Soạn mới giáo án Ngữ văn 11 KNTT bài 6 văn bản 1: Tác giả Nguyễn Du

Soạn mới Giáo án ngữ văn 11 KNTT bài Tác giả Nguyễn Du. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/….

BÀI 6: NGUYỄN DU – “NHỮNG ĐIỀU TRÔNG THẤY MÀ ĐAU ĐỚN LÒNG

…………………………..

Môn: Ngữ văn 11 – Lớp:

Số tiết: 12 tiết

MỤC TIÊU CHUNG BÀI 6:

  • Vận dụng được những hiểu biết về Nguyễn Du để đọc hiểu một số tác phẩm của đại thi hào.
  • Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của truyện thơ Nôm như: cốt truyện, nhân vật, người kể chuyện, độc thoại nội tâm, bút pháp miêu tả, ngôn ngữ.
  • So sánh được hai văn bản văn học ở các giai đoạn khác nhau viết cùng đề tài; liên tưởng, mở rộng vấn đề để hiểu sâu hơn văn bản được đọc.
  • Hiểu được đặc điểm và tác dụng của biện pháp tu từ lặp cấu trúc và biện pháp tu từ đối trong sáng tác văn học.
  • Viết được bài văn thuyết minh về tác phẩm văn học, có lồng ghép một hay nhiều yếu tố như miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận.
  • Giới thiệu (dưới hình thức nói) về một tác phẩm văn học theo lựa chọn cá nhân.
  • Trân trọng những di sản văn học; đồng cảm, chia sẻ với tinh thần nhân đạo thấm đượm trong nền văn học truyền thống của dân tộc.

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/….

TIẾT: VĂN BẢN 1: TÁC GIẢ NGUYỄN DU

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức
  • Nhận biết được những thông tin về cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Du.
  • Nhận biết được những đặc điểm của Truyện Kiều (nguồn gốc đề tài, cốt truyện, giá trị tư tưởng, giá trị nghệ thuật).
  • Hiểu được những đóng góp lớn của Nguyễn Du đối với nền văn hóa, văn học dân tộc.
  1. Năng lực

Năng lực chung

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực đặc thù

  • Nhận biết được những thông tin về cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Du.
  • Nhận biết được những đặc điểm của Truyện Kiều (nguồn gốc đề tài, cốt truyện, giá trị tư tưởng, giá trị nghệ thuật).
  • Hiểu được những đóng góp lớn của Nguyễn Du đối với nền văn hóa, văn học dân tộc.
  1. Phẩm chất
  • Trân trọng những di sản văn học; đồng cảm, chia sẻ với tinh thần nhân đạo thấm đượm trong nền văn học truyền thống của dân tộc.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án;
  • Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
  • Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;
  • Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;
  1. Đối với học sinh
  • SGK, SBT Ngữ văn 11.
  • Soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, huy động tri thức nền, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập tạo tâm thế tích cực cho HS khi vào bài học Tác gia Nguyễn Du.
  3. Nội dung: GV hướng dẫn HS thảo luận cặp đôi, chia sẻ cảm nhận cá nhân về đoạn video ca nhạc “Kiều Ngưng Bích” – Phan Ann, Bảo Jen & Mons.
  4. Sản phẩm: Những chia sẻ của học sinh.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV yêu cầu HS: Bạn có cảm nhận gì về bài hát “Kiều Ngưng Bích” - Phan Ann, Bảo Jen & Mons lấy cảm hứng từ Truyện Kiều của Nguyễn Du?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS huy động tri thức nền, trải nghiệm cá nhân thực hiện yêu cầu được giao.

- GV quan sát, hỗ trợ HS thực hiện (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 2 – 3 HS trình bày trước lớp.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, đặt câu hỏi (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá.

- Gợi mở:

+ Trên nền giai điệu EDM vô cùng hiện đại và bắt tai, bài hát “Kiều Ngưng Bích” lấy cảm hứng từ Truyện Kiều cụ thể là đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”. Nội dung bài hát không quá thay đổi so với nguyên tác, cũng lấy nội dung về số phận của nàng Thúy Kiều khi bị Sở Khanh lừa bán vào lầu xanh.

+ Lấy cảm hứng từ một tác phẩm kinh điển của văn học Việt Nam là Truyện Kiều vừa là một cách lưu giữ và phát huy vốn văn hóa dân tộc, vừa là cách để người trẻ tiếp nhận Kiều dễ hơn, khiến tác phẩm trở nên gần gũi hơn với mọi người.

- GV dẫn dắt vào bài học mới: 250 năm trước từ đất Thăng Long ngàn năm văn hiến, một trong những người Việt Nam vĩ đại nhất đã ra đời: Nguyễn Du. Khi khẳng định giá trị của “Truyện Kiều”, nhà thơ Chế Lan Viên đã từng ca ngợi: “Nguyễn Du viết Kiều đất nước hóa thành văn”. Như vậy, Nguyễn Du có tầm quan trọng rất lớn trong nền văn học Việt Nam. Trong tiết học hôm nay, chúng ta cùng đi tìm hiểu văn bản Tác gia Nguyễn Du để hiểu thêm về cuộc đời và sự nghiệp của nhà thơ đại tài này.

  1. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đọc văn bản

  1. Mục tiêu: Nhận biết và hiểu được giao lưu và sáng tạo trong văn học trung đại Việt Nam và truyện thơ Nôm.
  2. Nội dung: HS sử dụng SGK, quan sát, chắt lọc kiến thức trả lời những câu hỏi liên quan đến bài học.
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và chuẩn kiến thức của GV.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu chung về giao lưu sáng tạo trong văn học trung đại Việt Nam.

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV chuyển giao nhiệm vụ: Yêu cầu HS xem lại phần chuẩn bị về mục Tri thức ngữ văn và làm việc cá nhân, thực hiện nhiệm vụ sau:

●    Trình bày hiểu biết về giao lưu và sáng tạo trong văn học trung đại Việt Nam.

●    Nêu khái niệm và những đặc điểm chính của truyện thơ Nôm.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ

- HS vận dụng kiến thức đã học và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận

- GV mời 1 – 2 HS trình bày kết quả chuẩn bị.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu chung về văn bản Tác gia Nguyễn Du

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu 1 HS đọc to, rõ ràng phần Giá trị chung của thơ chữ Hán Nguyễn Du Nguồn gốc đề tài, cốt truyện và vị trí của Truyện Kiều.

 - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, thực hiện yêu cầu dưới đây:

Nêu những nội dung  chính trong văn bản Tác gia Nguyễn Du bằng sơ đồ tư duy.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận theo nhóm, vận dụng kiến thức đã học để thực hiện nhiệm vụ.

- GV quan sát, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 1 HS của mỗi nhóm lần lượt trình bày kết quả thảo luận.

- GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, đặt câu hỏi (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

- GV chuyển sang nội dung mới.

I. Giao lưu sáng tạo trong văn học trung đại Việt Nam.

- Trong thời trung đại, Việt Nam nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng giao thoa của hai nền văn hoá lớn là Trung Hoa và Ấn Độ.

- Sự phát triển của văn học Việt Nam gắn liền với việc tiếp biến nhiều thành tựu văn hoá, văn học của hai nền văn hoá này để chủ động tạo nên những giá trị có tính đặc thù, thể hiện được bản sắc văn hoá, ý thức độc lập, tự cường của dân tộc.

- Có thể nói đến một số phương diện chính yếu của sự giao lưu và sáng tạo trên lĩnh vực văn học như: tư tưởng, ngôn ngữ – văn tự, thể loại, chất liệu thơ văn (thể tài, cốt truyện, điển cố,...).

=> Việc giao lưu và sáng tạo trong văn học trung đại Việt Nam luôn diễn ra trên nguyên tắc lựa chọn tinh hoa, chủ động “Việt hoá” các yếu tố ngoại lai để phù hợp với bản sắc và tinh thần văn hoá dân tộc.

2. Truyện thơ Nôm

- Khái niệm: là loại hình tác phẩm tự sự độc đáo của văn học trung đại Việt Nam, kết hợp phương thức tự sự và trữ tình, được viết bằng chữ Nôm, chủ yếu sử dụng thể lục bát hoặc song thất lục bát.

- Phân loại:

+ Truyện thơ Nôm bình dân: Truyện thơ Nôm bình dân phần lớn khuyết danh, tác giả là các Nho sĩ, trí thức bình dân. Cốt truyện thường được lấy từ văn học dân gian hoặc từ đời sống thực tế; hình thức nghệ thuật còn thô mộc, nhưng lại có sức cuốn hút bằng vẻ đẹp bình dị, hồn nhiên.

+ Truyện thơ Nôm bác học:  hầu hết có tên tác giả, là những Nho sĩ thuộc tầng lớp phong kiến quý tộc, có học vấn uyên bác; cốt truyện thường lấy từ văn học Trung Quốc hoặc mang tính tự thuật; hình thức nghệ thuật được trau chuốt, điêu luyện. Tuy nhiên, vẫn có một số tác phẩm sử dụng chưa nhuần nhuyễn chất liệu vay mượn từ văn học Trung Quốc, có lúc rơi vào tình trạng cầu kì, khó hiểu.

- Đề tài, chủ đề:  của truyện thơ Nôm rất rộng mở, từ tôn giáo, lịch sử, xã hội đến cuộc sống đời thường; đặt ra nhiều vấn đề bức thiết của thời đại. Trong đó, nổi bật là cảm hứng khẳng định tình yêu tự do và cuộc đấu tranh bảo vệ hạnh phúc gia đình; tôn vinh vẻ đẹp của người phụ nữ, tố cáo, phê phán xã hội đương thời; thể hiện khát vọng công lí, công bằng..

- Mô hình: Gặp gỡ – Chia li – Đoàn tụ. Song mức độ đậm, nhạt và nội dung của từng phần có sự thay đổi tuỳ theo chủ đề tác phẩm.

- Nhân vật của truyện thơ Nôm: khá phong phú, đa dạng về thành phần: vua chúa, quan lại, công chúa, tiểu thư, người hầu, người lao động, Nho sĩ, nhà sư, nhà buôn,...

+ Nhìn chung, nhân vật ở đây vẫn mang tính loại hình, được dựng lên nhằm khái quát các đặc điểm cố định của một số tầng lớp, loại người trong xã hội hoặc một loại phẩm chất nào đó.

+ Các tác giả truyện thơ Nôm đã có ý thức khắc hoạ nhân vật ở cả hai phương diện: con người bên ngoài (ngoại hình, lời nói, cử chỉ, hành động,..) và con người bên trong (cảm xúc, suy nghĩ, diễn biến tâm lí,...).

+ Bút pháp tả cảnh ngụ tình, ngôn ngữ đối thoại, độc thoại và phần nào ngôn ngữ nửa trực tiếp đã được sử dụng thành công trong việc khám phá thế giới nội tâm và khắc hoạ tính cách nhân vật.

- Giá trị: Truyện thơ Nôm cũng là thể loại có đóng góp to lớn vào việc phát triển ngôn ngữ văn học dân tộc. Sáng tác bằng chữ Nôm, các tác giả đã nêu cao tinh thần tự hào dân tộc, phủ định quan niệm coi thường tiếng mẹ đẻ.

II. Tìm hiểu chung về văn bản Tác gia Nguyễn Du

- GV gợi mở sơ đồ tư duy theo PHỤ LỤC 1.

Phần 1: Những thông tin về tiểu sử cuộc đời của Nguyễn Du

+ Tiểu sử: truyền thống gia đình, dòng họ và bối cảnh thời đại Nguyễn Du, những cột mốc quan trọng trong cuộc đời Nguyễn Du.

Phần 2: Sự nghiệp sáng tác (chữ Hán và chữ Nôm).

+ Sáng tác chữ Hán: các tập thơ và giá trị chung.

+ Sáng tác chữ Nôm: Truyện Kiều ( nguồn gốc, đề tài, cốt truyện và vị trí, giá trị tư tưởng và nghệ thuật).

 

PHỤ LỤC 1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hoạt động 2: Khám phá văn bản.

  1. Mục tiêu: Nhận biết và hiểu được về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Du và giá trị của Truyện Kiều.
  2. Nội dung: Sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời các câu hỏi liên quan đến văn bản Tác gia Nguyễn Du.
  3. Sản phẩm: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến văn bản Tác gia Nguyễn Du và chuẩn kiến thức GV.
  4. Tổ chức thực hiện

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Du

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV yêu cầu HS thảo luận nhóm nhỏ (4 -6 HS), trả lời câu hỏi sau:

●     Lập niên biểu Nguyễn Du và nêu nhận xét về cuộc đời, con người ông.

●     Bắc hành tạp lục được sáng tác trong hoàn cảnh nào? Nội dung chính của tập thơ là gì?

●     Nêu các giá trị cơ bản trong thơ chữ Hán của Nguyễn Du.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ

- HS vận dụng kiến thức đã học và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận

- GV mời 1 – 2 HS trình bày kết quả chuẩn bị.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu về tác phẩm Truyện Kiều

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

●     Tóm tắt cốt truyện Truyện Kiều (1 – 1,5 trang).

●     Văn bản đã phân tích những nội dung cơ bản nào của tư tưởng nhân đạo trong Truyện Kiều?

●     Nguyễn Du đã có những sáng tạo gì trên bình diện tổ chức cốt truyện và xây dựng nhân vật trong Truyện Kiều?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ

- HS vận dụng kiến thức đã học và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận

- GV mời 1 – 2 HS trình bày kết quả chuẩn bị.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhiệm vụ 3: Tổng kết những đóng góp quan trọng của Nguyễn Du đối với nền văn học dân tộc

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi sau: Dựa vào văn bản, hãy chỉ ra những đóng góp quan trọng của Nguyễn Du đối với nền văn học dân tộc.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ

- HS vận dụng kiến thức đã học và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận

- GV mời 1 – 2 HS trình bày kết quả chuẩn bị.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức

 

 

I. Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Du

1. Lập niên biểu Nguyễn Du và nêu nhận xét về cuộc đời, con người ông.

- GV gợi mở niên biểu theo PHỤ LỤC 2.

- Nhận xét về cuộc đời, con người Nguyễn Du: cuộc đời của đại thi hào nhiều vất vả, truân chuyên, sinh ra vào thời loạn khi chiến tranh giữa hai thế lực chính trị Đàng Trong – Đàng Ngoài nổ ra, tuy xuất thân quý tộc nhưng hưởng thụ cuộc sống xa hoa chẳng được bao lâu. Từng giữ nhiều chức quan, mặc dù nặng lòng với nhà Lê nhưng thời thế thay đổi, ông ra làm quan cho vua Gia Long. 10 năm gió bụi tuy lênh đênh, sóng gió nhưng đã giúp cho Nguyễn Du được tiếp xúc với quần chúng nhân dân, am hiểu về cuộc đời và vận dụng những chất liệu đó để viết nên những trang Kiều bất hủ.

2. Bắc hành tạp lục

- Hoàn cảnh sáng tác: gồm 132 bài thơ được Nguyễn Du sáng tác trong thời gian đi sứ Trung Quốc. Tập thơ có vị trí đặc biệt trong dòng thơ đi sứ và trong nền thơ trung đại Việt Nam.

- Nội dung chính: Đây là một tập thơ nói lên lòng thương cảm sâu xa những người trung nghĩa bị hãm hại, những người tài hoa bị vùi dập, những người lao động cùng khổ bị đói rét cùng nỗi khinh ghét giới thống trị kiêu căng và tàn bạo, được Nguyễn Du nói lên bằng những vần thơ hết sức sâu sắc.

3. Giá trị chung của thơ chữ Hán Nguyễn Du

- Với Nguyễn Du, thơ chữ Hán là nơi kí thác mọi nỗi niềm sâu kín “không biết ngỏ cùng ai”. Vì vậy, thơ chữ Hán có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc phản chiếu, lưu giữ chân dung con người và quá trình vận động tư tưởng của Nguyễn Du; đồng thời, có giá trị phản ánh hiện thực và giá trị nhân văn sâu sắc.

II. Truyện Kiều

1. Tóm tắt cốt truyện Truyện Kiều

- Phần 1: Gặp gỡ và đính ước

Thuý Kiều là một người con gái tài sắc vẹn toàn của một gia đình trung lưu lương thiện, sống bên cạnh cha mẹ và hai em là Thuý Vân và Vương Quan. Vào ngày hội Đạp Thanh, gần nấm mồ Đạm Tiên - một điềm báo của những bi kịch sau này của nàng, Thuý Kiều đã gặp Kim Trọng. Mối tình đầu chớm nở giữa hai người. Sau khi nhặt được chiếc thoa rơi của Thuý Kiều, Kim Trọng đã bày tỏ nỗi lòng của mình. Hai bên nảy sinh tình cảm và chủ động, tự do đính ước.

- Phần 2: Gia biến và lưu lạc

Khi Kim Trọng trở về Liêu Dương hộ tang chú, gia đình Kiều bất ngờ gặp tai biến. Kiều buộc phải bán mình chuộc cha, nhờ em gái là Thúy Vân trả nghĩa cho kim Trọng. Mã Giám Sinh đã mua Kiều, tuyên bố sẽ lấy Kiều làm vợ lẽ nhưng sau đó hắn đã lừa Kiều vào lầu xanh, nơi hắn và vợ là Tú bà làm chủ.

Tại lầu xanh, Kiều gặp một khách làng chơi - Thúc Sinh và được Thúc Sinh cứu thoát khỏi cuộc đời kỹ nữ. Nhưng cuộc đời của Kiều vẫn chưa thể suôn sẻ, nàng bị vợ cả của Thúc Sinh đày đọa và đánh ghen. Kiều đã phải trốn đi, nương nhờ cửa Phật và gặp sư Giác Duyên. Khi biết mọi chuyện, Giác Duyên gửi nàng sang ở với một bà họ Bạc, người thường hay lui đến cúng bái tại chùa.

Nhưng không may, Kiều lại sa vào chốn lầu xanh một lần nữa dưới tay Bạc bà. Ở đây, nàng đã gặp Từ Hải. Từ Hải phải lòng và đã lấy Kiều làm vợ, giúp nàng báo ân, báo oán. Do bị Hồ Tôn Hiến lừa, Từ Hải bị giết. Hồ ép Kiều ăn nằm với mình rồi buộc nàng phải lấy một viên thổ quan. Đau đớn, tủi nhục, Kiều nhảy sông tự vẫn nhưng được sư Giác Duyên cứu và lại nương nhờ cửa Phật.

- Phần 3: Đoàn tụ

Kim Trọng trở về tìm Kiều sau khi hộ tang chú và biết Kiều bán mình chuộc cha, chàng đau đớn vô cùng. Cha mẹ Kiều cho biết Kiều đã nhờ Vân thay lời đính ước của nàng để kết nghĩa với chàng. Tuy đã lấy Thúy Vân nhưng chàng vẫn không nguôi mối tình đầu say đắm và quyết tâm đi tìm Kiều. Nhờ gặp sư Giác Duyên, Kiều, Trọng gặp nhau, gia đình đoàn tụ. Kiều chiều ý mọi người kết duyên cùng Kim Trọng nhưng Kiều đã nguyện đổi "Duyên cầm sắt" thành "Duyên cầm kì".

2. Những nội dung cơ bản nào của tư tưởng nhân đạo trong Truyện Kiều được phân tích trong VB

- Tôn vinh vẻ đẹp con người, đặc biệt là người phụ nữ toàn bích từ ngoại hình, tâm hồn và tài năng.

- Thương xót cho số phận con người, lên án một thực trạng bất công, phi lí và cất lên tiếng kêu đòi quyền sống cho con người, là tiếng nói lên án xã hội mạnh mẽ, sâu sắc.

- Yêu thương, trân trọng con người nên đồng cảm, đồng tình với những khát vọng chính đáng, vượt ra ngoài một số khuôn phép phản nhân văn của tư tưởng phong kiến. Đó là khát vọng tình yêu tự do.

3. Những sáng tạo của Nguyễn Du trên bình diện tổ chức cốt truyện và xây dựng nhân vật trong Kiều

- Mối liên hệ giữa Truyện Kiều của Nguyễn Du và Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân phản ánh quy luật phát triển chung của các nền văn học trung đại trên thế giới, là biểu hiện của sự giao lưu trong văn học trung đại Việt Nam. Bằng chất liệu vay mượn, Nguyễn Du đã tạo nên một kiệt tác qua sự sáng tạo tuyệt vời, nhất là ở phương diện cốt truyện và xây dựng nhân vật:

●      Về cốt truyện:

+ Khi chuyển đổi từ tác phẩm văn xuôi tự sự tới truyện thơ in đậm sắc thái trữ tình, Nguyễn Du đã thực hiện việc lựa chọn các nhân vật, sự kiện, tình tiết sao cho vẫn đảm bảo được nội dung cốt truyện và lại phải đảm bảo được mạch thơ, chất thơ âm điệu, vần luật của thể thơ lục bát dân tộc. Có thể nhận ra một quy luật là Nguyễn Du thường lược giản hoặc tóm tắt những chương đoạn thiên về tả thực, kể sự, miêu tả sự kiện; những nhân vật phụ, những đoạn đối thoại dài dòng, những bài thơ xướng họa, đề vinh, cảm khái... Điều này phù hợp với đặc trưng tư duy thơ ca cần phải lựa chọn các biến cố, sự kiện, nhân vật, chi tiết sao cho phải thật ngắn gọn, tinh lọc, giàu hình ảnh. Đối với tiểu thuyết Kim Vân Kiều truyện cũng như các tác phẩm xuôi tự sự nói chung, cách thức miêu tả nói trên vốn là ưu thế trong việc phản ánh đầy đủ, xác thực không khí xã hội, sự kiện và tính cách nhân vật thì đó lại không phải là thế mạnh của thơ ca. Rõ ràng việc lược giản cốt truyện, lược giản chất văn xuôi tự sự chính là một đặc điểm nằm trong tính quy luật của quá trình sáng tạo, chuyển đổi từ tiểu thuyết chương hồi Kim Vân Kiều truyện tới Truyện Kiều.

+ Viết “Kim Vân Kiều truyện”, Thanh Tâm Tài Nhân muốn đề cập tới một phạm trù chi phối người phụ nữ Trung Hoa trước đây mà người ta gọi là “đại đoan” – đầu mối lớn. Toàn bộ 20 hồi “Kim Vân Kiều truyện” đều chủ yếu nhằm mục đích chứng minh rằng Vương Thúy Kiều tuy ” ở trong cảnh dâm mà biết giữ điều trinh” “là cô gái tốt… có hiệu có trung…”.

+ Nhưng Truyện Kiều lại tập trung nhiều hơn về số phận “tài hoa bạc mệnh” của nàng Kiều, 15 năm lưu lạc, trải qua “nhiều cuộc bể dâu”, nhân vật Thúy Kiều trong tác phẩm của Nguyễn Du là cuộc đời với đầy rẫy những bi kịch. Kiều là người có lòng vị tha bị chà đạp, tấm lòng của Kiều trước sau như một, luôn hi sinh vì người khác. Truyện Kiều là tiếng nói ngợi ca vẻ đẹp phẩm chất, tài năng của người phụ nữ, là sự đấu tranh cho quyền tự do, quyền hạnh phúc của con người và là tiếng nói tố cáo xã hội bất công, độc ác chà đạp lên con người.

●      Về xây dựng nhân vật (ở đây chủ yếu tập trung bàn luận tới nhân vật Thúy Kiều):

- Nguyễn Du tập trung khai thác sâu hơn về diễn biến tâm trạng của nhân vật Thúy Kiều.

Ví dụ, Thúy Kiều trong Kim Vân Kiều truyện trước nấm mồ của Đạm Tiên thì nói nhiều mà ít bộc lộ tâm trạng, khiến cho nhân vật trở nên tầm thường và mất đi vẻ chân thực. Còn Thúy Kiều của Nguyễn Du, tiếng khóc của nàng không chỉ dành cho Đạm Tiên mà dành cho số phận chung của người phụ nữ: “Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung”.

+ Sự việc bán mình chuộc cha, vì không nỡ nhìn cha rơi vào cảnh tù đày, trái ngang và vô cùng đau xót trước cảnh cha và em trai bị đánh đòn nên Kiều của Nguyễn Du đành cắt đứt mối duyên với Kim Trọng mà bán mình. Còn Kim Vân Kiều truyện, Thúy Kiều lại lên lớp cha bằng những lời lẽ chỉ trích, trách móc.

+ Nỗi nhớ của Thúy Kiều trong Truyện Kiều da diết, khắc khoải, canh cánh trong lòng còn Kiều của Thanh Tâm tài nhân thì chỉ là nhớ chung chung, không miêu tả những nét tâm trạng quá chi tiết…

 

III. Những đóng góp quan trọng của Nguyễn Du đối với nền văn học dân tộc

- Truyện Kiều chính là bức tranh rộng lớn về cuộc sống thời đại Nguyễn Du, thời đại chế độ phong kiến đã đi vào giai đoạn khủng hoảng. Tác phẩm đã phơi bày bộ mặt xã hội phong kiến bất công, tàn bạo đồng thời phản ánh nỗi khổ đau, bất hạnh của con người đặc biệt là người phụ nữ trong xã hội. Bên cạnh đó, thông qua việc điển hình hóa, cá thể hóa các nhân vật Thúy Kiều, Kim Trọng, Từ Hải, nhà thơ thể hiện khát vọng công lý, quyền tự do cá nhân của con người, ước mơ về tình yêu tự do, trong sáng, thủy chung giữa một xã hội bất công, tù túng đồng thời lên tiếng nói ngợi ca vẻ đẹp con người. Đó là vẻ đẹp của lòng hiếu thảo, trái tim nhân hậu, đức tính vị tha, thủy chung, chí khí anh hùng...

- Trong Truyện Kiều, thể thơ lục bát dân tộc đã đạt tới đỉnh cao rực rỡ của nghệ thuật thi ca. Nghệ thuật tự sự cũng đã có bước phát triển vượt bậc, từ nghệ thuật dẫn chuyện đến nghệ thuật miêu tả thiên nhiên, khắc họa tính cách và miêu tả tâm lý nhân vật.

- Nguyễn Du là bậc thầy của ngôn ngữ dân tộc. Cũng giống như tất cả các tác phẩm văn học đương thời, ngôn ngữ trong Truyện Kiều gồm có hai thành phần thuần Việt và Hán Việt trong đó bộ phận từ thuần Việt chiếm phần đa và thường xuất phát từ hai nguồn: văn học dân gian (ca dao, tục ngữ, thành ngữ) và lời ăn tiếng nói của quần chúng nhân dân. Công đóng góp của Nguyễn Du về phương diện ngôn ngữ có ý nghĩa hết sức to lớn. Thông qua ngôn ngữ trong Truyện Kiều, Nguyễn Du đã khẳng định một cách đầy thuyết phục sự phong phú và khả năng diễn đạt to lớn của ngôn ngữ dân tộc. Đánh giá về ngôn ngữ Truyện Kiều trong lời đầu sách Từ điển Truyện Kiều (1974), Giáo sư Đào Duy Anh viết: "Trong lịch sử ngôn ngữ và lịch sử văn học Việt Nam, nếu Nguyễn Trãi với Quốc âm thi tập là người đặt nền móng cho ngôn ngữ văn học dân tộc thì Nguyễn Du với Truyện Kiều là người đặt nền móng cho ngôn ngữ văn học hiện đại của nước ta...".

Soạn mới giáo án Ngữ văn 11 KNTT bài 6 văn bản 1: Tác giả Nguyễn Du

TẢI GIÁO ÁN WORD BẢN ĐẦY ĐỦ:

  • Font chữ: Time New Roman, trình bày rõ ràng, khoa học.
  • Giáo án tải về là giáo án bản word, dễ dàng chỉnh sửa nếu muốn
  • Tất cả các bài đều soạn đầy đủ nội dung và theo đúng mẫu ở trên

THỜI GIAN BÀN GIAO GIÁO ÁN:

  • Nhận đủ cả năm ngay và luôn

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Phí giáo án: 300k/kì - 350k/cả năm

=> Tặng kèm nhiều tài liệu tham khảo khi mua giáo án:

  • Đề thi 
  • Trắc nghiệm

CÁCH ĐẶT: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Từ khóa tìm kiếm: giáo án ngữ văn 11 kết nối mới, soạn giáo án ngữ văn 11 kết nối bài Tác giả Nguyễn Du, giáo án ngữ văn 11 kết nối

Soạn giáo án ngữ văn 11 kết nối tri thức


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com

Chat hỗ trợ
Chat ngay