A. PHẦN ĐỌC HIỂU (5.0 điểm)
Cho ngữ liệu sau đọc và trả lời câu hỏi:
“Tuổi thơ tôi đã hằn sâu trong kí ức những ngọn núi trông xa lấp lánh như kim cương, lúc xanh mờ, khi xanh thẫm, lúc tím lơ, khi rực rỡ như núi ngọc màu xanh. Những năm tháng xa quê, dông tố cuộc đời tưởng chừng cuốn bay đi tất cả, nhưng trong tâm tư tôi những dòng sông quê mênh mông vẫn cuồn cuộn chảy, những dòng kinh biêng biếc vẫn lặng lờ trôi. Tôi yêu những cánh đồng bao la vàng rực ngày mùa, mù mù khói rạ, thơm vị mía lùi và trắng xóa sương mù sau Tết. Yêu cả tiếng chuông chùa ngân thăm thẳm canh khuya. Tôi yêu ánh nắng chiều tà trải màu vàng tái trên rẫy khoai mì, nghiêng nghiêng bên triền núi. Biết bao đêm trăn trở tôi viết bao trang về con rạch nhỏ cạn lờ chảy qua bến Miễu, cát vàng xâm xấp nước. Tôi yêu màu đá xám đen, tấm phên xác xơ che nắng cho người đập đá. Tôi nhớ ngọn cỏ phất phơ giữa đồng nước lớn, cây cà na trái nặng chùm chùm, cây gáo mồ côi, cây gáo đôi im lìm xa ngoài đồng bãi.”
(Đất quê hương – tuyển tập truyện kí Mai Văn Tạo, NXB Văn nghệ An Giang)
Câu 1 (1.0 điểm): Đoạn văn trên bày tỏ những tình cảm nào của tác giả? Những chi tiết hình ảnh nào giúp em biết được điều đó?
Câu 2 (1.0 điểm): Tìm một câu rút gọn trong đoạn văn và cho biết thành phần nào của câu được rút gọn?
Câu 3 (1.0 điểm): Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong các câu văn sau và nêu tác dụng: “Tôi yêu những cánh đồng bao la vàng rực ngày mùa, mù mù khói rạ, thơm vị mía lùi và trắng xóa sương mù sau Tết. Yêu cả tiếng chuông chùa ngân thăm thẳm canh khuya. Tôi yêu ánh nắng chiều tà trải màu vàng tái trên rẫy khoai mì, nghiêng nghiêng bên triền núi”
Câu 4 (2.0 điểm): Quê hương em hoặc nơi em sinh sống chắc hẳn cũng có những nét đẹp riêng. Hãy giới thiệu ngắn gọn về một vài địa danh món ăn hay những giá trị truyền thống tinh thần tốt đẹp đó tới mọi người? Em sẽ làm gì để giữ gìn và phát huy những giá trị vật chất tinh thần của quê hương?
B. PHẦN VIẾT (5.0 điểm)
Câu 1 (5.0 điểm) Phân tích bài thơ Qua đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan.
A. PHẦN ĐỌC HIỂU: (5.0 điểm)
Câu | Đáp án | Điểm |
Câu 1 |
| 1.0 điểm |
Câu 2 |
| 1.0 điểm |
Câu 3 | - Biện pháp tu từ: điệp ngữ “tôi yêu” hoặc “yêu” Tác dụng: Giúp chúng ta thấy rõ tình yêu quê hương sâu sắc, chân thành của tác giả. Qua đó người đọc cũng hiểu được yêu quyê hương là yêu những gì bình dại nhất, gần gũi, thân thuộc nhất của quê hương | 1.0 điểm |
Câu 4 | - HS giới thiệu về một cảnh đẹp nơi mình sinh sống đồng thời việc làm để giữ gìn phát huy những giá trị tinh thần, vật chất của quê hương. + Nâng niu trân trọng những nét đẹp đó + Giới thiệu quảng bá những hình anh của quê hương, địa phương mình với bạn bè trong nước và quốc tế + Tìm tòi sáng tạo những giá trị vật chất, tinh thần mang đậm bản sắc Việt Nam để lam giàu cho quê hương đất nước | 2.0 điểm |
B. PHẦN VIẾT: (5.0 điểm)
Đáp án | Điểm |
Câu 1:
Cấu trúc bài cần nêu được đặt vấn đề, giải quyết vấn đề và kết luận | 0.5 điểm |
Phân tích Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan Hướng dẫn chấm:
| 0.5 điểm |
HS có thể triển khai theo nhiều cách nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ lí lẽ và dẫn chứng. Dưới đây là một số gợi ý cần hướng tới:
+ Giới thiệu tác giả tác phẩm cũng như vấn đề cần phân tích
+ Hai câu đề: Cảnh vật thiên nhiên nơi Đèo Ngang
+ Hai câu thực: Cuộc sống con người nơi Đèo Ngang + Hai câu luận: Tâm trạng nhớ nhà của nhà thơ khi đứng trước Đèo Ngang + Hai câu kết: Nỗi cô đơn tột cùng của nhà thơ +Giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm Kết luận vấn đề. Hướng dẫn chấm: - Phân tích đầy đủ, sâu sắc, dẫn chứng phù hợp, thuyết phục: 3 điểm. - Phân tích chưa đầy đủ hoặc chưa sâu: 2 điểm – 2.75 điểm. - Phân tích chung chung, sơ sài: 0.5 - 1.0 điểm. | 3.0 điểm |
d. Chính tả, ngữ pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp. | 0.5 điểm |
e. Sáng tạo - Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. | 0.5 điểm |
CHỦ ĐỀ | MỨC ĐỘ | Tổng số câu |
Điểm số | ||||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | VD cao | ||||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | ||
Đọc hiểu văn bản |
|
| 0 | 1 |
|
|
|
| 0 | 1 | 1 |
Thực hành tiếng Việt | 0 | 1 |
|
|
|
| 0 | 1 | 0 | 2 | 2 |
Viết |
|
|
|
| 0 | 2 |
|
| 0 | 2 | 7 |
Tổng số câu TN/TL | 0 | 1 | 0 | 1 | 0 | 1 | 0 | 1 | 0 | 5 | 10 |
Điểm số | 0 | 1 | 0 | 1 | 0 | 7 | 0 | 1 | 0 | 10 | 10 |
Tổng số điểm | 1.0 điểm 10% | 1.0 điểm 10% | 7.0 điểm 70% | 1.0 điểm 10% | 10 điểm 100 % | 10 điểm |
MÔN: NGỮ VĂN 8 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Nội dung |
Mức độ |
Yêu cầu cần đạt | Số ý TL/ Số câu hỏi TN | Câu hỏi | ||
TL (số ý) | TN (số câu) | TL (số ý) | TN (số câu) | |||
ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN | 4 | 0 |
|
| ||
| Nhận biết
| - Nhận biết được phong cách ngôn ngữ phương thức biểu đạt. - Nhận biết được bố cục, những hình ảnh tiêu biểu, các yếu tố tự sự, miêu tả được sử dụng trong bài thơ | 1 | 0 |
| C2 |
Thông hiểu
|
| 1 | 0 |
| C1 | |
Vận dụng |
| 1 | 0 |
| C4 | |
| Vận dụng cao |
| 1 | 0 |
| C3 |
VIẾT | 1 | 0 |
|
| ||
| Vận dụng | Viết văn bản nghị luận phân tích đánh giá một tác phẩm truyện/thơ: *Nhận biết - Xác định được cấu trúc bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm thơ/truyện. - Xác định được kiểu bài phân tích, đánh giá một tác phẩm thơ/truyện; vấn đề nghị luận (chủ đề, những đặc sắc về hình thức nghệ thuật và tác dụng của chúng) - Giới thiệu tác giả, tác phẩm. *Thông hiểu - Những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm truyện/thơ - Lý giải được một số đặc điểm của thể loại qua tác phẩm - Phân tích cụ thể rõ ràng về tác phẩm thơ/truyện (chủ đề, những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật và tác dụng của chúng) với những cứ liệu sinh động. * Vận dụng - Vận dụng các kĩ năng dùng từ, viết câu các phép liên kết các phương thức biểu đạt các thao tác lập luận để phân tích, cảm nhận về nội dung, nghệ thuật của tác phẩm thơ/ truyện - Nhận xét về nội dung, nghệ thuật của tác phẩm thơ/truyện; vị trí, đóng góp của tác giả | 1 | 0 |
| C1 phần tự luận
|