Bài soạn lớp 10: Miêu tả và biểu cảm trong bài văn tự sự

Hướng dẫn soạn bài:Đấu tranh cho một thế giới hòa bình - Mác két - Trang 17 sgk ngữ văn 10 tập 1. Tất cả các câu hỏi trong bài học đều được trả lời rành mạch và dễ hiểu. Với cách soạn sau, các em học sinh sẽ nắm tốt nội dung bài học. Ngoài ra, nếu có câu hỏi nào, các em comment phía dưới để thầy cô giải đáp.

[toc:ul]

I. Miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự

1. Thế nào là miêu tả? Thế nào là biểu cảm?

  • Miêu tả là dùng ngôn ngữ (hay một phương tiện nghệ thuật khác) làm cho người nghe (người đọc, người xem) có thể thấy sự vật, hiện tượng, con người như đang hiện ra trước mắt.
  • Biểu cảm là bộc lộ những tình cảm, cảm xúc của bản thân trước sự vật, sự việc, hiện tượng con người trong đời sống.
  • Miêu tả và biểu cảm là hai yếu tố quan trọng trong văn bản tự sự. Nhờ những yếu tố mạnh đó mà câu chuyện trở nên sinh động, hấp dẫn và có sức truyền cảm mạnh mẽ. Muốn miêu tả và biểu cảm thành công người viết cần phải quan tâm tìm hiểu cuộc sống, con người và bản thân, đồng thời chú ý quan sát, liên tưởng, tưởng tượng và lắng nghe những lay động mà sự vật, xự việc khách quan gieo vào trong tâm trí của mình.

2. Miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự có gì giống và khác nhau đối với miêu tả và biểu cảm trong văn miêu tả và văn biểu cảm?

  • Giống nhau: Trong cả văn tự sự, văn biểu cảm hay văn miêu tả thì miêu tả và biểu cảm cùng miêu tả hay biểu đạt thái độ của người viết.
  • Khác nhau: 
    • Trong văn miêu tả, văn biểu cảm: Biểu cảm và miêu tả đóng vai trò là yếu tố chính để miêu tả một cách hấp dẫn, sinh động, và thể hiện những tình cảm cảm xúc thật sâu sắc, xúc động.
    • Còn trong văn tự sự thì miêu tả và biểu cảm chỉ đóng là yếu tố phụ nhưng là yếu tố không thể thiếu. Khi miêu tả trong văn tự sự thì miêu tả rõ ràng, chi tiết, cụ thể hơn để làm nổi lên diễn biến của một câu chuyện tự sự.

3. Căn cứ vào đâu để đánh giá hiệu quả của miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự   

  • Căn cứ để đánh giá hiệu quả của miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự là ở chỗ miêu tả và biểu cảm đã phục vụ đắc lực cho mục đích tự sự đến mức độ nào, nó làm cho bài văn tự sự giàu sức truyền cảm ra sao.

4. Đọc đoạn trích và giải thích vì sao đoạn trích này rất thành công trong việc sử dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm:
… Nếu có lần nằm ngoài trời suốt đêm, hẳn bạn thừa biết giữa lúc chúng ta đang ngủ có cả một thế giới huyền bí bừng dậy trong cảnh cô qunh và u tịch……

 (Theo A.Đô-đê, Những vì sao)

  • Đoạn trích là một đoạn trích của văn bản tự sự vì nó có:
    • Nhân vật: cố gái và chàng trai chăn cừu.
    • Sự việc: một đêm nằm ngắm sao trời, cùng nhau tâm sự của cô tiểu thư và chàng trai chăn cừu.
  • Các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong đoạn trích:
    • Miêu tả: cảnh cơ quạnh và u tịch,  Lúc ấy,…khe  khẽ,  “suối  reo  rõ  hơn,  đầm  ao nhen lên những đốm lửa nhỏ” … Miêu tả được sự yên tĩnh của cảnh vật nơi đây, nơi có bầu trời đầy sao, chỉ nhe thấy tiếng suối reo, cỏ mọc, nghe thấy tiếng kêu của loài côn trùng. Không gian chỉ có hai người: cô chủ và anh chàng chăn cừu.
    • Biểu cảm: “hẳn  bạn  thừa  biết”,  “tưởng đâu…”, “dường như…”,  thể hiện rõ được nỗi bang khuâng sao xuyến khi đứng trước một cô tiểu thư xinh đẹp như vậy, nhưng anh chàng chăn cừu vẫn giữ được mình.Anh cứ ngỡ cố gái đang ngồi cạnh anh chính là vì sao lung linh rơi xuống đây. 
  • Nhận xét về tác dụng của miêu tả và biểu cảm trong đoạn trích: Có thể nói, đây là một đoạn văn mà yếu tố miêu tả và biểu cảm đã đóng góp tích cực cho việc nâng cao hiệu quả tự sự. Hai yếu tố này chẳng những đã giúp chúng ta hình dung một cách sinh động về cảnh đêm sao thơ mộng mà còn có tác dụng thúc đẩy diễn biến của cốt truyện. Yếu tố miêu tả làm nền cho việc nảy sinh sự việc và từ đó mới có những rung động khẽ khàng, say sưa mà thanh khiết của chàng chăn cừu bên cô gái ngây thơ, xinh đẹp. Đêm sao thơ mộng cùng những rung động ngọt ngào làm cho đoạn văn trở nên hấp dẫn và lí thú hơn.

II. Quan sát, liên tưởng, tưởng tượng đối với việc miêu tả và biểu cảm trong bài văn tự sự

1. Chọn và điền từ thích hợp vào chỗ trống
a. Liên tưởng: Từ sự việc, hiện tượng nào đó mà nghĩ đến sự việc, hiện tượng có liên quan.
b. Quan sát: Xem xét để nhìn rõ, biết rõ sự vật hay hiện tượng.
c. Tưởng tượng: Tạo ra trong tâm trí hình ảnh của cái không hề có ở trước mắt, hoặc chưa hề gặp.
2. Để làm tốt việc miêu tả trong văn tự sự, người làm văn cần và chỉ cần quan sát đối tượng một cách kĩ càng mà không cần liên tưởng, tưởng tượng không? Vì sao? Tìm trong đoạn trích ở mục 1 những dẫn chứng để chứng minh cho quan điểm của mình.
Để miêu tả cho tốt, cho hay, chúng ta không thể "chỉ cần quan sát đối tượng một cách kĩ càng" mà còn phải phát huy tích cực khả năng tưởng tượng và liên tưởng nữa. 

  • Quan sát là khâu ta nhận biết, tiếp nhận đối tượng cần quan sát. Rồi đến khi liên tưởng trong tư duy của ta liên tưởng sự vật, hiện tượng đó với một hình ảnh hay sự việc có tính tương đồng.Khâu tưởng tưởng là khâu quan trọng nhất giúp ta đưa ra được sản phẩm cuối cùng, quyết định chất lượng của hoạt động miêu tả.
  •  Ví như, trong đoạn trích “Những vì sao”, để miêu tả được cảnh đêm sao của cô gái với chàng trai thì tác giả cần quan sát bằng mắt ( thị giác), tai (thính giác), bằng da thịt ( xúc giác): trong đêm, tiếng "suối reo nghe rõ hơn, đầm ao nhen lên những đốm lửa nhỏ. Hay hình ảnh "Cô gái nom như một chú mục đồng nhà trời, nơi có những đám cưới sao..." là sản phẩm của trí tưởng tượng. Và nếu không có sự liên tưởng phong phú thì không thể có được cảnh "cuộc hành trình trầm lặng, ngoan ngoãn" của ngàn sao gợi nghĩ đến "một đàn cừu lớn".

3. Để câu chuyện không có cảm giác khô khan, khiến người đọc cảm thấy chán nản, người kể chuyện cần kết hợp bộc lộ cảm xúc, tình cảm của nhân vật trong quá trinh tự sự. Song những cảm xúc, những rung động được nảy sinh từ đâu?
Chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy, tình cảm, cảm xúc của nhân vật "tôi" trong đoạn trích Những vì sao nảy sinh từ việc quan sát kĩ càng, chăm chú cảnh đêm. Một đêm sao huyền ảo và thơ mộng, hơn nữa vẻ đẹp hồn nhiên và ngây thơ của cô gái chắc chắn đã làm lay động trái tim giàu cảm xúc và dễ rung động của chàng trai. Và rõ ràng chính những tình ý ấy đã làm cho đoạn văn thêm mượt mà và hấp dẫn hơn. Cho nên, không thể nói để biểu cảm khi tự sự, chỉ tìm những cảm xúc, những rung động trong tâm hồn người kể.
 Cho nên, ý nêu ở mục d là không chính xác. Không thể nói để biểu cảm khi tự sự, chỉ tìm những cảm xúc, những rung động trong tâm hồn người kể.

Câu 1: Hãy nhận xét về vai trò của các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong:

a. Một đoạn trích tự sự đã học ở lớp 10.
b. Đoạn trích từ truyện ngắn Lẵng quả thông của nhà văn Pau-tốp-xki:
Một hôm Grigơ bắt gặp trong rừng một em bé có đôi bím tóc nhỏ xíu, con ông gác rừng. Em bé đang nhặt những quả thông bỏ vào trong lẵng.
Trời đang thu. Nếu như ta có thể lấy hết đồng và vàng trên trái đất đem đánh thành muôn vàn lá cây rất mực tinh xảo thì những chiếc lá đó cũng chỉ có thể làm thành một phần rất nhỏ bộ quần áo mà mùa thu đang trải trên những ngọn núi kia mà thôi. Vả lại, những chiếc lá nhân tạo nọ sẽ rất thô kệch nếu so với lá thật, nhất là những lá liễu hoàn diệp. Mọi người đều biết rằng chỉ cần một tiếng chim hót thôi cũng đã đủ làm chúng run rẩy.

Trả lời:

a. Nhận xét vai trò của yếu tố miêu tả và yếu tố tự sự trong đoạn văn được trích từ đoạn Ra-ma buộc tội sau.

 "Nghe những lời đó, Gia-na-ki mở tròn đôi mắt đẫm lệ. Thấy người đẹp khuôn mặt bông sen với những cuộn tóc lượn sóng đứng trước mặt mình, lòng Ra-ma đau như dao cắt. Nhưng vì sợ tai tiếng, chàng bèn nói với nàng, trước mắt những người khác : “…

  • ’’Yếu tố miêu tả có trong đoạn trích trên là : “Gia-na-ki mở tròn đôi mắt đẫm lệ’’ ; “người đẹp khuôn mặt bông sen với những cuộn tóc lượn sóng’’. Yếu tố biểu cảm sử dụng trong đoạn trích này đã làm nổi bật lên tâm trạng, tính cách của nhân vật.
  •  Chi tiết miêu tả Xi-ta cho ta thấy nàng rất đau đớn, đồng thời giúp người đọc hình dung được vẻ đẹp vô cùng thánh thiện của nàng. Yếu tố biểu cảm cho thấy tâm trạng khó xử của Ra-ma. Chàng phải đứng trên tư cách của một vị vua anh hùng, đồng thời là trên tư cách một người chồng, do đó phải lựa chọn một cách ứng xử phù hợp.

b. Trong đoạn văn trích từ truyện ngắn Lẵng quả thông của C. Pau-tôp-xki, người kể đã "kể chuyện" bằng quan sát, tưởng tượng và suy ngẫm. Để giúp người đọc hình dung rõ rệt hơn, cảm nhận thích thú hơn vẻ đẹp của mùa thu, nhà văn đã không miêu tả trực tiếp mà tưởng tượng "nếu như có thể lấy hết đồng và vàng trên trái đất đem đánh thành muôn vàn lá cây rất mực tinh xảo"; và suy ngẫm "những chiếc lá nhân tạo nọ sẽ rất thô kệch...".

 Những câu văn ấy cũng là nhấn mạnh vẻ đẹp tự nhiên của mùa thu nhưng yếu tố miêu tả và biểu cảm giúp người đọc cảm nhận một vẻ đẹp tinh tế của mùa thu.

Câu 2: Viết một bài văn tự sự có sử dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm...

Viết một bài văn tự sự có sử dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm kể về một chuyến đi đã đem lại cho anh/chị.

Trả lời:

Bài viết tham khảo

Sau những ngày học tập căng thẳng, nhóm bạn thân của chúng tôi quyết định có một buổi dã ngoại, rời xa thành phố để giải tỏa những căng thẳng đầu óc. Chúng tôi đã lựa chọn một địa điểm ngoại thành Hà Nội.

Không còn cảnh ồn ào, náo nhiệt phố phường hay những lúc bon chen tắc đường chật chội. Chúng tôi đi xe đạp, thong dong trên con đường đất đỏ. Hai bên đường có những rặng cây tỏa bóng che khuất ánh mặt trời, những tán lá xanh như đan quyện vào nhau che mát con đường. Phía xa xa là con suối nhỏ chảy từ trên vách núi xuống giống như một dải lụa đào mềm mại ai để quên bên rừng cây xanh thẳm.

Khi mặt trời đứng bóng, chúng tôi đã đến được địa điểm cắm trại. Mỗi người một tay, thoáng chốc căn lều nhỏ của chúng tôi đã được dựng. Những món ăn đơn giản chúng tôi chuẩn bị sẵn từ nhà được bày biện. Ai cũng hào hứng kể những câu chuyện, dự định sắp tới của mình. Thi thoảng là những câu chuyện cười, những tiếng châm chọc khiến chúng tôi cười liên tục.

Ăn uống xong, chúng tôi đi vòng ra con suối. Khi lại gần, tiếng nước chảy róc rách nghe thật vui tai. Thả đôi chân ngâm xuống dòng nước mát rượi, bao mệt mỏi và buồn phiền trong tôi như tan biến. Những chiếc là vàng chảy từ đầu nguồn như những con thuyền nhỏ trở đi bao ưu tư, bao ước mơ gửi gắm. Vang vọng quanh tôi là tiếng chim hót líu lo, như nói chuyện cùng nhau trong trưa hè nóng bức.

Đến buổi chiều chúng tôi ra cánh đồng cỏ cạnh đó, chụp những bức hình kỉ niệm. Cỏ xanh và mềm mại, những chú bò thong dong gặm cỏ bên triền đê. Tiếng trẻ con nô đùa gần đó, thả những cánh diều vút cao trong gió. Tiếng người lớn đi làm trở về, chia sẻ những câu chuyện sau một ngày lao động mệt nhọc. Những âm thanh gần gũi và bình dị về vùng quê đó đã để lại trong tôi những bồi hồi, xao xuyến.

Thời gian một ngày trôi qua thật nhanh, chúng tôi thu gọn đồ đạc và trở về nhà. Những buổi dã ngoại như vậy đã khiến tình bạn của chúng tôi thân thiết, gắn bó  hơn và giúp chúng tôi có thêm năng lượng để tiếp tục cho những ngày học hành sắp tới.

Tìm kiếm google:

Xem thêm các môn học

Bài soạn văn 10


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com