Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…../…../…..
Ngày dạy:…./…../……
TIẾT: VIẾT: VIẾT VĂN BẢN NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TÁC PHẨM NGHỆ THUẬT
Năng lực đặc thù
Năng lực chung
Năng lực tự chủ và tự học; năng lực giao tiếp và hợp tác biểu hiện:
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV hướng dẫn HS thảo luận nhóm đôi: Theo em, cái khó của việc thưởng thức, đánh giá tác phẩm nghệ thuật là gì?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- Huy động tri thức nền, trải nghiệm cá nhân thực hiện yêu cầu được giao.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời 1 – 2 HS chia sẻ trước lớp.
- GV quan sát, hỗ trợ HS (nếu cần thiết)
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét đánh giá.
- Gợi mở:
Cái khó của việc thưởng thức, đánh giá tác phẩm nghệ thuật là cảm nhận được hết giái trị nội dung và hình thức của tác phẩm nghệ thuật đó. Một tác phẩm nghệ thuật là một miền đất rộng lớn mà mỗi người khi đặt chân đến lại được khơi gợi nên những niềm xúc cảm, suy tư khác nhau. Mỗi tác phẩm chân chính đều có giá trị khai thác gần như là bất tận, vượt ra cả chủ đích ban đầu của người sáng tác. Như vậy, nếu để khai thác hết mọi giá trị của nó là một việc rất khó. Nhưng điều đó sẽ chỉ đúng nếu đó là một tác phẩm nghệ thuật chân chính. Người thưởng thức, đánh giá cũng phải xác định mục đích cụ thể là thưởng thức vì nhu cầu giải trí hay nhu cầu thẩm mỹ để từ đó đưa ra cách nhìn nhận và đánh giá đúng đắn, không phiến diện. Thực chất có nhiều tác phẩm thỏa mãn nhu cầu giải trí có thể đồng thời thỏa mãn cả nhu cầu thẩm mỹ của khán giả.
- GV chốt kiến thức và dẫn dắt vào bài học: Để viết về một tác phẩm nghệ thuật, thách thức đầu tiên là phải am hiểu loại hình nghệ thuật của tác phẩm đó. Bạn hãy vận dụng những kiến thức nghệ thuật được học trong nhà trường, kết hợp với việc tự đọc và tìm hiểu thêm qua thực tế để có một tâm thế chủ động khi thâm nhập thế giới mà tác phẩm mở ra bằng “ngôn ngữ riêng của nó. Đánh giá nghệ thuật là công việc không hề dễ dàng, nhưng nghệ thuật luôn mở cánh cửa ra trước mọi người. Trong tiết học hôm nay, chúng ta cùng đi tìm hiểu cách Viết bài nghị luận về một tác phẩm nghệ thuật nhé!
Hoạt động 1: Tìm hiểu các bước làm bài văn thuyết minh
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu về kiểu bài nghị luận về một tác phẩm nghệ thuật. Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS theo dõi SGK và trả lời câu hỏi sau: ● Bài nghị luận về một tác phẩm nghệ thuật cần đảm bảo những yêu cầu nào? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ - HS thực hiện nhiệm vụ được giao - GV quan sát và hỗ trợ HS (nếu cần thiết) Bước 3: Trao đổi thảo luận, báo cáo sản phẩm - GV mời đại diện HS trình bày kết quả trước lớp - GV yêu cầu cả lớp lắng nghe và bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện - GV nhận xét về thái độ làm việc và kết quả học tập của hs - GV chốt kiến thức và dẫn dắt sang nhiệm vụ mới.
| I. Nghị luận về một tác phẩm nghệ thuật - Nêu được những thông tin khái quát về tác phẩm nghệ thuật sẽ bàn tới trong bài viết (tác giả, tên tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác, đánh giá của công chúng,..). - Xác định rõ nội dung và hệ thống luận điểm sẽ triển khai: miêu tả chung về tác phẩm bằng ngôn ngữ phù hợp với loại hình nghệ thuật của nó; phân tích tác phẩm trên cả hai phương diện nội dung và nghệ thuật; đánh giá tổng quát; gợi ý về cách tiếp cận phù hợp đối với tác phẩm. - Phối hợp linh hoạt giữa việc trình bày lí lẽ và nêu bằng chứng cụ thể. - Thể hiện được sự rung động trước tác phẩm và sự đồng cảm đối với tác giả. |
Hoạt động 2: Đọc và phân tích bài viết tham khảo
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 1: Phân tích bài viết tham khảo “Trê cóc” Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm nhỏ 4 – 6 HS, thực hiện yêu cầu: Dựa vào văn bản Về bức tranh Mưa thu.Pu-skin (Puskin) của họa sĩ V.E.Páp-cốp (V.E.Popkov) và thực hiện những yêu cầu sau: ● Những đặc điểm nào cho thấy bài viết là một văn bản nghị luận chứ không phải văn bản thông tin về một tác phẩm nghệ thuật? ● Nêu tính đặc thù của những bằng chứng được sử dụng trong bài viết. ● Để viết văn bản nghị luận về một tác phẩm nghệ thuật, người viết phải đảm bảo được những điều kiện gì? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thực hiện nhiệm vụ học tập - GV quan sát và hỗ trợ (nếu cần thiết) Bước 3: Báo cáo kết quả học tập và thảo luận - GV mời 2 - 3 học sinh mỗi nhóm trình trước lớp. - GV quan sát, hỗ trợ HS (nếu cần thiết) Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét đánh giá và chuẩn kiến thức GV. | I. Phân tích bài viết tham khảo Trê cóc 1. Đây là một văn bản nghị luận chứ không phải một văn bản thông tin về một tác phẩm nghệ thuật - Ở đây, sự khác biệt của văn bản nghị luận chủ yếu thể hiện ở các luận điểm đánh giá theo quan điểm riêng, góc nhìn riêng của người viết về tác phẩm. Dĩ nhiên, bài viết cũng cung cấp một số thông tin khách quan về tác phẩm, nhưng những thông tin này được sử dụng như là phương tiện, giúp người viết triển khai một cách hợp lí những phân tích, nhận xét, đánh giá về giá trị của đối tượng được đề cập. 2. Tính đặc thù của những bằng chứng được nêu trong bài viết - Tính đặc thù đó gắn liền với sự miêu tả” của người viết về các phương diện khách quan của tác phẩm (bố cục, màu sắc, hình khối, đường nét,...), khác với việc trích dẫn các câu văn, câu thơ khi ta viết một bài nghị luận văn học. 3. Để viết văn bản nghị luận về một tác phẩm nghệ thuật, người viết phải đảm bảo được những điều kiện - Cần có hiểu biết cơ bản về loại hình nghệ thuật mà tác phẩm đó thuộc về (bao gồm việc nắm được các thuật ngữ chuyên ngành ở mức độ nhất định). - Cần có hứng thú thật sự với tác phẩm trên cơ sở từng nghe, xem, thưởng lãm nó theo điều kiện thực tế cho phép. - Cần có một quan điểm đánh giá rõ ràng về tác phẩm với việc triển khai những lí lẽ xác đáng. |
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác