Soạn văn 12 cực chất bài: Đất nước - Nguyễn Đình Thi

Soạn bài: “Đất nước (Nguyễn Đình Thi)” - ngữ văn 12 tập 1 siêu chất. Nhằm giúp học sinh giảm bớt thời gian soạn bài nhưng vẫn đảm bảo nắm đủ ý, baivan giới thiệu các em tổ hợp bài soạn cực chất: cực ngắn, siêu ngắn và ngắn nhất. Từ đó, học sinh có thêm lựa chọn bài soạn phù hợp với của mình. Soạn “Đất nước (Nguyễn Đình Thi)” cực chất - baivan

[toc:ul]

I. Câu hỏi trong bài học:

Câu 1: (Trang 126 SGK) Theo anh/chị, nên chia bài thơ làm mấy phần? Nêu ý chính của mỗi phần và giải thích mối quan hệ giữa các phần

Câu 2: (Trang 126 SGK) Hình ảnh về mùa thu Hà Nội trong  hoài niệm của nhà thơ có những điểm gì đặc sắc?

Câu 3: (Trang 126 SGK) Phân tích đoạn thơ “Mùa thu nay khác rồi” đến “Những buổi ngày xưa vọng nói về”

Câu 4: (Trang 126 SGK) Những suy nghĩ và cảm nhận của Nguyễn Đình Thi về quê hương, đất nước Việt Nam trong phần cuối của bài thơ

Câu 5: (Trang 126 SGK) Nhận xét về độ dài ngắn của các câu thơ, cách lựa chọn hình ảnh và nhịp điều trong bài thơ. Cách viết như vậy có tác dụng gì?

II. Soạn bài siêu ngắn: Đất nước 

Câu 1: Bố cục: 2 phần.

o Phần 1: Từ đầu đến “Những buổi ngày xưa vọng nói về” =>Từ cảm xúc về mùa thu dẫn tới niềm tự hào về đất nước, tự hào về truyền thống bất khuất của dân tộc.

o Phần 2: Còn lại => cảm xúc về một đất nước đau thương mà anh hùng trong kháng chiến.

  • Mối quan hệ giữa các phần của bài thơ: Đó là quan hệ bổ sung cho cảm hứng tổng hợp về đất nước từ hiện tại hồi tưởng về quá khứ

Câu 2: Hình ảnh về mùa thu Hà Nội trong  hoài niệm của nhà thơ có những điểm:

  • 3Câu thơ đầu: là cảm xúc trực tiếp trong một buổi sáng mùa thu, gợi nỗi nhớ thu xưa, không khí mát trong có thể là tưởng tượng nhưng đó lại là bằng chứng cho thấy nhà thơ rất nhớ mùa thu Hà Nội, “hương cốm mới”, một hương vị rất đặc trưng của thu Hà Nội.
  • 4 câu thơ tiếp theo: Mùa thu Hà Nội hiện ra trong hoài niệm của nhà thơ với những cảm giác rất tinh tế: Thời tiết vào thu “chớm lạnh”, cái lạnh tạo cảm giác mát mẻ nhưng cũng gợi bao nỗi niềm, không gian tĩnh vắng, phảng phất buồn, phố xá, “xao xác” hắt hiu bởi gió heo may đã về. Thu buồn nhưng vẫn đẹp với sắc vàng muôn thuở của nắng, của lá rơi đầy thềm nhà, hè phố. Thể hiện được hồn thu Hà Nôi: thật đẹp, thật gợi cảm trong cái buồn hắt hiu, vắng lặng của Hà Nội những năm bị giặc chiếm đóng.

=>Bức tranh đẹp nhưng phảng phất nỗi buồn

Câu 3: Phân tích đoạn thơ “Mùa thu nay khác rồi” đến “Những buổi ngày xưa vọng nói về”

Từ hoài niệm về mùa thu Hà Nội, nhà thơ quay trở lại mùa thu hiện tại:

Mùa thu nay khác rồi

Tôi đứng vui nghe giữa núi đồi…

o Thu nay đã khác thu xưa, tác giả đang đứng ở núi đồi Chiến khu Việt Bắc, những năm kháng chiến chống thực dân Pháp, tâm trạng “vui”, phấn chấn, tin tưởng và tương lai tươi sáng của đất nước.

o Cảnh thu nay cũng biến đổi theo tâm trạng của chủ thể trữ tình: Cảnh sắc thiên nhiên trong trẻo, tươi sáng, không gian thu sống động (gió thu thổi mạnh hòa cùng niềm hân hoan của rừng tre); cảm thấy như đất trời tươi mới hơn, trong biếc hơn như nó đã được “thay áo mới”. Nếu như giữa phố phường Hà Nội năm xưa, mùa thu thật buồn vắng thì nơi núi đồi chiến khu Việt Bắc, mùa thu tràn ngập âm thanh “nói cười thiết tha”

o Một bức tranh thu hoàn toàn khác lạ, tươi lớn và rộn ràng. Cuộc kháng chiến vĩ đại với những chiến thắng lớn đã làm thay đổi nhận thức, tình cảm của tác giả. Đó không còn là mùa thu của thiên nhiên mà là mùa thu cách mạng, mùa thu đất nước.

  • Từ cảm xúc về mùa thu đất nước dẫn đến niềm tự hào về quyền làm chủ đất nước:

Trời xanh đây là của chúng ta

Núi rừng đây là của chúng ta

o Cảm hứng vui sướng và tự hào sở dĩ có được là do tình hình thực tế năm 1948: sau chiến thắng Việt Bắc thu – đông năm 1947, cả một vùng đất rộng lớn thuộc sáu tỉnh biên giới phía Bắc được giải phóng. Điều này đem lại cảm hứng tin tưởng, tự hào của các nhà thơ đi theo kháng chiến (đoạn thơ này được hình thành từ năm 1948 trong bài Sáng mát trong như sáng năm xưa).

  • Khi thể hiện cảm hứng tự hào, tác giả đã có những khám phá sâu sắc về truyền thống Đất nước với Nguyễn Đình Thi nổi bật lên ở truyền thống bất khuất.

Nước chúng ta

Nước những người chưa bao giờ khuất

Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất

Những buổi ngày xưa vọng nói về

  • Đó là hai đặc tính quý báu của dân tộc ta: anh hùng bất khuất và giản dị chất phác. Những con người đã làm nên đất nước, đã hi sinh thầm lặng để Tổ quốc được bình yên và toàn vẹn mảnh đất hình chữ S thân yêu.

Câu 4: Những suy nghĩ và cảm nhận của Nguyễn Đình Thi về quê hương, đất nước 

* Đất nước đau thương

  • Diễn tả tội ác của giặc và nói lên cảm hứng tự hào về thế phản công, những chiến thắng của dân tộc ta trong cuộc kháng chiến.
  • Cánh đồng quê, bầu trời chiều tượng trưng cho cuộc sống thanh bình, yên ả. Nhưng tất cả đã bị phá nát kể từ khi xuât hiện kẻ thù xâm lược. Hình ảnh ẩn dụ “cánh đồng quê chảy máu”, “trời chiều”  bị “đâm nát” gợi nỗi đau xót xa về một đất nước đau thương, rách xé trong chiến tranh.
  • Kẻ thù đã hủy hoại cả đời sống vật chất lẫn tinh thần của nhân dân ta.
  • Lối nói cường điệu (bát cơm chan đầy nước mắt), hàng loạt động từ chỉ hành động áp bức, bóc lột nặng nề của thực dân phong kiến (giằng, đè, lột). Đoạn thơ chất chứa căm thù, là bản cáo trạng đanh thép vạch trần tội ác kẻ thù.

=> Chính tội ác ấy đã làm cho nhân dân ta căm hờn mà quyết tâm đứng dậy đánh cho chúng tan hoang, đánh cho chúng không còn đường chạy.

* Đất nước quật khởi huy hoàng

  • Khổ thơ kết thúc là những hình ảnh có thực về những người dân từ bùn đất đứng lên nhưng đồng thời cũng là sự khái quát về tương lai tươi sáng của dân tộc. 
  • Một sự khám phá về chủ nghĩa anh hùng của đất nước, từ bùn lầy của nô lệ, từ đau thương quật khởi chiến thắng vang dội.

Câu 5: Nhận xét về độ dài ngắn của các câu thơ

  • Bài thơ được làm theo thể thơ tự do với các đặc điểm: câu thơ dài ngắn khác nhau, nhịp điệu khi nhanh, khi chậm, gieo vần tự do.Hình ảnh gần gũi và có giá trị tượng trưng, có tính khái quát cao phù hợp với việc diễn tả nội dung tư tưởng và mạch cảm xúc của tác giả. Lời thơ khi trau chuốt, giản dị như lời nói thường mà vẫn hàm súc.
  • Tác dụng:

o Dựng được một bức tưởng đài đẹp đẽ, sống động về hình ảnh đất nước trong chiến đấu và chiến thắng.

o Gợi được cảm nhận rõ ràng về sự chiến thắng của dân tộc.

o Những câu thơ dài ngắn khác nhau phù hợp với cảm xúc.

III. Soạn bài ngắn nhất: Đất nước 

Câu 1: 2 phần.

- Phần 1: Từ đầu … “Những buổi ngày xưa vọng nói về” 

=> cảm xúc về mùa thu dẫn tới niềm tự hào về đất nước, tự hào về truyền thống bất khuất của dân tộc.

- Phần 2: Còn lại 

=> cảm xúc về một đất nước đau thương mà anh hùng trong kháng chiến.-

- Mối quan hệ  bổ sung cho cảm hứng tổng hợp về đất nước từ hiện tại hồi tưởng về quá khứ

Câu 2: Hình ảnh về mùa thu Hà Nội:

- 3Câu thơ đầu:  cảm xúc trực tiếp trong một buổi sáng mùa thu, gợi nỗi nhớ thu xưa

- 4 câu thơ tiếp theo: Mùa thu Hà Nội hiện ra với những cảm giác rất tinh tế, thời tiết  “chớm lạnh”, gợi bao nỗi niềm, không gian tĩnh vắng, phảng phất buồn, phố xá, “xao xác” hắt hiu bởi gió heo may đã về. Thu buồn nhưng vẫn đẹp với sắc vàng muôn thuở của nắng, của lá rơi đầy thềm nhà, hè phố.

=>Bức tranh đẹp nhưng phảng phất nỗi buồn

Câu 3: Phân tích đoạn thơ “Mùa thu nay khác rồi” đến “Những buổi ngày xưa vọng nói về”

Bài tham khảo

Mùa thu nay khác rồi

Tôi đứng vui nghe giữa núi đồi…

Thu nay đã khác thu xưa, tác giả đang đứng ở núi đồi Chiến khu Việt Bắc, những năm kháng chiến chống thực dân Pháp, tâm trạng “vui”, phấn chấn, tin tưởng và tương lai tươi sáng của đất nước. Cảnh thu nay cũng biến đổi theo tâm trạng của chủ thể trữ tình: Cảnh sắc thiên nhiên trong trẻo, tươi sáng, không gian thu sống động (gió thu thổi mạnh hòa cùng niềm hân hoan của rừng tre); cảm thấy như đất trời tươi mới hơn, trong biếc hơn như nó đã được “thay áo mới”. Nếu như giữa phố phường Hà Nội năm xưa, mùa thu thật buồn vắng thì nơi núi đồi chiến khu Việt Bắc, mùa thu tràn ngập âm thanh “nói cười thiết tha”. Một bức tranh thu hoàn toàn khác lạ, tươi lớn và rộn ràng. Cuộc kháng chiến vĩ đại với những chiến thắng lớn đã làm thay đổi nhận thức, tình cảm của tác giả. Đó không còn là mùa thu của thiên nhiên mà là mùa thu cách mạng, mùa thu đất nước. Từ cảm xúc về mùa thu đất nước dẫn đến niềm tự hào về quyền làm chủ đất nước:

Trời xanh đây là của chúng ta

Núi rừng đây là của chúng ta

Cảm hứng vui sướng và tự hào sở dĩ có được là do tình hình thực tế năm 1948: sau chiến thắng Việt Bắc thu – đông năm 1947, cả một vùng đất rộng lớn thuộc sáu tỉnh biên giới phía Bắc được giải phóng. Điều này đem lại cảm hứng tin tưởng, tự hào của các nhà thơ đi theo kháng chiến (đoạn thơ này được hình thành từ năm 1948 trong bài Sáng mát trong như sáng năm xưa). Khi thể hiện cảm hứng tự hào, tác giả đã có những khám phá sâu sắc về truyền thống Đất nước với Nguyễn Đình Thi nổi bật lên ở truyền thống bất khuất.

Nước chúng ta

Nước những người chưa bao giờ khuất

Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất

Những buổi ngày xưa vọng nói về

Đó là hai đặc tính quý báu của dân tộc ta: anh hùng bất khuất và giản dị chất phác. Câu 4: Những suy nghĩ và cảm nhận của Nguyễn Đình Thi

* Đất nước đau thương

  • Tội ác của giặc và nói lên cảm hứng tự hào về thế phản công, những chiến thắng của dân tộc ta trong cuộc kháng chiến.
  • Cánh đồng quê, bầu trời chiều tượng trưng cho cuộc sống thanh bình, yên ả, bị phá nát kể từ khi xuât hiện kẻ thù xâm lược. “cánh đồng quê chảy máu”, “trời chiều”  bị “đâm nát” nỗi đau xót xa về một đất nước đau thương, rách xé trong chiến tranh.
  • Kẻ thù đã hủy hoại cả đời sống vật chất lẫn tinh thần của nhân dân ta.
  • Bát cơm chan đầy nước mắt, hàng loạt động từ chỉ hành động áp bức, bóc lột nặng nề của thực dân phong kiến. Chất chứa căm thù, là bản cáo trạng đanh thép vạch trần tội ác kẻ thù.

=> Nhân dân ta căm hờn mà quyết tâm đứng dậy đánh cho chúng tan hoang, đánh cho chúng không còn đường chạy.

* Đất nước quật khởi huy hoàng

  • Khổ thơ kết thúc: hình ảnh người dân từ bùn đất đứng lên nhưng đồng thời cũng là sự khái quát về tương lai tươi sáng. 
  • Từ bùn lầy của nô lệ, từ đau thương quật khởi chiến thắng vang dội.

Câu 5: Nhận xét về độ dài ngắn:

- Câu thơ dài ngắn khác nhau, nhịp điệu khi nhanh, khi chậm, gieo vần tự do.

- Tác dụng:

o Dựng được một bức tưởng đài đẹp, sống động về hình ảnh đất nước trong chiến đấu và chiến thắng.

o Cảm nhận sự chiến thắng của dân tộc.

o Phù hợp với cảm xúc.

IV. Soạn bài cực ngắn: Đất nước 

Câu 1: 2 phần.

1. Từ đầu … “vọng nói về”  => cảm xúc về mùa thu dẫn tới niềm tự hào về đất nước, tự hào về truyền thống bất khuất của dân tộc.

2. Còn lại  => cảm xúc về một đất nước đau thương mà anh hùng trong kháng chiến.-

- Mối quan hệ:  bổ sung cho cảm hứng tổng hợp về đất nước từ hiện tại hồi tưởng về quá khứ

Câu 2: Hình ảnh mùa thu Hà Nội:

- 3Câu thơ đầu => buổi sáng mùa thu, gợi nỗi nhớ thu xưa

- 4 câu thơ tiếp theo:  thời tiết  “chớm lạnh”, không gian tĩnh vắng, phảng phất buồn, phố xá, “xao xác” hắt hiu bởi gió heo may đã về. Thu buồn nhưng vẫn đẹp với sắc vàng muôn thuở của nắng, của lá rơi đầy thềm nhà, hè phố. 

Câu 3: Phân tích đoạn thơ “Mùa thu nay khác rồi” đến “Những buổi ngày xưa vọng nói về”

Bài tham khảo

Mùa thu nay khác rồi

Tôi đứng vui nghe giữa núi đồi…

Thu nay đã khác thu xưa, tác giả đang đứng ở núi đồi Chiến khu Việt Bắc, những năm kháng chiến chống thực dân Pháp, tâm trạng “vui”, phấn chấn, tin tưởng và tương lai tươi sáng của đất nước. Cảnh thu nay cũng biến đổi theo tâm trạng của chủ thể trữ tình: Cảnh sắc thiên nhiên trong trẻo, tươi sáng, không gian thu sống động; cảm thấy như đất trời tươi mới hơn, trong biếc hơn như nó đã được “thay áo mới”. Nếu như giữa phố phường Hà Nội năm xưa, mùa thu thật buồn vắng thì nơi núi đồi chiến khu Việt Bắc, mùa thu tràn ngập âm thanh “nói cười thiết tha”. Một bức tranh thu hoàn toàn khác lạ, tươi lớn và rộn ràng. Cuộc kháng chiến vĩ đại với những chiến thắng lớn đã làm thay đổi nhận thức, tình cảm của tác giả. Đó không còn là mùa thu của thiên nhiên mà là mùa thu cách mạng, mùa thu đất nước. Từ cảm xúc về mùa thu đất nước dẫn đến niềm tự hào về quyền làm chủ đất nước: Trời xanh đây là của chúng ta / Núi rừng đây là của chúng ta

Cảm hứng vui sướng và tự hào sở dĩ có được là do tình hình thực tế năm 1948: sau chiến thắng Việt Bắc thu – đông năm 1947, cả một vùng đất rộng lớn thuộc sáu tỉnh biên giới phía Bắc được giải phóng. Điều này đem lại cảm hứng tin tưởng, tự hào của các nhà thơ đi theo kháng chiến. Khi thể hiện cảm hứng tự hào, tác giả đã có những khám phá sâu sắc về truyền thống Đất nước với Nguyễn Đình Thi nổi bật lên ở truyền thống bất khuất: Nước chúng ta / Nước những người chưa bao giờ khuất / Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất / Những buổi ngày xưa vọng nói về. Đó là hai đặc tính quý báu của dân tộc ta: anh hùng bất khuất và giản dị chất phác.

Câu 4: Suy nghĩ và cảm nhận 

1. Đất nước đau thương

- Cánh đồng quê, bầu trời chiều tượng trưng cho cuộc sống thanh bình, yên ả, bị phá nát. “cánh đồng quê chảy máu”, “trời chiều”  bị “đâm nát” nỗi đau xót xa về một đất nước đau thương, rách xé trong chiến tranh.

- Hủy hoại cả đời sống vật chất lẫn tinh thần của nhân dân ta.

- Bát cơm chan đầy nước mắt, hàng loạt động từ chỉ hành động áp bức, bóc lột nặng nề của thực dân phong kiến. => Nhân dân ta căm hờn mà quyết tâm đứng dậy đánh cho chúng tan hoang, đánh cho chúng không còn đường chạy.

2. Đất nước quật khởi huy hoàng

  • Khổ thơ kết thúc: hình ảnh người dân từ bùn đất đứng lên, cũng là sự khái quát về tương lai tươi sáng. 
  • Từ bùn lầy của nô lệ, từ đau thương quật khởi chiến thắng vang dội.

Câu 5: Nhận xét: Câu thơ dài ngắn khác nhau

Tác dụng: Dựng được một bức tưởng đài đẹp, sống động về hình ảnh đất nước trong chiến đấu và chiến thắng. Cảm nhận sự chiến thắng của dân tộc. Phù hợp với cảm xúc.

 

 

Tìm kiếm google: hướng dẫn soạn bài Đất nước (Nguyễn Đình Thi), soạn bài Đất nước (Nguyễn Đình Thi), Đất nước (Nguyễn Đình Thi) ngữ văn 12 tập 1.

Xem thêm các môn học

Soạn văn 12 tập 1 ngắn nhất


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com