Câu 1.20: Ở cây cà chua, nhiệt độ thấp có tác động
A. tăng hấp thụ K+.
B. tăng cường độ thoát hơi nước.
C. tăng sự hấp thụ nước ở rễ.
D. tăng hấp thụ tất cả các ion khoáng.
Hướng dẫn trả lời:
Chọn đáp án A.
Nhiệt độ thấp làm tăng hấp thụ và vận chuyển K+ ở rễ cà chua.
Câu 1.21: Cường độ ánh sáng tăng trong ngưỡng sinh lí có tác động
A. giảm hấp thụ nước ở rễ.
B. tăng cường độ thoát hơi nước ở lá.
C. giảm vận chuyển nước và dinh dưỡng trong cây.
D. giảm hấp thụ khoáng ở rễ.
Hướng dẫn trả lời:
Chọn đáp án B.
Cường độ ánh sáng tăng trong ngưỡng sinh lí có tác động làm tăng cường độ thoát hơi nước, tăng cường độ quang hợp, từ đó làm tăng sự hấp thụ, vận chuyển nước và dinh dưỡng trong cây.
Câu 1.22: Yếu tố nào sau đây không tác động đến tốc độ thoát hơi nước ở thực vật?
A. Ánh sáng B. Hàm lượng nitrogen trong không khí
C. Nhiệt độ D. Gió
Hướng dẫn trả lời:
Chọn đáp án B.
Yếu tố tác động đến tốc độ thoát hơi nước ở thực vật: ánh sáng, nhiệt độ, gió, độ ẩm.
=> Hàm lượng nitrogen trong không khí không tác động đến tốc độ thoát hơi nước ở thực vật.
Câu 1.23: Tốc độ thoát hơi nước mạnh nhất trong ngày cần có điều kiện
A. lạnh, ẩm và có gió. B. nóng, ẩm và không có gió.
C. nóng, ẩm và có gió. D. nóng, khô và có gió.
Hướng dẫn trả lời:
Chọn đáp án D.
Tốc độ thoát hơi nước mạnh nhất trong ngày cần có điều kiện nóng, khô và có gió.
Câu 1.24: Tốc độ thoát hơi nước mạnh khi có đủ những điều kiện nào sau đây?
A. Nhiệt độ thấp, cường độ ánh sáng yếu (khoảng 200 - 300 μmol/m2/s), độ ẩm đất thấp.
B. Nhiệt độ cao, cường độ ánh sáng mạnh (khoảng 600 μmol/m2/s), độ ẩm đất cao.
C. Nhiệt độ cao, cường độ ánh sáng yếu (khoảng 200 - 300 μmol/m2/s), độ ẩm đất thấp.
D. Nhiệt độ cao, cường độ ánh sáng yếu (khoảng 200 - 300 μmol/m2/s), đất được tưới đủ nước.
Hướng dẫn trả lời:
Chọn đáp án B.
Tốc độ thoát hơi nước mạnh khi có đủ những điều kiện nhiệt độ cao, cường độ ánh sáng mạnh (khoảng 600 μmol/m2/s), độ ẩm đất cao.
Câu 1.25: Biện pháp nào sau đây có tác dụng tăng sự hấp thụ ion khoáng ở rễ cây?
A. Hạn chế bón phân vi sinh. B. Che sáng bằng lưới cắt nắng.
C. Xới đất làm tăng độ thoáng khí cho đất. D. Hạn chế tưới nước.
Hướng dẫn trả lời:
Chọn đáp án C.
Xới đất làm tăng độ thoáng khí cho đất có tác dụng tăng sự hấp thụ nước và ion khoáng ở rễ cây.
Câu 1.26: Tác động nào sau đây của nấm ở vùng rễ không dẫn tới tăng sự hấp thụ khoáng của cây trồng?
A. Khoáng hoá các hợp chất hữu cơ. B. Chuyển hoá chất khoáng khó tiêu thành dễ tiêu.
C. Gây bệnh ở rễ cây. D. Giúp cây hấp thụ nước.
Hướng dẫn trả lời:
Chọn đáp án C.
Tác của nấm ở vùng rễ dẫn tới sự hấp thụ khoáng của cây trồng: Khoáng hoá các hợp chất hữu cơ, chuyển hóa chất khoáng khó tiêu thành dễ tiêu, giúp cây hấp thụ nước và khoáng.
Câu 1.27: Khẳng định nào sau đây về phân bón là không đúng?
A. Sử dụng càng nhiều càng tốt cho cây trồng.
B. Cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng.
C. Làm tăng độ màu mỡ của đất.
D. Thúc đẩy sinh trưởng, phát triển và tăng năng suất cây trồng.
Hướng dẫn trả lời:
Chọn đáp án A.
Phân bón cung cấp dinh dưỡng bổ sung cho cây trồng, giúp cải tạo đất, thúc đẩy sinh trưởng, phát triển và tăng năng suất cây trồng. Bón phân hợp lí mới có tác dụng nâng cao năng suất cây trồng và chất lượng nông sản, tăng hiệu quả trồng trọt.
Câu 1.28: Để tăng khả năng hấp thụ dinh dưỡng khoáng của rễ ở cây trồng, nhà trồng trọt cần thực hiện các biện pháp kĩ thuật hướng tới việc
A. tăng sự rửa trôi của phân bón.
B. tăng độ ẩm đất, tăng độ hoà tan của phân bón.
C. giảm độ thoáng khí trong đất.
D. hạn chế quá trình thoát hơi nước ở lá.
Hướng dẫn trả lời:
Chọn đáp án B.
Để tăng khả năng hấp thụ dinh dưỡng khoáng của rễ ở cây trồng, nhà trồng trọt cần thực hiện các biện pháp kĩ thuật hướng tới việc tăng độ ẩm đất, tăng độ hoà tan của phân bón.
Câu 1.29: Khẳng định nào sau đây về tưới tiêu hợp lí là không đúng?
A. Tưới nước dựa vào đặc điểm di truyền của giống, loại cây.
B. Tưới nước dựa vào điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu.
C. Tưới nước dựa vào pha sinh trưởng và phát triển của giống, loại cây.
D. Tưới thừa nước không ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây.
Hướng dẫn trả lời:
Chọn đáp án D.
Việc tưới nước cần căn cứ vào nhu cầu của cây, điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu mà cây chịu tác động. Tới không đủ nước hoặc tưới thừa nước đều gây ra các hậu quả làm giảm sinh trưởng, phát triển và năng suất cây trồng.