A - Trắc nghiệm
Câu 7.41. Cho đường thẳng a vuông góc với mặt phẳng (P), đường thẳng b song song với mặt phẳng (P). Góc giữa hai đường thẳng a và b bằng
A. 30°.
B. 90°.
C. 60°.
D. 0°.
Hướng dẫn trả lời:
Đáp án đúng: B
Câu 7.42. Cho đường thẳng a vuông góc với mặt phẳng (P), đường thẳng b vuông góc với đường thẳng a. Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Đường thẳng b cắt mặt phẳng (P).
B. Đường thẳng b song song với mặt phẳng (P).
C. Đường thẳng b nằm trên mặt phẳng (P).
D. Đường thẳng b nằm trên mặt phẳng (P) hoặc song song với mặt phẳng (P).
Hướng dẫn trả lời:
Đáp án đúng: D
Câu 7.43. Cho tứ diện đều ABCD, góc giữa hai đường thẳng AB và CD bằng
A. 30°.
B. 45°.
C. 60°.
D. 90°.
Hướng dẫn trả lời:
Đáp án đúng: D
Câu 7.44. Cho tứ diện đều ABCD có cạnh bằng a, côsin của góc giữa đường thẳng AB và mặt phẳng (BCD) bằng
A.$\frac{1}{3}$
B. $\frac{\sqrt{3}}{3}$
C. $\frac{\sqrt{3}}{2}$
D. $\frac{1}{2}$
Hướng dẫn trả lời:
Đáp án đúng: B
Câu 7.45. Cho tứ diện đều ABCD có cạnh bằng a, côsin của góc giữa hai mặt phẳng (ACD) và (BCD) bằng
A.$\frac{2}{3}$
B. $\frac{\sqrt{3}}{2}$
C. $\frac{\sqrt{3}}{3}$
D. $\frac{1}{3}$
Hướng dẫn trả lời:
Đáp án đúng: D
Câu 7.46. Cho hình chóp đều S.ABCD có tất cả các cạnh đều bằng a, gọi O là giao điểm của AC và BD. Khoảng cách từ điểm O đến mặt phẳng (SBC) bằng
A.$\frac{a\sqrt{6}}{6}$
B. $\frac{a\sqrt{3}}{3}$
C. $\frac{a\sqrt{3}}{2}$
D. $\frac{a\sqrt{6}}{3}$
Hướng dẫn trả lời:
Đáp án đúng: A
Câu 7.47. Cho hình chóp đều S.ABCD có tất cả các cạnh đều bằng a, gọi O là giao điểm của AC và BD. Khoảng cách giữa hai đường thẳng AB và SD bằng
A.$\frac{a\sqrt{3}}{3}$
B. $\frac{a\sqrt{3}}{2}$
C. $\frac{a\sqrt{6}}{3}$
D. $\frac{a\sqrt{6}}{2}$
Hướng dẫn trả lời:
Đáp án đúng: C
Câu 7.48. Cho lăng trụ tam giác đều ABC.ABC có tất cả các cạnh bằng a. Khoảng cách từ điểm A đến đường thẳng BB bằng
A.$\frac{a\sqrt{7}}{2}$
B. $\frac{a\sqrt{14}}{4}$
C. $\frac{a\sqrt{7}}{4}$
D. $\frac{a\sqrt{14}}{2}$
Hướng dẫn trả lời:
Đáp án đúng: B
Câu 7.49. Cho hình lập phương ABCD.A'B'C'D' có cạnh bằng a. Thể tích khối tứ diện ABC'D' bằng
A. $\frac{a^{3}}{3}$
B. $\frac{a^{3}}{2}$
C. $\frac{a^{3}}{6}$
D. $\frac{2a^{3}}{3}$
Hướng dẫn trả lời:
Đáp án đúng: A
Câu 7.50. Cho hình hộp ABCD.ABCD, gọi M là trung điểm của AA'. Tỉ số của thể tích khối chóp M.ABCD và khối hộp ABCD.A'B'C'D' bằng
A. $\frac{1}{3}$
B. $\frac{1}{2}$
C. $\frac{1}{6}$
D. $\frac{2}{3}$
Hướng dẫn trả lời:
Đáp án đúng: C
B - Tự luận
Câu 7.51. Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình vuông cạnh a, tam giác SAB đều và $SC = a\sqrt{2}$. Gọi H là trung điểm của cạnh AB.
a) Chứng minh rằng $SH\perp (ABCD).$
b) Tính theo a thể tích khối chóp S.ABCD.
c) Tính theo a khoảng cách từ điểm A đến mặt phẳng (SBD).
Hướng dẫn trả lời:
a) Ta có: SH =$\frac{a\sqrt{3}}{2}, HC=\frac{a\sqrt{5}}{2}$
=> $SH^{2} + HC^{2}= SC^{2}$
=> Tam giác SHC vuông tại H,
=>$ SH\perp HC.$
Lại có$ SH\perp AB$
=>$ SH\perp ABCD).$
b) Ta có: SH =$\frac{a\sqrt{3}}{2}, S_{ABCD}=a^{2}$
=> $V_{S.ABCD}=\frac{1}{3}.S_{ABCD}.SH=\frac{1}{3}.a^{2}.\frac{a\sqrt{3}}{2}$=$\frac{a^{3}\sqrt{3}}{6}$
c) Vì H là trung điểm của AB nên d(A, (SBD)) = 2 d(H, (SBD)).
Kẻ HK vuông góc với BD tại K, HQ vuông góc với SK tại Q. Khi đó $HQ\perp (SBD)$
=> d(H, (SBD)) = HQ.
Có HK =$\frac{AC}{4}=\frac{a\sqrt{2}}{4}, SH=\frac{a\sqrt{3}}{2}$ mà tam giác SHK vuông tại Hm đường cao HQ nên
$\frac{1}{HQ^{2}}=\frac{1}{HK^{2}}+\frac{1}{HS^{2}}$
=> HQ=$\frac{a\sqrt{21}}{14} do đó d(A,(SBD))=2HQ=\frac{a\sqrt{21}}{7}$
Câu 7.52. Cho hình chóp S.ABCD có $SA\perp (ABCD)$, biết ABCD là hình vuông cạnh bằng a và $SA = a\sqrt{2}$
a) Chứng minh rằng $ (SAC)\perp (SBD) và (SAD)\perp (SCD).$
b) Gọi BE, DF là hai đường cao của tam giác SBD. Chứng minh rằng $(ACF)\perp (SBC) và (AEF)\perp (SAC).$
c) Tính theo a khoảng cách giữa hai đường thẳng BD và SC.
Hướng dẫn trả lời:
a) Ta có: $BD\perp AC, SA\perp (ABCD)$
=>$SA\perp BD$
=> $BD\perp (SAC)$
Mà mặt phẳng (SBD) chứa đường thẳng BD, do đó $(SBD)\perp (SAC).$
Ta có: $CD\perp AD, CD\perp SA, $
=> $CD\perp (SAD)$
Mà mặt phẳng (SCD) chứa đường thẳng CD, do đó $(SCD)\perp (SAD).$
b) Ta có: $AD\perp (SAB)$
=> $AD\perp SB,$
mà $SB\perp DF$
=> $SB\perp (ADF), $
=> $SB\perp AF. $
Ta lại có $BC\perp (SAB)$
=> $BC\perp AF,$
=> $AF\perp (SBC)$
Mà mặt phẳng (ACF) chứa đường thẳng AF nên $(ACF)\perp (SBC).$
Vì $AF\perp (SBC)$ nên $AF\perp SC. $
Tương tự, ta có $AE\perp (SCD)$ nên $AE\perp SC, $
=> $SC\perp (AEF),$
Mà mặt phẳng (SAC) chứa đường thẳng SC nên $(AEF)\perp (SAC).$
c) Gọi O là giao điểm của AC và BD, kẻ $OH\perp SC $tại H,
Mà $BD\perp (SAC) nên OH\perp BD$
=> OH là đoạn vuông góc chung của BD và SC, hay d(BD, SC) = OH.
Có $\Delta CHO\sim \Delta CAS nên \frac{OC}{CS}=\frac{OH}{AS}$
=> OH=$\frac{AS.OC}{CS}=\frac{a}{2}$
Vậy d(BD, SC)=$\frac{a}{2}$
Câu 7.53. Cho hình chóp tứ giác đều S.ABCD có đáy ABCD là hình vuông cạnh bằng a, cạnh bên $SA=\frac{a\sqrt{5}}{2}$. Gọi SM, SN lần lượt là đường cao của tam giác SAD và tam giác SBC.
a) Chứng minh rằng $(SMN)\perp (ABCD).$
b) Tính số đo của góc nhị diện [S, AD, B]
c) Tính theo a thể tích khối chóp S.ABCD.
Hướng dẫn trả lời:
a) Gọi O là giao điểm của AC và BD.
Ta có: $AD\perp SM, AD // BC$
=> $BC\perp SM, $
mà $BC\perp SN,$
=> $BC\perp (SMN).$
=> $(SMN)\perp (ABCD).$
b) Vì MN đi qua O và $OM\perp AD, SM\perp AD $
=> $[S,AD,B] = \widehat{SMO}$, ta tính được SM = SN = MN = a.
Do đó tam giác SMN đều, suy ra SMN = $60^{\circ} .$
Vậy $[S,AD,B] = 60^{\circ}.$
c) Ta có SO=$\frac{a\sqrt{3}}{2},$
$S_{ABCD}=a^{2}$
=> $V_{S.ABCD}=\frac{1}{3}.S_{ABCD}.SO=\frac{a^{3}\sqrt{3}}{6}$
Câu 7.54. Cho hình lăng trụ đứng $ABC.ABC có\widehat{ BAC} $= 60°, AB = 2a, AC = 3a và số đo của góc nhị diện [A, BC, A] bằng 45°. át phẳng,
a) Tính theo a khoảng cách từ điểm A đến mặt phẳng (A’BC).
b) Tính theo a thể tích khối lăng trụ ABC.A'B'C'.
Hướng dẫn trả lời:
a) Kẻ AH vuông góc với BC tại H, AK vuông góc với AH tại K thì $AK\perp (A′BC)$
=> $A’H\perp BC.$
Góc nhị diện [A, BC, A] bằng $\widehat{AHA'}, $
=>$\widehat{AHA'} = 45^{\circ}.$
Theo định lí côsin, áp dụng cho tam giác ABC, ta có:
$BC^{2} = AB^{2}+ AC^{2}-2.AB.AC cos\widehat{BAC }= 7a^{2},$
=> BC = $a\sqrt{7}$
Do đó
AH=$\frac{2.S_{ABC}}{BC}=\frac{AB.AC.sin\widehat{BAC}}{BC}=\frac{3\sqrt{21}}{7}a$
Vì tam giác AHA vuông cân tại A nên AK=$\frac{A'H}{2}=\frac{AH\sqrt{2}}{2}=\frac{3\sqrt{42}}{14}a$
Vậy d(A,(A'BC))=$\frac{3\sqrt{42}}{14}a$
b) Thể tích khối lăng trụ ABC.A′B′C là
$V_{ABC.A'B'C'} = S_{ABC}.AA'$
=$\frac{1}{2}.AB.AC.sin60^{\circ}.AA'$
=$\frac{27\sqrt{7}}{14}a^{3}$
Câu 7.55. Cho hình lập phương ABCD.A'B'C'D' có cạnh bằng a. Gọi M, N lần lượt là trung điểm của các cạnh AB, AD.
a) Tính theo a thể tích khối chóp cụt AMN.A'B'D'
b) Tính theo a khoảng cách giữa hai đường thẳng MN và A'B.
Hướng dẫn trả lời:
a) Ta có
$S_{A'B'D'}=\frac{a^{2}}{2}; S_{AMN}=\frac{a^{2}}{8}; S_{ABCD}=a^{2}$; AA'=a
=> Thể tích khối chóp cụt AMN.A'B'D' là
V=$\frac{1}{3}AA'.(S_{AMN}+S_{A'B'D'}+\sqrt{S_{AMN}.S_{A'B'D'}})$
V=$\frac{1}{3}.a.\left ( \frac{a^{2}}{8}+\frac{a^{2}}{2}+\sqrt{\frac{a^{2}}{8}.\frac{a^{2}}{2}} \right )=\frac{7a^{3}}{24}$
b) Vì MN // BD
=> MN // (A’BD), do đó:
d(MN, A'B) = d(MN, (A'BD)) = d(M, (A'BD)).
Vi M là trung điểm của AB nên d(M, (A'BD) = $\frac{1}{2}d(A,(A′BD)).$
Đặt h = d(A,(A'BD)) thì $\frac{1}{h^{2}}=\frac{1}{AB^{2}}+\frac{1}{AD^{2}}+\frac{1}{AA'^{2}}=\frac{3}{a^{2}}$
=> h=$\frac{a\sqrt{3}}{3}$
Vậy d(MN,A′B) = d(M,(A'BD))=$\frac{a\sqrt{3}}{6}$
Câu 7.56. Một bể chứa nước hình hộp chữ nhật ABCD.ABCD được đặt trên một mái nhà nghiêng so với mặt đất nằm ngang góc 10°, AB = 1 m, AD = 1,5 m, AA = 1 m. Đáy bể là hình chữ nhật ABCD. Các điểm A, B cùng ở độ cao 5 m (so với mặt đất), các điểm C, D ở độ cao lớn hơn so với độ cao của các điểm A, B. Khi nước trong bể phẳng lặng người ta đo được khoảng cách giữa đường mép nước ở mặt phẳng (ABB′A′) và mặt đáy của bể là 80 cm. Tính thể tích của phần nước trong bể.
Hướng dẫn trả lời:
Gọi MN là đường mép nước ở trên mặt (ABB'A'), EF là đường mép nước trên mặt (CDD'C'). Khi đó ABNM.DCEF là một hình chóp cụt. Kẻ MH vuông góc với DD' tại H
=> HF=$MH.tan10^{\circ}$
=> DF=DH-HF=AM-HF=$0,8-tan10^{\circ}\approx 0,62(m)$
Có $S_{1}=S_{DCEF}=DF.CD\approx 0,62(m^{2})$
$S_{2}=S_{ABNM}=AB.AM=0,8(m^{2})$
Vậy thể tích nước trong bể là
V=$\frac{1}{3}(S_{1}+S_{2}+\sqrt{S_{1}.S_{2}}).AD$
V=$\frac{1}{3}(0,62+0,8+\sqrt{0,62.0,8})\approx 0,71 (m^{3})$