[toc:ul]
Câu 1: Bài thơ có thể chia làm mấy đoạn? Nêu ý chính của từng đoạn.
Câu 2: Xuân Diệu Cảm nhận về thời gian như thế nào? Vì sao nhà thơ có tâm trạng vội vàng, cuống quýt trước sự thay đổi nhanh chóng của thời gian?
Câu 3: Hình ảnh thiên nhiên, sự sống quen thuộc được tác giả cảm nhận và diễn tả như thế nào? Hãy chỉ ra những nét mới trong quan niệm của Xuân Diệu về cuộc sống, tuổi trẻ và hạnh phúc.
Câu 4: Hãy nhận xét về đặc điểm của hình ảnh, ngôn từ, nhịp điệu trong đoạn thơ cuối của bài thơ. Nhà thơ đã sáng tạo được hình ảnh nào mà anh (chị) cho là mới mẻ, độc đáo nhất?
Luyện tập
Câu 1: Trong "Nhà văn hiện đại", nhà phê bình, nghiên cứu văn học Vũ Ngọc Phan đã viết: "Với nguồn cảm hứng mới: yêu đương và tuổi xuân, dù lúc vui hay lúc buồn, Xuân Diệu cũng du thanh niên bằng giọng yêu đời thấm thía".
Qua phân tích bài thơ Vội vàng anh (chị) hãy làm sáng tỏ nhận định trên.
Câu 2: Giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật trong Vội vàng của Xuân Diệu
Câu 3: Tâm thế sống của Xuân Diệu qua bài thơ “Vội vàng”
Câu 1: Bài thơ có thể chia làm 3 đoạn:
Đoạn 1 (13 câu đầu): tình yêu tha thiết đối với cuộc sống.
Đoạn 2 (câu 14 - 29): tâm trạng băn khoăn của tác giả trước giới hạn của cuộc đời.
Đoạn 3 (đoạn còn lại): lời giục giã hối hả, cuồng nhiệt đến với cuộc sống.
Câu 2: Cảm nhận của Xuân Diệu về thời gian:
Nhà thơ có tâm trạng vội vàng, cuống quýt trước sự thay đổi nhanh chóng của thời gian vì:
Thời gian tuyến tính, thời gian trôi qua rất nhanh và như một dòng chảy xuyên suốt không bao giờ trở lại
Tác giả thể hiện tình yêu với mùa xuân, tuổi trẻ, cuộc đời
Tác giả yêu tha thiết cuộc sống này nên thời gian trôi qua nhanh làm tác giả vô cùng luyến tiếc.
Câu 3: Hình ảnh thiên nhiên, sự sống quen thuộc được cảm nhận:
Quan niệm hạnh phúc không ở đâu xa mà đó chính là hạnh phúc ở quanh ta.
Hạnh phúc khi được cảm nhận một bức tranh thiên nhiên đẹp của hoa lá đồng nội, của ong bướm, chim chóc.
Phải biết giữ lấy hạnh phúc, giữ lại những vẻ đẹp của cuộc sống cho mình bằng những ý tưởng thật táo bạo.
Nét mới trong quan niệm của Xuân Diệu về cuộc sống, tuổi trẻ và hạnh phúc:
Xuân Diệu yêu tuổi trẻ và biết quý tuổi trẻ, xem đó là khoảng thời gian đẹp và đáng sống nhất
Mùa xuân của đất trời còn có thể tuần hoàn, nhưng tuổi xuân của đời ng nếu đã trôi qua đi thì mất đi vĩnh viễn
Hãy nâng niu trân trọng từng giây phút của cuộc đời, nhất là những năm tháng của tuổi trẻ.
Câu 4: Trong đoạn thơ cuối này, hàng loạt hình ảnh tiếp tục làm nổi bật vẻ quyến rũ của sự sống đầy sắc hương nhưng không phải để tả mà chủ yếu để diễn đạt sự cuồng nhiệt, vội vàng tận hưởng của tác giả.
Hàng loạt động từ tăng dần mức độ sự vồ vập, đắm say: ôm, riết, say, thâu, chếnh choáng, đã đầy, no nê, cắn, Thủ pháp điệp được sử dụng đa dạng, Nét độc đáo về nghệ thuật của đoạn thơ đó là những làn sóng ngôn từ đan xen, cộng hưởng theo chiều tăng tiến đã diễn tả rất thành công khao khát mãnh liệt của tác giả.
Luyện tập
Câu 1: "Với nguồn cảm hứng mới: yêu đương và tuổi xuân, dù lúc vui hay lúc buồn, Xuân Diệu cũng du thanh niên bằng giọng yêu đời thấm thía"
Câu nói của Vũ Ngọc Phan là một nhận định chung, mang tính khái quát về Xuân Diệu và thơ Xuân Diệu. Nhận định đó có hai ý:
Thơ Xuân Diệu có hai nguồn cảm hứng mới: yêu đương và tuổi xuân.
Dù lúc vui hay lúc buồn, Xuân Diệu cũng ru thanh niên bằng giọng yêu đời thấm thía
=> Lúc vui bằng giọng yêu đời thắm thiết, Lúc buồn trong cái băn khoăn đó vẫn bộc lộ niềm yêu đời, yêu cuộc sống của mình.
Câu 2: Giá trị nội dung:
Lời giục giã thế hệ trẻ sống vội vàng, sống cuống quít để hưởng thụ hết những gì đẹp đẽ nhất của cuộc đời
Thế hiện lòng ham sống mãnh liệt của cái tôi Xuân Diệu rất hiện đại cùng với một quan niệm sống mới mẻ về thời gian, tuổi trẻ và hạnh phúc
Khao khát sống mãnh liệt và một tâm thế chủ động, sẵn sàng hưởng thụ, sẵn sàn đến với hạnh phúc của mình
Giá trị nghệ thuật:
Cách liên tưởng, so sánh mới lạ với những hình ảnh thơ độc đáo, giàu sức gợi cảm, gợi hình
Thủ pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác
Một loạt những hình ảnh nhân hóa, biện pháp điệp từ, điệp ngữ, điệp cấu trúc và các động từ mạnh đã tạo ra nhịp điệu cuống quít, hối hả, rộn rã
Câu 3: Tâm thế sống của Xuân Diệu qua bài thơ “Vội vàng”
Bài viết tham khảo
Hồn thơ Xuân Diệu là nguồn sống dào dạt chưa từng thấy ở chốn nước non lặng lẽ này. Xuân Diệu say đắm tình yêu, say đắm cảnh trời, sống vội vàng, sống cuống quýt. Khi vui cũng như khi buồn, người đều nồng nàn tha thiết”. Những lời bình phẩm sâu sắc ấy của Hoài Thanh dành cho Xuân Diệu có lẽ đã đủ nói về một nhà thơ “mới nhất trong các nhà thơ mới” – một hồn thơ lúc nào cũng “thiết tha, rạo rực, băn khoăn”. Xuân Diệu là một cây bút có sức sáng tạo mãnh liệt, dồi dào và bền bỉ trong nền văn học Việt Nam. Ông đã đem đến cho thơ ca đương thời một sức sống mới, một nguồn cảm xúc mới cùng với những cách tân nghệ thuật đầy sáng tạo. Trong số những bài thơ làm nên tên tuổi của ông hoàng thơ Mới này thì “Vội vàng” được xem là một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất thể hiện cá tôi cá nhân và quan điểm sống đầy mới mẻ của nhà thơ.
Bài thơ là dòng cảm xúc mãnh liệt, dào dạt tuôn trào nhưng vẫn theo mạch lập luận, bố cục vô cùng chặt chẽ. Qua từng khổ thơ, tác giả đã bộc lộ một niềm khao khát sống mãnh liệt và quan niệm vô cùng độc đáo về thời gian và tuổi trẻ.
Ngay từ khổ thơ đầu tiên, Xuân Diệu đã thể hiện một tình yêu cuộc sống nồng nhiệt và thiết tha. Điệp từ “tôi muốn” kết hợp cùng các động từ mạnh bộc lộ mong muốn, khát vọng mãnh liệt của tác giả: điều khiển tự nhiên. Đây là ước muốn táo bạo và phi thực tế, bởi từ xưa đến nay, nào ai có thể chi phối sự vận hành của thiên nhiên vạn vật, nào ai có thể níu giữ dòng chảy thời gian? Tuy nhiên, Xuân Diệu vẫn can đảm nói lên khát vọng muốn “tắt nắng”, “buộc gió”, bởi ông hiểu được, sắc thắm nào rồi cũng nhạt, hương nồng nào rồi cũng phai, mùa xuân và tuổi trẻ chẳng thể dừng lại mãi. Xuân Diệu yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống thiết tha nên luôn muốn níu kéo thời gian ở lại.
Sang khổ thơ thứ hai, tác giả vẽ nên một bức tranh thiên đường nơi trần thế. Hình ảnh thiên nhiên vạn vật quen thuộc qua cái nhìn độc đáo của nhà thơ trở nên thật mới lạ và hấp dẫn. Hai chữ “Này đây” được nhắc đến nhiều lần không gợi sự thừa thãi trong câu chữ mà tô đậm không gian và thời gian thơ. Xuân Diệu khẳng định, nơi đẹp đẽ nhất không ở đâu xa xôi mà chính là cuộc đời trần thế. Nơi đây có ong bướm dập dìu, yến anh tình tự và sắc xanh đồng nội. Nơi đây còn có âm thanh của khúc tình si, có ánh sáng ban mai trong trẻo.
Hình ảnh thiên nhiên và sự sống được Xuân Diệu vẽ lên vừa gần gũi, quen thuộc, vừa quyến rũ, đầy tình tứ. Nhà thơ đã phát hiện ra vẻ đẹp kì diệu của thiên nhiên và thổi vào đó một tình yêu rạo rực, say đắm. Có thể thấy, Xuân Diệu đã nhìn thiên nhiên vạn vật dưới lăng kính của tình yêu, qua đôi mắt của tuổi trẻ. Nhờ vậy, tất cả đều như ngập trong xuân tình ngọt ngào và đẹp đẽ.
Từ giọng điệu đắm say, rạo rực của khổ thơ thứ hai, sang khổ ba, giọng điệu chuyển sang bàng hoàng, lo lắng. Xuân Diệu trở nên hoài nghi, chán nản, hoảng hốt, lo lắng trước bước đi vùn vụt của thời gian. Mùa xuân tươi đẹp, rực rỡ nhưng mùa xuân cũng chính là dự cảm về bước đi vùn vụt của thời gian. Mùa xuân qua đi kéo theo tuổi trẻ và tình yêu, cái quý giá nhất của đời người. Bởi thiên nhiên tươi đẹp là vĩnh hằng còn đời người lại hữu hạn.
Tâm trạng đau khổ tuyệt vọng của thi nhân dường như bao trùm lên cả thiên nhiên khiến cảnh vật mất đi vẻ vô tư của nó, cũng buồn, cũng sợ hãi, cũng thảng thốt. Tất cả hiện vật, sự vật trên thế gian đều đượm nỗi buồn chia li, xa cách: núi sông buông lời than tiễn biệt, gió chim mang nỗi nợ phải bay đi,... Cảm nhận rất rõ được điều ấy, thi sĩ thốt lên trong sự tiếc nuối: “Chẳng bao giờ, ôi, chẳng bao giờ nữa…”, để rồi ngay sau đó là lời giục giã: “Mau đi thôi. Mùa chưa ngả chiều hôm”.
“Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi!” là hình ảnh vô cùng mạnh mẽ, táo bạo. Ở đây, sự đam mê nồng nhiệt, đắm say dường như đã được đẩy lên đến cực điểm. Phải yêu cuộc sống đến mức nào, nhà thơ mới có thể thốt lên câu thơ đầy táo bạo và thiết tha như thế?
Có thể nói, “Vội vàng” là một thông điệp sống đầy ý nghĩa của một hồn thơ yêu đời nồng nhiệt: hãy sống mãnh liệt, sống hết mình, hãy quý trọng từng giây từng phút của cuộc đời mình, nhất là những năm tháng tuổi trẻ quý giá của đời người. Nó được gửi gắm qua những hình ảnh, ngôn ngữ thơ độc đáo, đầy sáng tạo cùng giọng điệu say mê, cuồng nhiệt, sôi nổi. Chính lòng yêu cuộc sống thiết tha, khát vọng sống mãnh liệt cùng nỗi sợ hãi, lo lắng trước cái hữu hạn của đời người đã khiến thi nhân phải sống vội vàng, sống cuống quýt. Nhưng đó là sống vội vàng một cách có ý thức, là sống một cách hết mình cho từng phút từng giây của cuộc đời, sao cho mỗi thời khắc trôi qua đều mang ý nghĩa, đều không phí phạm.
Câu 1: Bài thơ gồm có 3 đoạn lần lượt như sau: tình yêu tha thiết đối với cuộc sống (13 câu đầu); tâm trạng băn khoăn của tác giả trước giới hạn của cuộc đời (câu 14 – 29) và lời giục giã hối hả, cuồng nhiệt đến với cuộc sống (đoạn còn lại).
Câu 2: Cảm nhận về thời gian cùa Xuân Diệu được nói đến trong 11 câu mang ý vị triết lí nhân sinh sâu sắc. Cảm nhận về thời gian của thi nhân ở đây gắn liền với mùa xuân và tuổi trẻ của một con người yêu cuộc sống thiết tha, say đắm
=> Trong đoạn thơ này, nhà thơ có tâm trạng vội vàng, cuống quýt trước sự thay đổi nhanh chóng của thời gian vì thời gian tuyến tính, thời gian trôi qua rất nhanh và như một dòng chảy xuyên suốt không bao giờ trở lại và thể hiện tình yêu với mùa xuân, tuổi trẻ, cuộc đời.
Câu 3: Xuân Diệu quan niệm hạnh phúc không ở đâu xa mà đó chính là hạnh phúc ở quanh ta, là sự sống quen thuộc của trần thế. Hạnh phúc khi được cảm nhận một bức tranh thiên nhiên đẹp của hoa lá đồng nội, của ong bướm, chim chóc
=> Vì vậy, phải biết giữ lấy hạnh phúc, giữ lại những vẻ đẹp của cuộc sống cho mình
Ở đây quan niệm của tác giả về cuộc sống, tuổi trẻ và hạnh phúc có nhiều điểm mới: nhà thơ đă có một cách sống vội vàng để tận hưởng hạnh phúc của tuổi trẻ, hãy nâng niu trân trọng từng giây phút của cuộc đời, nhất là những năm tháng của tuổi trẻ.
Câu 4: Nhận xét về đặc điểm của hình ảnh, ngôn từ, nhịp điệu trong đoạn thơ cuối của bài thơ:
Hàng loạt động từ tăng dần mức độ sự vồ vập, đắm say: ôm, riết, say, thâu, chếnh choáng, đã đầy, no nê, cắn
Thủ pháp điệp được sử dụng đa dạng: điệp cú pháp; điệp từ, ngữ; điệp cảm xúc theo lối tăng tiến
Những làn sóng ngôn từ đan xen, cộng hưởng theo chiều tăng tiến đã diễn tả rất thành công khao khát mãnh liệt của tác giả.
Luyện tập
Câu 1: Câu nói của Vũ Ngọc Phan “Với nguồn cảm hứng mới: yêu đương và tuổi xuân, dù lúc vui hay lúc buồn, Xuân Diệu cũng du thanh niên bằng giọng yêu đời thấm thía”
Qua Thơ Xuân Diệu, ta thấy có hai nguồn cảm hứng mới: yêu đương và tuổi xuân. Dù lúc vui hay lúc buồn, Xuân Diệu cũng ru thanh niên bằng giọng yêu đời thấm thía.
- Lúc vui: đều ru thanh niên bằng giọng yêu đời thắm thiết
- Lúc buồn: Ngay cả khi lo sợ thời gian trôi nhanh cướp mất tuổi xuân của mình, nhà thơ băn khoăn lo lắng, nhưng trong cái băn khoăn đó vẫn bộc lộ niềm yêu đời, yêu cuộc sống của mình.
Câu 2: Giá trị nội dung của bài tời giục giã thế hệ trẻ sống vội vàng, sống cuống quít để hưởng thụ hết những gì đẹp đẽ nhất của cuộc đời và khao khát sống mãnh liệt và sống hết mình với tuổi trẻ
Giá trị nghệ thuật: cách liên tưởng, so sánh mới lạ với những hình ảnh thơ độc đáo, giàu sức gợi cảm, gợi hình, thủ pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác và một loạt những hình ảnh nhân hóa, biện pháp điệp từ, điệp ngữ, điệp cấu trúc và các động từ mạnh đã tạo ra nhịp điệu cuống quít, hối hả, rộn rã
Câu 3: Tâm thế sống của Xuân Diệu qua bài thơ “Vội vàng”
Bài viết tham khảo
“Vội vàng” được xem là một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất thể hiện cá tôi cá nhân và quan điểm sống đầy mới mẻ của nhà thơ Xuân Diệu. Bài thơ là dòng cảm xúc mãnh liệt, dào dạt tuôn trào nhưng vẫn theo mạch lập luận, bố cục vô cùng chặt chẽ. Qua từng khổ thơ, tác giả đã bộc lộ một niềm khao khát sống mãnh liệt và quan niệm vô cùng độc đáo về thời gian và tuổi trẻ.
Ngay từ khổ thơ đầu tiên, Xuân Diệu đã thể hiện một tình yêu cuộc sống nồng nhiệt và thiết tha. Điệp từ “tôi muốn” kết hợp cùng các động từ mạnh bộc lộ mong muốn, khát vọng mãnh liệt của tác giả: điều khiển tự nhiên. Đây là ước muốn táo bạo và phi thực tế, bởi từ xưa đến nay, nào ai có thể chi phối sự vận hành của thiên nhiên vạn vật, nào ai có thể níu giữ dòng chảy thời gian? Tuy nhiên, Xuân Diệu vẫn can đảm nói lên khát vọng muốn “tắt nắng”, “buộc gió”, bởi ông hiểu được, sắc thắm nào rồi cũng nhạt, hương nồng nào rồi cũng phai, mùa xuân và tuổi trẻ chẳng thể dừng lại mãi. Xuân Diệu yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống thiết tha nên luôn muốn níu kéo thời gian ở lại.
Sang khổ thơ thứ hai, tác giả vẽ nên một bức tranh thiên đường nơi trần thế. Hình ảnh thiên nhiên vạn vật quen thuộc qua cái nhìn độc đáo của nhà thơ trở nên thật mới lạ và hấp dẫn. Hai chữ “Này đây” được nhắc đến nhiều lần không gợi sự thừa thãi trong câu chữ mà tô đậm không gian và thời gian thơ. Xuân Diệu khẳng định, nơi đẹp đẽ nhất không ở đâu xa xôi mà chính là cuộc đời trần thế. Nơi đây có ong bướm dập dìu, yến anh tình tự và sắc xanh đồng nội. Nơi đây còn có âm thanh của khúc tình si, có ánh sáng ban mai trong trẻo.
Hình ảnh thiên nhiên và sự sống được Xuân Diệu vẽ lên vừa gần gũi, quen thuộc, vừa quyến rũ, đầy tình tứ. Nhà thơ đã phát hiện ra vẻ đẹp kì diệu của thiên nhiên và thổi vào đó một tình yêu rạo rực, say đắm. Có thể thấy, Xuân Diệu đã nhìn thiên nhiên vạn vật dưới lăng kính của tình yêu, qua đôi mắt của tuổi trẻ. Nhờ vậy, tất cả đều như ngập trong xuân tình ngọt ngào và đẹp đẽ.
Từ giọng điệu đắm say, rạo rực của khổ thơ thứ hai, sang khổ ba, giọng điệu chuyển sang bàng hoàng, lo lắng. Xuân Diệu trở nên hoài nghi, chán nản, hoảng hốt, lo lắng trước bước đi vùn vụt của thời gian. Mùa xuân tươi đẹp, rực rỡ nhưng mùa xuân cũng chính là dự cảm về bước đi vùn vụt của thời gian. Mùa xuân qua đi kéo theo tuổi trẻ và tình yêu, cái quý giá nhất của đời người. Bởi thiên nhiên tươi đẹp là vĩnh hằng còn đời người lại hữu hạn.
Tâm trạng đau khổ tuyệt vọng của thi nhân dường như bao trùm lên cả thiên nhiên khiến cảnh vật mất đi vẻ vô tư của nó, cũng buồn, cũng sợ hãi, cũng thảng thốt. Tất cả hiện vật, sự vật trên thế gian đều đượm nỗi buồn chia li, xa cách: núi sông buông lời than tiễn biệt, gió chim mang nỗi nợ phải bay đi,... Cảm nhận rất rõ được điều ấy, thi sĩ thốt lên trong sự tiếc nuối: “Chẳng bao giờ, ôi, chẳng bao giờ nữa…”, để rồi ngay sau đó là lời giục giã: “Mau đi thôi. Mùa chưa ngả chiều hôm”.
“Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi!” là hình ảnh vô cùng mạnh mẽ, táo bạo. Ở đây, sự đam mê nồng nhiệt, đắm say dường như đã được đẩy lên đến cực điểm. Phải yêu cuộc sống đến mức nào, nhà thơ mới có thể thốt lên câu thơ đầy táo bạo và thiết tha như thế?
Có thể nói, “Vội vàng” là một thông điệp sống đầy ý nghĩa của một hồn thơ yêu đời nồng nhiệt: hãy sống mãnh liệt, sống hết mình, hãy quý trọng từng giây từng phút của cuộc đời mình, nhất là những năm tháng tuổi trẻ quý giá của đời người. Nó được gửi gắm qua những hình ảnh, ngôn ngữ thơ độc đáo, đầy sáng tạo cùng giọng điệu say mê, cuồng nhiệt, sôi nổi. Chính lòng yêu cuộc sống thiết tha, khát vọng sống mãnh liệt cùng nỗi sợ hãi, lo lắng trước cái hữu hạn của đời người đã khiến thi nhân phải sống vội vàng, sống cuống quýt. Nhưng đó là sống vội vàng một cách có ý thức, là sống một cách hết mình cho từng phút từng giây của cuộc đời, sao cho mỗi thời khắc trôi qua đều mang ý nghĩa, đều không phí phạm.
Câu 1: Bài thơ gồm 3 đoạn:
1. Tình yêu tha thiết đối với cuộc sống => 13 câu đầu
2. Tâm trạng băn khoăn của tác giả trước giới hạn của cuộc đời => câu 14 – 29
3. Lời giục giã hối hả, cuồng nhiệt đến với cuộc sống => đoạn còn lại
Câu 2: Cảm nhận về thời gian cùa Xuân Diệu là cảm nhận về thời gian của thi nhân ở đây gắn liền với mùa xuân và tuổi trẻ. Thời gian trôi đi nhanh chóng và không bao giờ trở lại được nữa, thời gian trôi đi còn mang theo cả sự phôi pha, phai tàn của vạn vật vậy nên tác giả mới cuống quýt, vội vàng để tuổi trẻ của mình trôi qua không uổng phí.
Câu 3: Hạnh phúc khi cảm nhận bức tranh thiên nhiên đẹp của hoa lá đồng nội, của ong bướm, chim chóc, tác giả yêu tuổi trẻ và biết quý tuổi trẻ, của mình bởi đây là khoảng thời gian đẹp và đáng sống nhất, hãy nâng niu trân trọng từng giây phút của cuộc đời,
=> Quan niệm mới mẻ của tác giả
Câu 4: Đặc điểm của hình ảnh, ngôn từ, nhịp điệu trong đoạn thơ cuối của bài thơ:
- Thủ pháp điệp => điệp cú pháp; điệp từ, ngữ; điệp cảm xúc theo lối tăng tiến
- Hàng loạt động từ tăng dần mức độ => sự vồ vập, đắm say: ôm, riết, say, thâu, chếnh choáng, đã đầy, no nê, cắn
=> Hình ảnh sáng tạo: những làn sóng ngôn từ đan xen, cộng hưởng theo chiều tăng tiến
Luyện tập
Câu 1: "Với nguồn cảm hứng mới: yêu đương và tuổi xuân, dù lúc vui hay lúc buồn, Xuân Diệu cũng du thanh niên bằng giọng yêu đời thấm thía"
Qua vội vàng ta thấy nhận định của Vũ Ngọc Phan về Xuân Diệu là ông có 2 nguồn cảm hứng ((yêu đương và tuổi xuân) và dù lúc vui hay lúc buồn, Xuân Diệu cũng ru thanh niên bằng giọng yêu đời thấm thía.
Câu 2: Nội dung: lời giục giả thế hệ trẻ hãy sống vội vàng, niềm khao khát hãy sống hết mình với tuổi trẻ của tác giả qua nghệ thuật liên tưởng, so sánh, thủ pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác và loạt những hình ảnh nhân hóa, biện pháp điệp từ, điệp ngữ, điệp cấu trúc và các động từ mạnh.
Câu 3: Tâm thế sống của Xuân Diệu qua bài thơ “Vội vàng”
Dàn ý tham khảo
1. Mở bài:
Giới thiệu về nhà thơ Xuân Diệu và bài thơ “Vội vàng”
2. Thân bài:
- Khổ 1: Khát vọng lưu giữ thời gian:
• Điệp từ “tôi muốn” + động từ mạnh
• Mong muốn, khát vọng mãnh liệt: điều khiển tự nhiên -> Hiểu được mùa xuân và tuổi trẻ chẳng thể dừng lại mãi
• Xuân Diệu yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống thiết tha nên luôn muốn níu kéo thời gian ở lại.
- Khổ 2: Bức tranh thiên đường nơi trần thế:
• Điệp từ “Này đây” -> khẳng định, nơi đẹp đẽ nhất không ở đâu xa xôi mà chính là cuộc đời trần thế.
• So sánh: “Tháng giêng ngon như một cặp môi gần” -> Hình ảnh độc đáo và thú vị, xem con người là thước đo cái đẹp
• Nơi đẹp nhất không ở đâu xa, nó chính là trần thế, là thiên nhiên vạn vật đang hiện hữu quanh mình -> Xuân Diệu luôn khao khát tình yêu, khao khát hạnh phúc và sống hết mình bằng một tâm trạng vui, đắm say và rạo rực.
- Khổ 3: Nỗi lo âu, sợ hãi:
• Nỗi niềm hoài nghi, chán nản, hoảng hốt, lo lắng trước bước đi vùn vụt của thời gian.
• Quan niệm mới mẻ của Xuân Diệu về thời gian: Lấy đời người làm thước đo thời gian -> càng cảm thấy bất lực, lo âu, nuối tiếc.
- Khổ 4: Mong muốn sống vội vàng, sống hết mình của tác giả.
• Hình ảnh: “Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi!” -> Sự đam mê nồng nhiệt, đắm say dường như đã được đẩy lên đến cực điểm.
• Động từ mạnh, tăng tiến: “ôm”, “riết”, “say”, “thâu” + điệp từ “ta muốn -> khao khát sống, khao khát yêu, khao khát tận hưởng từng giây từng phút trên trần thế.
3. Kết bài:
Khẳng định giá trị của bài thơ “Vội vàng” và vị trí của nhà thơ Xuân Diệu.