Soạn văn 11 cực chất bài: Chiều tối (Mộ)

Soạn bài: Chiều tối (Mộ) - ngữ văn 11 tập 2 siêu chất. Nhằm giúp học sinh giảm bớt thời gian soạn bài nhưng vẫn đảm bảo nắm đủ ý, baivan giới thiệu các em tổ hợp bài soạn cực chất: cực ngắn, siêu ngắn và ngắn nhất. Từ đó, học sinh có thêm lựa chọn bài soạn phù hợp với của mình. Soạn Chiều tối (Mộ) cực chất - baivan

[toc:ul]

I. Câu hỏi trong bài học

Câu 1: So sánh bản dịch thơ với bản dịch nghĩa, tìm những chỗ chưa sát với nguyên tác.

Câu 2: Phân tích bức tranh thiên nhiên và cảm xúc của nhà thơ trong hai câu thơ đầu.

Câu 3: Bức tranh đời sống được cảm nhận trong hai câu thơ sau như thế nào?

Câu 4: Nhận xét về nghệ thuật tả cảnh và sử dụng ngôn ngữ trong bài thơ.

Luyện tập

Câu 1: Nêu cảm nghĩ của anh (chị) về sự vận động của cảnh vật và tâm trạng của nhà thơ trong bài chiều tối?

Câu 2: Trong bài thơ, hình ảnh nào thể hiện tập trung vẻ đẹp tâm hồn Hồ Chí Minh?

Câu 3: Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Chiều tối (Mộ) của Hồ Chí Minh

Câu 4: Đề bài: Vẻ đẹp cổ điển và hiện đại trong bài thơ Chiều tối

II. Soạn bài siêu ngắn: Chiều tối (Mộ)

Câu 1: So sánh bản dịch thơ với bản dịch nghĩa:

Câu thơ thứ nhất dịch khá sát nguyên tác.

Câu thơ thứ hai trong bản dịch nghĩa là “chòm mây trôi lững lờ” thì trong bản dịch thơ được dịch là “chòm mây trôi nhẹ” => chưa sát nguyên tác

Câu thơ thứ ba trong bản dịch nghĩa là “Thiếu nữ xóm núi xay ngô” còn trong bản dịch thơ được dịch là “Cô em xóm núi xay ngô tối” => thêm chữ tối vào câu thơ làm mất đi tính hàm xúc trong câu

Câu thơ cuối cùng dịch khá sát nguyên tác

Câu 2: Bức tranh thiên nhiên hai câu thơ đầu:

  Bài thơ không gợi tả màu sắc mà người đọc vẫn cảm thấy rừng núi chiều tối thật âm u, không hề gợi âm thanh mà nghe thật vắng vẻ, quạnh hiu.

  Cánh chim là một hình ảnh tiêu biểu trong thơ văn cổ điển, sau một ngày mệt mỏi chim bay về tổ để nghỉ ngơi cũng như con người sau một ngày lao động vất vả tìm về nhà

  Chòm mây lúc này dường như cũng đã quá mệt mỏi nên trôi chầm chậm nhẹ nhàng,

Cảm xúc của nhà thơ: Bác vẫn lạc quan làm thơ và một lòng hướng đến ngày mai cũng chính là buổi bình minh của nước nhà.

Câu 3: Bức tranh đời sống hiện lên trong hai câu thơ cuối:

“Cô em xóm núi xay ngô tối     

Xay hết, lò than đã rực hồng”

  Những hình ảnh quen thuộc trong sinh họat hằng ngày, là những hoạt động của một bản làng đang chuẩn bị cho buổi tối như:

  Hình ảnh cô gái xay ngô toát lên vẻ trẻ trung, khoẻ mạnh, sống động. 

  Hình ảnh “lò than đã rực hồng” báo hiệu buổi chiều đã kết thúc và buổi tối đã bắt đầu.

=> Những hình ảnh giản dị được Bác miêu tả hết sức chân thực, tình yêu của Bác giành cho những người dân nghèo

Câu 4: Nghệ thuật tả cảnh:

  Nghệ thuật tả cảnh vừa có những nét cổ điển vừa có nét hiện đại

  Chủ yếu là gợi tả chứ không phải là miêu tả, vì thế mà có thể cảm nhận tính chất hàm súc của bài thơ rất cao

  Ngôn ngữ trong bài: sử dụng rất linh hoạt và sáng tạo:

  Một số từ ngữ vừa gợi tả lại vừa gợi cảm

  Biện pháp láy âm vắt dòng ở câu 3 và câu 4 tạo nhịp thơ khoẻ khoắn

  Có những chữ rất quan trọng, có thể làm "sáng" lên cả bài thơ

Luyện tập

Câu 1: Cảm nghĩ về sự vận động của cảnh vật và tâm trạng của nhà thơ trong bài chiều tối:

Ở hai câu thơ đầu: cảnh vật rơi vào trạng thái tĩnh lặng, hình ảnh của cánh chim mỏi của chòm mây lững lờ 

=> Tâm trạng con người cũng hoàn toàn rơi vào trạng thái lẻ loi, buồn tủi

Ở hai câu thơ cuối: những hình ảnh là bình dị trong cuộc sống sinh hoạt với khung cảnh tươi vui, đầm ấm với hình ảnh “lò than” rực hồng

=> Tinh thần lạc quan của người chiến sĩ, trong mọi hoàn cảnh đều vui tươi, lạc quan, yêu đời

Câu 2: Hình ảnh thể hiện tập trung vẻ đẹp tâm hồn Hồ Chí Minh: Hình ảnh thiếu nữ xay ngô tối và hình ảnh bếp lửa hồng

Ý nghĩa: cho thấy tình yêu của Bác với những người dân nghèo, cùng đó cho thấy Bác luôn nhớ đến quê hương, đất nước tình yêu quê.

Câu 3: Giá trị nội dung:

Khắc họa sinh động hình ảnh thiên nhiên qua cánh chim và chòm mây cùng với hoạt động của con người miền sơn cước

Tấm lòng nhân đạo cao cả, luôn luôn hướng tới ánh sáng, sự sống và tương lai của Bác.

Tình yêu thiên nhiên, tình thương với những con người cùng khổ trong tâm hồn người thi sĩ

Giá trị nghệ thuật:

Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt với những hình ảnh thơ đậm chất cổ điển

Bút pháp chấm phá trong cách xây dựng không gian

Ngôn ngữ trong bài thơ hàm súc, chân thực nhưng giàu sức gợi, giàu cảm xúc

Câu 4: Vẻ đẹp cổ điển và hiện đại trong bài thơ Chiều tối

Bài viết tham khảo

Đặc điểm của phong cách thơ thơ Hồ Chí Minh là vừa giàu chất chiến đấu vừa đầy chất lãng mạn trữ tình. Nếu như mảng văn xuôi ghi dấu nhiều câu chuyện, bài báo giàu tính chất châm biếm, đấu tranh thì thơ trữ tình của Người lại thấm đẫm cả tinh thần nghệ sĩ và tinh thần Cách mạng. Trong đó, nổi bật là bài “Mộ” được trích từ tập Nhật kí trong tù. Đây là tác phẩm điển hình cho phong cách thơ của Bác: có sự hòa quyện tuyệt vời giữa màu sắc cổ điển và tinh thần hiện đại.

“Mộ” là bài thơ thứ 31 của tập Nhật kí trong tù, được Bác sáng tác vào cuối mùa thu năm 1942, trên đường đi từ nhà lao Tĩnh Tây đến Thiên Bảo. Đó là một buổi chiều tối, dù đã trải qua một ngày dài gian lao, vất vả nhưng Bác vẫn tiếp tục bị bọn lính áp giải trên đường và trước mắt là một đêm trong nhà lao chật hẹp, bẩn thỉu. Nói cách khác, ở thời điểm ấy, những đày đọa ban ngày vẫn chưa qua và những đày đọa màn đêm lại sắp tới. Vậy mà, trong bài thơ lại tràn ngập ánh sáng của niềm tin và một tâm hồn ung dung, bình thản, tự do, tự tại.

 Nhan đề “Chiều tối” thể hiện sự cảm nhận về thời gian của Bác khi rơi vào hoàn cảnh tù đày. Lấy “Chiều tối” làm thi đề cho bài thơ, Hồ Chí Minh đã tạo nên mạch chảy có tình truyền thống trong thơ.

Ở hai câu đầu, nhà thơ vẽ ra cảnh thiên nhiên trong vùng sơn cước khi màn đêm buông xuống. Thiên nhiên mở ra bằng những thi liệu quen thuộc: Cánh chim - chòm mây. Trong thơ ca cổ điển phương Đông, cánh chim bay về tổ, về núi rừng thường mang ý nghĩa biểu tượng cho buổi chiều tà: “Chim bay về núi, tối rồi” (Ca dao), “Chim hôm thoi thót về rừng” (Truyện Kiều )… Như vậy cánh chim chiều vừa mang ý nghĩa không gian, vừa mang ý nghĩa thời gian.

Bức tranh thiên nhiên xóm núi lúc chiều tối được miêu tả bằng hai nét rất gợi cảm. Một cánh chim mỏi mệt (quyện điểu) bay về rừng tìm cây trú ẩn. Một áng mây cô đơn, lẻ loi (cô vân) lơ lửng giữa bầu trời. Cảnh đẹp mà thoáng buồn đối nhau rất hài hoà. Chỉ hai nét vẽ, tả ít mà gợi nhiều đã làm hiện lên cái hồn cảnh vật. Tác đã vận dụng thi pháp cổ rất sáng tạo, lấy điểm vẽ diện, lấy động tả tĩnh gợi lên một bầu trời mênh mông, bao la, một không gian vô cùng tĩnh lặng, vắng vẻ.

Chòm mây lẻ loi trôi lững lờ trên tầng không, còn người tù thì cô đơn giữa một buổi chiều nơi đất khách, tuy giống như đám mây côi cút lẻ loi, nhưng đám mây thì ít ra cũng có được sự tự do trên bầu trời, còn người tù thì không. Thế nhưng ta cần phải thấy rằng, chòm mây cô lẻ ấy chính là tâm hồn của người tù đang tự do trên không trung. Ngay trong cách nhìn cảnh, ta cũng nhận ra thái độ ung dung của con người. Bút pháp chấm phá chỉ với vài nét vẽ ( bầu trời, cánh chim và chòm mây ) đã tả được cái hồn của cảnh chiều nơi rừng núi. Không gian như được mở rộng ra, rất khoáng đãng, mênh mang.

Có thể thấy nhà thơ đã sử dụng cách truyền tải nội dung trữ tình theo cách tả cảnh ngụ tình quen thuộc của thơ cổ . Thông qua hình ảnh “cánh chim” và hình ảnh “chòm mây bức tranh thiên nhiên chiều tối hiện ra với vẻ đẹp cổ điển đầy thi vị.

Hình ảnh của thơ Bác cũng mang tinh thần hiện đại bên cạnh những bút pháp cổ điển khi lựa chọn những hình ảnh bình dị của cuộc sống thường ngày, có thật trong đời sống.

Sang hai câu cuối, ngỡ như cảnh vật ấy sẽ gợi lên những nỗi buồn nhân sinh, ám ảnh thân phận, thế nhưng bài thơ đã đem đến cho ta một cảm nhận hoàn toàn khác với hình ảnh con người lao động trong không gian xóm núi. Nếu trong hai câu đầu, cảnh vật hiện ra trong những nét vẽ chấm phá, phần nào mang tính chất ước lệ cổ điển thì hình ảnh người phụ nữ lao động ở đây lại được gợi tả một cách cụ thể, sinh động như một bức tranh hiện thực. Chính nét vẽ đời thường ấy làm cho bài thơ thêm dáng vẽ hiện đại, hơn thế, trong sự hình dung về cự li, khoảng cách với cánh chim và chòm mây ( ở viễn cảnh ), hình ảnh cô gái xay ngô, hình ảnh con người (ở cận cảnh ) nổi bật lên như là trung tâm của bức tranh thiên nhiên.

 Bức tranh vẽ cái thời khắc đầu đêm bên xóm núi cho thấy Bác đã quên cảnh ngộ đau khổ của mình để cảm nhận cuộc sóng của nhân dân. Nó nói lên sự quan tâm, tình thương của Bác với những người lao động nghèo mà sự làm việc nặng nhọc được biểu hiện qua âm điệu khắc khổ của lời thơ. Câu thơ thứ ba nguyên nghĩa là “Cô gái xóm núi xay ngô”. Đó là một câu miêu tả chân thật, giản dị như đời sống hằng ngày. Đến bây giờ, từ bức tranh thiên nhiên chuyển sang bức tranh đời sống, từ cảnh trời mây chim muông chuyển sang cảnh con người và lại là con người lao động - đấy là xu hướng vận động trong cấu trúc của bài thơ.

Ba chữ "ma bao túc" được điệp lại, đảo lại thành "bao túc ma hoàn" có giá trị thẩm mĩ đặc sắc. Nó vừa gợi tả sự chuyển động liên tục, mải miết của cối xay ngô, vừa thể hiện đức tính cần mẫn của cô thiếu nữ nơi xóm núi, đồng thời tạo nên âm điệu nhịp nhàng của vần thơ. Hình ảnh "lò than đã rực hồng" (lô dĩ hồng) gợi lên một mái ấm gia đình yên vui. Trên đường đi đày nơi đất khách xa lạ, tâm hồn nhà thơ vẫn gắn bó với nhịp sống cần lao, hướng về ngọn lửa hồng, làm vợi đi ít nhiều cô đơn lẻ loi. Chữ "hồng" đặt cuối bài thơ, thi pháp cổ gọi là "thi nhãn", làm sáng bừng bức tranh xóm núi trong chiều tối. 

Bức tranh "Chiều tối" từ tư tường đến hình tượng, từ không gian, thời gian đến cảm xúc đều được miêu tả, diễn tả trong trạng thái vận động. Vận động từ cảnh sắc thiên nhiên bầu trời đến bức tranh sinh hoạt trong gia đình, từ ngày tàn đến tối mịt, từ nỗi buồn mệt mỏi cô đơn đến niềm vui ấm áp đoàn tụ, từ bóng tối hướng tới ánh sáng. Đó cũng chính là vẻ đẹp rất hiện đại của bài thơ này.

"Chiều tối" là bài thơ tiêu biểu cho phong cách thơ của Hồ Chủ tịch: vẻ đẹp cổ điển xen lẫn tinh thần hiện đại. Bài thơ đã mang tới người đọc một bức tranh thiên nhiên vô cùng sinh động tươi đẹp của một buổi chiều trong vùng sơn cước. Đồng thời, nó cũng cho chúng ta thấy tâm hồn thanh cao, tinh thần lạc quan yêu đời của tác giả dù trong hoàn cảnh nào tác giả vẫn lạc quan tin tưởng vào cuộc sống vào tương lai.đang trong cảnh tù đày, bị đày đọa cả về thể xác và tinh thần.

III. Soạn bài ngắn nhất: Chiều tối (Mộ)

Câu 1: So sánh bản dịch thơ với bản dịch nghĩa ta thấy câu thơ thứ nhất và thơ cuối cùng dịch khá sát nguyên tác. Tuy nhiên ở câu 2 và câu 3 dịch chưa sát nguyên tác:

  • Ở câu 2 bản dịch nghĩa là “chòm mây trôi lững lờ” thì trong bản dịch thơ được dịch là “chòm mây trôi nhẹ” dịch chưa sát nguyên tác
  • Ở câu 3 trong bản dịch nghĩa thêm chữ tối vào câu thơ làm mất đi tính hàm xúc trong câu, bởi không cần thêm chữ tối thì người nghe vẫn hiểu được là trời tối

Câu 2:  Bức tranh thiên nhiên trong 2 câu thơ đầu không gợi tả màu sắc mà người đọc vẫn cảm thấy rừng núi chiều tối thật âm u, không hề gợi âm thanh mà nghe thật vắng vẻ, quạnh hiu với các hình ảnh Cánh chim (sau một ngày mệt mỏi chim bay về tổ để nghỉ ngơi cũng như con người sau một ngày lao động vất vả tìm về nhà) hay Chòm mây (dường như cũng đã quá mệt mỏi nên trôi chầm chậm nhẹ nhàng)

=> Bác vẫn lạc quan làm thơ và một lòng hướng đến ngày mai

Câu 3: Trong hai câu thơ cuối tác giả miêu tả những hình ảnh quen thuộc trong sinh họat hằng ngày. Đây là những hoạt động của một bản làng đang chuẩn bị cho buổi tối với những hình ảnh cô gái xay ngô toát lên vẻ trẻ trung, khoẻ mạnh, hình ảnh “lò than đã rực hồng” báo hiệu buổi chiều đã kết thúc và buổi tối đã bắt đầu. Qua những hình ảnh đó đó ta thấy được tình yêu của Bác giành cho những người dân nghèo

Câu 4: Nghệ thuật tả cảnh trong bài thơ vừa có những nét cổ điển vừa có nét hiện đại. Bài thơ chủ yếu là gợi tả chứ không phải là miêu tả, vì thế mà có thể cảm nhận tính chất hàm súc của bài thơ rất cao.

Ngôn ngữ trong bài thơ được sử dụng rất linh hoạt và sáng tạo. Một số từ ngữ vừa gợi tả lại vừa gợi cảm (quyện điểu, cô vân). Biện pháp láy âm vắt dòng ở câu 3 và câu 4 tạo nhịp thơ khoẻ khoắn. Ngoài ra bài thơ có những chữ rất quan trọng, có thể làm "sáng" lên cả bài thơ, ví dụ như chữ "hồng" trong câu thơ cuối.

Luyện tập

Câu 1:  Tâm trạng của nhà thơ trong bài chiều tối:

Ở hai câu thơ đầu tả cảnh thiên nhiên cảnh vật rơi vào trạng thái tĩnh lặng, hình ảnh của cánh chim mỏi của chòm mây lững lờ khiến cho tâm trạng con người cũng hoàn toàn rơi vào trạng thái lẻ loi, buồn tủi. Tuy nhiên trong hai câu thơ cuối, với những hình ảnh là bình dị trong một khung cảnh tươi vui, đầm ấm với hình ảnh “lò than” rực hồng. Khung cảnh trong hai câu thơ cuối cho thấy tinh thần lạc quan của người chiến sĩ, trong mọi hoàn cảnh đều vui tươi, lạc quan, yêu đời.

Câu 2: Hình ảnh thể hiện vẻ đẹp tâm hồn Hồ Chí Minh trong bài là hình ảnh thiếu nữ xay ngô tối và hình ảnh bếp lửa hồng. Qua hình ảnh đó thấy được tình yêu của Bác với những người dân nghèo và Bác luôn nhớ đến quê hương, đất nước.

Câu 3: Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Chiều tối (Mộ) của Hồ Chí Minh

Giá trị nội dung: hình ảnh thiên nhiên qua cánh chim và chòm mây cùng với hoạt động của con người miền sơn, tấm lòng nhân đạo cao cả, luôn luôn hướng tới ánh sáng, sự sống và tương lai cùng tình yêu thiên nhiên, tình thương với những con người cùng khổ trong tâm hồn người thi sĩ.

Giá trị nghệ thuật: thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, hình ảnh thơ đậm chất cổ điển cùng với bút pháp chấm phá trong cách xây dựng không gian và ngôn ngữ trong bài thơ hàm súc, chân thực nhưng giàu sức gợi.

Câu 4: Vẻ đẹp cổ điển và hiện đại trong bài thơ Chiều tối

Bài viết tham khảo

Nhà thơ Hoàng Trung Thông khi đọc thơ của Bác Hồ đã từng viết:

 “Tôi đọc trăm bài trăm ý đẹp

Ánh đèn toả rạng mái đầu xanh

Vần thơ của Bác, vần thơ thép

Mà vẫn mênh mông bát ngát tình.”

Có thể nói nhận định trên đã nêu bật lên đặc điểm của phong cách thơ thơ Hồ Chí Minh: vừa giàu chất chiến đấu vừa đầy chất lãng mạn trữ tình. Nếu như mảng văn xuôi ghi dấu nhiều câu chuyện, bài báo giàu tính chất châm biếm, đấu tranh thì thơ trữ tình của Người lại thấm đẫm cả tinh thần nghệ sĩ và tinh thần Cách mạng. Trong đó, nổi bật là bài “Mộ” được trích từ tập Nhật kí trong tù. Đây là tác phẩm điển hình cho phong cách thơ của Bác: có sự hòa quyện tuyệt vời giữa màu sắc cổ điển và tinh thần hiện đại

Ở hai câu đầu, nhà thơ vẽ ra cảnh thiên nhiên trong vùng sơn cước khi màn đêm buông xuống Thiên nhiên mở ra bằng những thi liệu quen thuộc: Cánh chim - chòm mây. Trong thơ ca cổ điển phương Đông, cánh chim bay về tổ, về núi rừng thường mang ý nghĩa biểu tượng cho buổi chiều tà: “Chim bay về núi, tối rồi” (Ca dao), “Chim hôm thoi thót về rừng” (Truyện Kiều )… Như vậy cánh chim chiều vừa mang ý nghĩa không gian, vừa mang ý nghĩa thời gian. 

“Cô vân mạn mạn độ thiên không;”

Câu thơ gợi nhớ Thôi Hiệu “Ngàn năm mây trắng bây giờ còn bay” (Hoàng Hạc lâu ) và thơ Nguyễn Khuyến “Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt” (Thu điếu ); có điều, trong thơ Bác đó không phải là áng mây trắng ngàn năm gợi sự vĩnh hằng, cũng không phải là tầng mây lơ lửng gợi sự không vĩnh viễn mà cũng không mang bao nỗi khắc khoải mơ hồ của con người trước cõi hư không, không nhàn tản, thoát tục. Đây chỉ là một chòm mây quen thuộc trên bầu trời, nó gợi rất nhiều về cái cao rộng, trong trẻo, thanh bình, êm ả, mênh mông, tĩnh lặng của một chiều thu nơi núi rừng Quảng Tây. Với chòm mây ấy, không gian như mênh mông vô tận và thời gian như ngừng trôi.

Bức tranh thiên nhiên xóm núi lúc chiều tối được miêu tả bằng hai nét rất gợi cảm. Một cánh chim mỏi mệt (quyện điểu) bay về rừng tìm cây trú ẩn. Một áng mây cô đơn, lẻ loi (cô vân) lơ lửng giữa bầu trời. Cảnh đẹp mà thoáng buồn đối nhau rất hài hoà. Chỉ hai nét vẽ, tả ít mà gợi nhiều đã làm hiện lên cái hồn cảnh vật. Tác đã vận dụng thi pháp cổ rất sáng tạo, lấy điểm vẽ diện, lấy động tả tĩnh gợi lên một bầu trời mênh mông, bao la, một không gian vô cùng tĩnh lặng, vắng vẻ.

Sang hai câu cuối, ngỡ như cảnh vật ấy sẽ gợi lên những nỗi buồn nhân sinh, ám ảnh thân phận, thế nhưng bài thơ đã đem đến cho ta một cảm nhận hoàn toàn khác với hình ảnh con người lao động trong không gian xóm núi. Nếu trong hai câu đầu, cảnh vật hiện ra trong những nét vẽ chấm phá, phần nào mang tính chất ước lệ cổ điển thì hình ảnh người phụ nữ lao động ở đây lại được gợi tả một cách cụ thể, sinh động như một bức tranh hiện thực. Chính nét vẽ đời thường ấy làm cho bài thơ thêm dáng vẽ hiện đại, hơn thế, trong sự hình dung về cự li, khoảng cách với cánh chim và chòm mây ( ở viễn cảnh ), hình ảnh cô gái xay ngô, hình ảnh con người (ở cận cảnh ) nổi bật lên như là trung tâm của bức tranh thiên nhiên.

 Bức tranh vẽ cái thời khắc đầu đêm bên xóm núi cho thấy Bác đã quên cảnh ngộ đau khổ của mình để cảm nhận cuộc sóng của nhân dân. Nó nói lên sự quan tâm, tình thương của Bác với những người lao động nghèo mà sự làm việc nặng nhọc được biểu hiện qua âm điệu khắc khổ của lời thơ. Câu thơ thứ ba nguyên nghĩa là “Cô gái xóm núi xay ngô”. Đó là một câu miêu tả chân thật, giản dị như đời sống hằng ngày. Đến bây giờ, từ bức tranh thiên nhiên chuyển sang bức tranh đời sống, từ cảnh trời mây chim muông chuyển sang cảnh con người và lại là con người lao động - đấy là xu hướng vận động trong cấu trúc của bài thơ.

Bức tranh "Chiều tối" từ tư tường đến hình tượng, từ không gian, thời gian đến cảm xúc đều được miêu tả, diễn tả trong trạng thái vận động. Vận động từ cảnh sắc thiên nhiên bầu trời đến bức tranh sinh hoạt trong gia đình, từ ngày tàn đến tối mịt, từ nỗi buồn mệt mỏi cô đơn đến niềm vui ấm áp đoàn tụ, từ bóng tối hướng tới ánh sáng. Đó cũng chính là vẻ đẹp rất hiện đại của bài thơ này

Bài thơ chiều tối đã mang tới người đọc một bức tranh thiên nhiên vô cùng sinh động tươi đẹp của một buổi chiều trong vùng sơn cước. Đồng thời, nó cũng cho chúng ta thấy tâm hồn thanh cao, tinh thần lạc quan yêu đời của tác giả dù trong hoàn cảnh nào tác giả vẫn lạc quan tin tưởng vào cuộc sống vào tương lai.đang trong cảnh tù đày, bị đày đọa cả về thể xác và tinh thần. "Chiều tối" là bài thơ tiêu biểu cho phong cách thơ của Hồ Chủ tịch: vẻ đẹp cổ điển xen lẫn tinh thần hiện đại. 

IV. Soạn bài cực ngắn: Chiều tối (Mộ)

Câu 1: So sánh bản dịch thơ với bản dịch nghĩa ta thấy:

- Câu 1 và câu 4 dịch khá sát nguyên tác

- Câu 2 và 3 chưa sát nguyên tác. Câu 2 dịch làm câu thơ chưa thoát ý và câu 3 dịch làm mất đi tính hàm xúc trong câu.

Câu 2: Trong bức tranh thiên nhiên ta thấy tất cả các sự vật sau một ngày hoạt động đều như đang rơi dần vào trạng thái nghỉ ngơi (trạng thái tĩnh), duy chỉ có Bác vẫn phải bước đi. Trong tình cảnh tù đầy gian khổ, Bác vẫn lạc quan làm thơ và một lòng hướng đến ngày mai cũng chính là buổi bình minh của nước nhà.

Câu 3: Bức tranh đời sống hiện lên trong hai câu thơ cuối là những hình ảnh quen thuộc trong sinh họat hằng ngày cho ta thấy tình yêu của Bác giành cho những người dân nghèo:

- Hình ảnh cô gái xay ngô => trẻ trung, khoẻ mạnh

- Hình ảnh “lò than đã rực hồng”  => báo hiệu buổi chiều đã kết thúc và buổi tối đã bắt đầu

Câu 4: Nghệ thuật tả cảnh và sử dụng ngôn ngữ trong bài thơ:

- Nghệ thuật tả cảnh vừa có những nét cổ điển vừa có nét hiện đại, chủ yếu là gợi tả chứ không phải là miêu tả

=> Tính chất hàm súc của bài thơ rất cao

- Ngôn ngữ với từ ngữ vừa gợi tả lại vừa gợi cảm, láy âm vắt dòng, có những chữ rất quan trọng, có thể làm "sáng" lên cả bài thơ

=> Sử dụng rất linh hoạt và sáng tạo.

Luyện tập

Câu 1: Trong bài thơ chiều tối sự vận động của con người và cảnh vật đối lập nhau, qua sự vận động của cảnh vật ta thấy:

- Hai câu đầu là trạng thái lẻ loi, buồn tủi => Cảnh vật rơi vào trạng thái tĩnh lặng

- Hai câu cuối lại là tinh thần lạc quan của người chiến sĩ => Cảnh vật với  cuộc sống sinh hoạt của người dân tươi vui, đầm ấm

Câu 2: Trong bài thơ, “Hình ảnh thiếu nữ xay ngô tối và hình ảnh bếp lửa hồng” là hình ảnh thể hiện vẻ đẹp tâm hồn Hồ Chí Minh 

=> Tình yêu quê hương, đất nước  bao la như tâm hồn Bác.

Câu 3: Nội dung: bài thơ vừa mang nét đẹp cổ điển, vừa mang nét đẹp hiện đại; là sự kết hợp khéo léo giữa chất thép và chất tình, giữa tinh thần của người thi sĩ và ý chí của người chiến sĩ với tình yêu yêu thiên nhiên, tấm lòng nhân đạo cao cả qua những hình ảnh thiên nhiên.

Nghệ thuật:

- Thể thơ: thất ngôn tứ tuyệt

- Hình ảnh: đậm chất cổ điển cùng với bút pháp chấm phá trong cách xây dựng không gian

- Ngôn ngữ: hàm súc, chân thực nhưng giàu sức gợi

Câu 4: Vẻ đẹp cổ điển và hiện đại trong bài thơ Chiều tối

Dàn ý tham khảo

1. Mở bài:

Giới thiệu tác giả, tác phẩm.

2. Thân bài:

- Hoàn cảnh sáng tác, vị trí bài thơ.

- Phân tích hai câu đầu: Bức tranh chiều tối vùng sơn cước

• Cổ điển: Cách lựa chọn thi liệu cổ, sử dụng thể thơ: tứ tuyệt, nghệ thuật tả cảnh ngụ tình, nghệ thuật lấy động tả tĩnh.

• Hiện đại: Cách vận dụng thi liệu sáng tạo.

- Phân tích hai câu cuối: Hình ảnh con người lao động trong không gian chiều tối.

• Cổ điển: Bút pháp gợi mà không tả cùng nghệ thuật lấy sáng tả tối trong bài thơ qua nhãn từ “hồng”.

• Hiện đại: Sự vận động của tứ thơ, vẻ đẹp khỏe khoắn của người lao động, tinh thần lạc quan và phong thái ung dung của người chiến sĩ trong cảnh tù đày.

3. Kết bài:

Khẳng định giá trị của bài thơ.

Tìm kiếm google: soan van 11 cuc ngan, soạn văn 11 siêu ngắn bài chiều tối, soạn văn 11 ngắn nhất

Xem thêm các môn học

Soạn văn 11 tập 2 ngắn nhất


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com