Giải sách bài tập Sinh học 11 cánh diều bài 2: Trao đổi nước và khoáng ở thực vật

Hướng dẫn giải bài 2: Trao đổi nước và khoáng ở thực vật SBT Sinh học 11 cánh diều. Đây là sách bài tập nằm trong bộ sách "Cánh diều" được biên soạn theo chương trình đổi mới của Bộ giáo dục. Hi vọng, với cách hướng dẫn cụ thể và giải chi tiết học sinh sẽ nắm bài học tốt hơn.

Trắc nghiệm

Câu 1.5: Khẳng định nào sau đây về vai trò của nước là không đúng?

A. Nước là thành phần cấu tạo tế bào thực vật.

B. Nước là môi trường liên kết tất cả các bộ phận của cơ thể thực vật.

C. Nước là môi trường của các phản ứng sinh hoá trong cơ thể thực vật.

D. Nước điều hòa cân bằng nội môi trong cơ thể thực vật.

Hướng dẫn trả lời:

Chọn đáp án D.

Nước có vai trò là thành phần cấu tạo tế bào thực vật, là dung môi hòa tan các chất, môi trường cho các phản ứng sinh hóa, tham gia trực tiếp vào các quá trình sinh hóa, điều hòa thân nhiệt và là phương tiện vận chuyển các chất trong hệ vận chuyển ở cơ thể thực vật.

Câu 1.6: Một người nông dân khi thăm ruộng trồng ngô đã quan sát thấy lá của một số cây ngô có kích thước nhỏ hơn bình thường và có màu lục đậm. Người nông dân cần bón bổ sung loại phân bón nào sau đây cho ruộng ngô?

A. Phân bón chứa N                                         B. Phân bón chứa Mg

C. Phân bón chứa P                                          D. Phân bón chứa K

Hướng dẫn trả lời:

Chọn đáp án C.

Phosphorus là thành phần cấu tạo nucleic acid, ATP, phospholipid. Triệu trứng ở cây khi thiếu phosphorus là lá nhỏ, màu lục đậm; thân, rễ kém phát triển.

=> Người nông dân cần bón bổ sung loại phân bón chứa P.

Câu 1.7: Một người nông dân khi thăm ruộng trồng ớt đã quan sát thấy một số cây ớt có nhiều vệt lốm đốm hoại tử dọc theo gân lá. Người nông dân cần bón bổ sung loại phân bón nào sau đây cho ruộng ớt?

A. Phân bón chứa N                                                      B. Phân bón chứa Mg

C. Phân bón chứa Mn                                                   D. Phân bón chứa K

Hướng dẫn trả lời:

Chọn đáp án C.

Manganese có vai trò hoạt hóa enzyme. Triệu trứng ở cây khi thiếu magnesium là lá có vệt lốm đốm hoại tử dọc theo gân lá.

=> Người nông dân cần bón bổ sung loại phân bón chứa Mn.

Câu 1.8: Nối tên các nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu với triệu chứng mà cây biểu hiện khi bị thiếu nguyên tố dinh dưỡng khoáng đó.

Nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu

 

Triệu chứng điển hình ở cây bị thiếu nguyên tố dinh dưỡng khoáng

(a) N

(1) Lá nhỏ, màu lục đậm

(b) P

(2) Chồi đỉnh bị chết

(c) K

(3) Cây bị còi cọc, chóp lá hoá vàng

  (d) Ca

(4) Lá màu vàng nhạt, mép lá hoa đỏ

  (e) Mg

(5) Lá màu vàng, mép lá màu cam

Hướng dẫn trả lời:

Các nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu cùng với triệu chứng mà cây biểu hiện khi bị thiếu nguyên tố dinh dưỡng khoáng đó:

Nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu

Triệu chứng điển hình ở cây bị thiếu nguyên tố dinh dưỡng khoáng

(a) N

(3) Cây bị còi cọc, chóp lá hoá vàng

(b) P

(1) Lá nhỏ, màu lục đậm

(c) K

(4) Lá màu vàng nhạt, mép lá hoa đỏ

(d) Ca

(2) Chồi đỉnh bị chết

  (e) Mg

(5) Lá màu vàng, mép lá màu cam

Câu 1.9: Ở thực vật, triệu chứng chung gây ra bởi sự thiếu các nguyên tố khoáng N, K, Mg và S là

A. giảm phát triển hệ mạch.                                                B. lá hoá vàng.

C. xoăn lá.                                                                           D. sinh tổng hợp nhiều carotenoid.

Hướng dẫn trả lời:

Chọn đáp án B.

Ở thực vật, triệu chứng chung gây ra bởi sự thiếu các nguyên tố khoáng N, K, Mg và S là lá màu vàng.

Câu 1.10: Khẳng định nào sau đây về nguyên tố vi lượng là đúng?

A. Có tác dụng thúc đẩy sinh trưởng nhưng không thiết yếu đối với cây trồng

B. Tồn tại trong đất với một lượng rất nhỏ

C. Thực vật cần với một lượng rất nhỏ

D. Là các phân tử nhỏ thiết yếu với sự phát triển của thực vật

Hướng dẫn trả lời:

Chọn đáp án C.

Nguyên tố vi lượng là nguyên tố dinh dưỡng có hàm lượng nhỏ trong cây (≤ 0,01% khối lượng chất khô).

Câu 1.11: Khẳng định nào sau đây là không đúng?

A. Phần lớn các ion khoáng được hấp thụ vào tế bào lông hút theo cơ chế thụ động.

B. Nước được hấp thụ vào tế bào lông hút theo cơ chế thụ động.

C. Phần lớn các ion khoáng được hấp thụ vào tế bào lông hút theo cơ chế chủ động.

D. Một số ion khoáng có thể được hấp thụ vào tế bào lông hút khi có sự tiếp xúc trực tiếp giữa hạt keo đất và lông hút.

Hướng dẫn trả lời:

Chọn đáp án A.

Phần lớn các ion khoáng được hấp thụ vào tế bào lông hút theo cơ chế chủ động: ion khoáng từ dung dịch đất vào rễ cây ngược chiều nồng độ, đòi hỏi tiêu tốn năng lượng ATP.

Câu 1.12: Sự hấp thụ nước vào dịch tế bào lông hút diễn ra khi nào?

A. Nồng độ nước trong dịch tế bào lông hút lớn hơn trong dung dịch đất.

B. Nồng độ các chất tan trong dung dịch đất lớn hơn trong dịch tế bào lông hút.

C. Nồng độ các chất tan trong dịch tế bào lông hút cao hơn trong dung dịch đất.

D. Môi trường dịch tế bào lông hút nhược trương so với dung dịch đất.

Hướng dẫn trả lời:

Chọn đáp án C.

Nước di chuyển từ dung dịch đất (môi trường nhược trương) vào tế bào lông hút (môi trường nhược trương) theo cơ chế thẩm thấu (thụ động).

=> Sự hấp thụ nước vào dịch tế bào lông hút diễn ra khi nồng độ các chất tan trong dịch tế bào lông hút cao hơn trong dung dịch đất.

Câu 1.13: Khẳng định nào là không đúng về sự hấp thụ thụ động các ion khoáng ở rễ?

A. Trao đổi ion khoáng từ bề mặt của keo đất với ion khoáng trên bề mặt rễ khi có sự tiếp xúc trực tiếp giữa rễ và dung dịch đất (hút bám trao đổi).

B. Ion khoáng hòa tan trong nước và xâm nhập vào rễ cây theo dòng nước liên kết.

C. Ion khoáng khuếch tán theo sự chênh lệch nồng độ từ cao đến thấp.

D. Ion khoáng thẩm thấu theo sự chênh lệch nồng độ từ cao đến thấp.

Hướng dẫn trả lời:

Chọn đáp án D.

Cơ chế thụ động: ion khoáng từ dung dịch đất (nơi có nồng độ cao) khuếch tán đến dịch bào tế bào lông hút (nơi có nồng độ thấp) hoặc xâm nhập vào rễ cây theo dòng nước liên kết; hoặc từ bề mặt hạt keo đất trao đổi với ion khoáng trên bề mặt rễ khi có sự tiếp xúc trực tiếp giữa lông hút và hạt keo đất.

Câu 1.14: Động lực chính của sự vận chuyển nước lên phía trên trong mạch gỗ của cây là

(1) sự thoát hơi nước ở lá.

(2) sự vận chuyển hướng tâm của các ion khoáng.

(3) áp suất rễ.

(4) lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và với thành mạch gỗ.

A. (1), (2) và (3).                                                              B. (1), (2) và (4). 

C. (1), (3) và (4).                                                              D. (2), (3) và (4).

Hướng dẫn trả lời:

Chọn đáp án C.

Động lực đảm bảo sự vận chuyển nước và chất khoáng hòa tan trong mạch gỗ là áp suất rễ (lực đẩy), thoát hơi nước ở lá (lực kéo), lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và lực bám giữa các phân tử nước với thành mạch gỗ (động lực trung gian).

Câu 1.15: Động lực chính của sự vận chuyển các chất trong mạch rây là

A. năng lượng sinh ra do hoạt động hô hấp của tế bào rễ.

B. thoát hơi nước ở lá.

C. áp suất rễ.

D. chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa cơ quan nguồn và cơ quan sử dụng.

Hướng dẫn trả lời:

Chọn đáp án D.

Động lực đảm bảo sự vận chuyển vật chất trong mạch rây là chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa cơ quan nguồn (nơi có áp suất thẩm thấu cao) và các cơ quan sử dụng (nơi có áp suất thẩm thấu thấp). 

Câu 1.16: Khẳng định nào sau đây về sự vận chuyển vật chất trong cây là đúng?

A. Các chất được vận chuyển trong mạch gỗ theo cơ chế chủ động, trong mạch rây theo cơ chế bị động.

B. Mạch gỗ chỉ vận chuyển các chất vô cơ, mạch rây chỉ vận chuyển các chất hữu cơ.

C. Mạch gỗ vận chuyển các chất từ rễ lên lá, mạch rây có thể vận chuyển các chất theo hai chiều.

D. Các ion khoáng chỉ được vận chuyển trong mạch gỗ.

Hướng dẫn trả lời:

Chọn đáp án C.

- Nước, các chất khoáng hòa tan và một số hợp chất hữu cơ từ rễ được vận chuyển một chiều trong mạch gỗ của thân cây lên lá và các cơ quan phía trên.

- Các sản phẩm quang hợp, các ion khoáng tái sử dụng, một số hợp chất hữu cơ được vận chuyển trong mạch rây từ lá đến rễ và các cơ quan dự trữ (có thể diễn ra theo hai chiều).

Câu 1.17: Khẳng định nào sau đây về trao đổi nitrogen là không đúng?

A. Cây có thể hấp thụ nitrogen dưới dạng NO3- và NH4+.

B. Cây có thể sử dụng trực tiếp NH4+ vào quá trình sinh tổng hợp amino acid.

C. Cây có thể sử dụng trực tiếp NO3- vào quá trình sinh tổng hợp amino acid.

D. Cây có thể dự trữ NH4+ sau khi hấp thụ chúng từ dung dịch đất.

Hướng dẫn trả lời:

Chọn đáp án C.

Trong cây, NO3- được khử thành NH4+, NH4+ được đồng hóa tạo thành amino acid và amide.

Câu 1.18: Khẳng định nào sau đây về con đường gian bào là không đúng?

A. Nước và các ion khoáng di chuyển trong khoảng trống giữa các bó sợi cellulose trong thành tế bào.

B. Sự di chuyển của nước và các ion khoáng hướng tâm, theo chiều gradient nồng độ.

C. Sự di chuyển của nước và các ion khoáng bị chặn bởi đai Caspary.

D. Sự di chuyển của nước và ion khoáng đòi hỏi năng lượng từ hô hấp.

Hướng dẫn trả lời:

Chọn đáp án D.

Con đường gian bào: Nước và các ion khoáng di chuyển hướng tâm trong khoảng trống giữa các bó sợi cellulose trong thành tế bào và khoảng trống giữa các tế bào. Khi đến lớp nội bì, nước và các ion khoáng bị đai Caspary trong thành tế bào nội bì chặn lại. Dòng nước và các ion khoáng chuyển sang con đường tế bào chất. Nhờ có đai Caspary mà các ion khoáng được hấp thụ vào rễ một cách có chọn lọc cả về thành phần và số lượng.

=> Sự di chuyển của nước và ion khoáng không đòi hỏi năng lượng từ hô hấp.

Câu 1.19: Con đường di chuyển của nước từ dung dịch đất đến khí quyển đi qua các tế bào của cây theo thứ tự nào sau đây?

A. Biểu bì → Vỏ → Đai Caspary → Nội bì → Tế bào mạch rây → Gian bào ở lá → Khí khổng.

B. Lông hút → Vỏ → Nội bì → Mạch gỗ → Gian bào ở lá → Khí khổng.

C. Biểu bì → Đai Caspary → Nội bì → Tế bào mạch rây → Gian bào ở lá → Khí khổng.

D. Lông hút → Đai Caspary → Nội bì → Tế bào mạch rây → Gian bào ở lá → Khí khổng.

Hướng dẫn trả lời:

Chọn đáp án B.

=> Con đường di chuyển của nước từ dung dịch đất đến khí quyển đi qua các tế bào của cây theo thứ tự sau:

 

Lông hút → Vỏ → Nội bì → Mạch gỗ → Gian bào ở lá → Khí khổng.

Tìm kiếm google: Giải sách bài tập Sinh học cánh diều, Giải SBT sinh 11 CD bài 2, Giải sách bài tập sinh học 11 CD bài 2: Trao đổi nước và khoáng ở thực vật

Xem thêm các môn học

Giải SBT Sinh học 11 cánh diều


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com