua Đèo Ngang. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

BÀI 6: TÌNH YÊU TỔ QUỐC

VĂN BẢN 2: QUA ĐÈO NGANG

(25 CÂU)

A. TRẮC NGHIỆM

I. NHẬN BIẾT (10 CÂU)

Câu 1: Tác phẩm Qua đèo Ngang viết theo thể thơ gì?

  1. Song thất lục bát.
  2. Lục bát.
  3. Thất ngôn tứ tuyệt.
  4. Thất ngôn bát cú.

Câu 2: Ai là tác giả của bài thơ Qua đèo Ngang?

  1. Hồ Xuân Hương.
  2. Bà Huyện Thanh Quan.
  3. Nguyễn Khuyến.
  4. Nguyễn Du.

Câu 3: Bài thơ Qua đèo Ngang được miêu tả vào thời điểm nào trong ngày?

  1. Buổi sáng sớm.
  2. Buổi trưa.
  3. Buổi xế chiều.
  4. Đêm khuya.

Câu 4: Nghệ thuật nổi bật trong câu thơ 3 – 4 là gì?

  1. So sánh.
  2. Nhân hóa.
  3. Đảo ngữ.
  4. Điệp ngữ.

Câu 5: Từ nào dùng để diễn tả cảnh heo hút, hoang vắng của đèo Ngang?

  1. Lác đác.
  2. Lom khom.
  3. Quốc quốc.
  4. Gia gia.

Câu 6: Các từ nào dưới đây là tự tượng thanh diễn tả tâm trạng của tác giả về nỗi nhớ nước nhà?

  1. Lom khom.
  2. Quốc quốc, gia gia.
  3. Lác đác.
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Câu 7: Bài thơ Qua đèo Ngang gieo vần gì?

  1. Vần “uôc”.
  2. Vần “ươc”.
  3. Vần “oa”.
  4. Vần “a”.

Câu 8: Bài thơ viết bằng chữ gì?

  1. Chữ quốc ngữ.
  2. Chữ Hán.
  3. Chữ Nôm.
  4. Tất cả các đáp án trên đều sai.

Câu 9: Thơ thất ngôn bát cú là thể thơ có đặc điểm gì?

  1. Gồm 4 câu, mỗi câu 7 chữ.
  2. Gồm 8 câu, mỗi câu 7 chữ.
  3. Gồm 4 câu, mỗi câu 8 chữ.
  4. Gồm 8 câu, mỗi câu 4 chữ.

Câu 10: Bài thơ được viết trong hoàn cảnh nào?

  1. Khi Bà Huyện Thanh Quan vào Huế nhậm chức.
  2. Khi Bà Huyện Thanh Quan đi xa nhà.
  3. Khi Bà Huyện Thanh Quan trên đường về quê.
  4. Khi Bà Huyện Thanh Quan trên đường đi du ngoạn đất nước.

II. THÔNG HIỂU (10 CÂU)

Câu 1: Cảnh đèo Ngang hiện lên như thế nào trong hai câu thơ đầu?

  1. Hoang vắng, buồn bã.
  2. Tươi tắn, sinh động.
  3. Phong phú, đầy sức sống.
  4. Um tùm, rậm rạp.

Câu 2: Tâm trạng của Bà Huyện Thanh Quan được bộc lộ như thế nào qua bài thơ?

  1. Yêu say mê vẻ đẹp thiên nhiên, đất nước.
  2. Đau xót, ngậm ngùi trước sự đổi thay của quê hương.
  3. Cô đơn trước thực tại, da diết nhớ về quá khứ của đất nước.
  4. Buồn đau da diết khi phải sống trong cảnh cô đơn.

Câu 3: Bài thơ có phương thức biểu đạt chủ yếu là gì?

  1. Tự sự.
  2. Biểu cảm.
  3. Nghị luận.
  4. Miêu tả.

Câu 4: Trong 4 câu đầu bài thơ, khung cảnh hiện lên như thế nào?

  1. Đèo Ngang rất hùng vĩ.
  2. Đèo Ngang tràn đầy sức sống.
  3. Thiên nhiên đèo Ngang sống động, um tùm, con người thì thưa thớt.
  4. Đèo Ngang rất vắng vẻ, thiên nhiên và con người đều mang sắc thái buồn.

Câu 5: Nội dung chính của bài thơ là gì?

  1. Cảnh tượng đèo Ngang heo hút, hoang vắng và nỗi nhớ nước thương nhà tha thiết của tác giả.
  2. Cảnh đèo Ngang đẹp, heo hút, hoang sơ.
  3. Con người ở đèo Ngang ít ỏi, thưa thớt.
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Câu 6: Tác dụng của biện pháp tu từ trong câu 3 – 4 là gì?

  1. Tạo nhịp điệu buồn bã cho bài thơ.
  2. Nhấn mạnh vào sự thưa thớt, vắng vẻ, ít ỏi, nhỏ bé của sự sống nơi đèo Ngang.
  3. Thể hiện tâm trạng cô đơn, buồn tẻ của nhân vật trữ tình.
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Câu 7: Câu thơ cuối thể hiện tâm trạng gì của nhà thơ?

  1. Căm giận.
  2. Vui sướng, tự hào.
  3. Buồn man mác, cô đơn.
  4. Hào hứng.

Câu 8: Việc tác giả chọn cách bộc lộ mảnh tình riêng giữa trời đất bao la của đèo Ngang có tác dụng gì?

  1. Nhấn mạnh sự nhỏ bé, cô độc của con người giữa không gian bao la, rộng lớn của đèo Ngang.
  2. Nhấn mạnh không gian bao la, rộng lớn, thiếu vắng sự sống của con người của đèo Ngang.
  3. A, B đúng.
  4. A, B sai.

Câu 9: Đâu là những nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ?

  1. Biện pháp tả cảnh ngụ tình đặc sắc.
  2. Sử dụng đa dạng các biện pháp tu từ.
  3. Âm điệu trầm lắng.
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Câu 10: Đâu không phải là cách gọi khác của con quốc quốc?

  1. Chim đỗ quyên.
  2. Chim vành khuyên.
  3. Chim cuốc.
  4. Con cuốc cuốc.

III. VẬN DỤNG (03 CÂU)

Câu 1: Nguyễn Thị Hinh là tên thật của nhà thơ nào dưới đây?

  1. Hồ Xuân Hương.
  2. Bà Huyện Thanh Quan.
  3. Đoàn Thị Điểm.
  4. Xuân Quỳnh.

Câu 2: Hiện Bà Huyện Thanh Quan còn bao nhiêu bài thơ?

  1. 3 bài.
  2. 4 bài.
  3. 5 bài.
  4. 6 bài.

Câu 3: Bà Huyện Thanh Quan sống vào thế kỉ bao nhiêu?

  1. Thế kỉ XIX.
  2. Thế kỉ XVIII.
  3. Thế kỉ XX.
  4. Thế kỉ XVII.

IV. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU)

Câu 1: Đèo Ngang thuộc khu vực nào?

  1. Nơi giáp ranh giữa thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Bình.
  2. Nơi giáp ranh giữa hai tỉnh Quảng Bình và Hà Tĩnh.
  3. Đà Nẵng.
  4. Quảng Bình.

Câu 2: Tác phẩm nào sau đây không phải của Bà Huyện Thanh Quan?

  1. Thăng Long thành hoài cổ.
  2. Qua chùa Trấn Bắc.
  3. Chiều hôm nhớ nhà.
  4. Long thành cầm giả ca.

 

 

Đáp án trắc nghiệm

Xem đáp án
Tìm kiếm google: Trắc nghiệm ngữ văn 8 chân trời, bộ trắc nghiệm ngữ văn 8 CTST, trắc nghiệm ngữ văn 8 chân trời Bài 6 Đọc 2: Qua Đèo Ngang

Xem thêm các môn học

Bộ trắc nghiệm ngữ văn 8 CTST


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com