Soạn văn lớp 10: Tấm Cám

Truyện cổ tích Tấm Cám là truyện cổ tích quen thuộc và đặc trưng nhất cho cổ tích thần kì trong kho tàng của dân tộc. Mời các bạn tham khảo bài soạn chi tiết dưới đây.

[toc:ul]

I. Tìm hiểu chung

  • Truyện cổ tích được chia thành ba loại: cổ tích về loài vật, cổ tích thần kì, cổ tích sinh hoạt.
  • Truyện cổ tích thần kì có nội dung phong phú và chiến số lượng nhiều nhất. Đặc trưng của nó là sự tham gia của các yếu tố thần kì vào tiến trình pahst triển của câu chuyện (Tiên, Bụt, sự tiến hóa thần kì, những nhân vật có phép màu,...)
  • Truyện cổ tích thần kì thể hiện ước mơ cháy bỏng của nhân dân lao động về hạnh phúc gia đình, về lẽ công bằng trong xã hội, về phẩm chất và năng lực tuyệt vời của con người.
  • Truyện Tấm Cám thuộc loại truyện cổ tích thần kì và kiểu truyện này phổ biến ở nhiều dân tộc khác nhau trên thế giới.

Câu 1: Phân tích diễn biến của truyện để thấy mâu thuẫn giữa Tấm và mẹ con Cám đã diễn ra như thế nào (lưu ý các đoạn kể về cái yếm đỏ, con bống, thử giày, cái chết của Tấm, chim vàng anh, chiếc khung cửi)

Trả lời:

  • Diễn biến câu chuyện có thể chia làm hai phần:
    • Phần 1: Từ đầu đến lúc Tấm đi xem hội
    • Phẩn 2: Còn lại
  • Diễn biến cốt truyện đã phản ánh mâu thuẫn giữa Tấm và mẹ con Cám ngày càng tăng lên:
    • Từ những mâu thuẫn xoay quanh quyền lợi về vật chất, tinh thần trong cuộc sống hàng ngày (Tấm phải làm việc quần quật suốt ngày - Cám thì dong chơi; phần thưởng là cái yếm đỏ; người bạn là con cá bống; đi xem hội)
    • Mâu thuẫn phát triển thành những mâu thuẫn về địa vị và quyền lợi đẳng cấp (mâu thuẫn xã hội) biểu hiện qua cái chết và sự hóa thân nhiều lần của Tấm nên tính quyết liệt của nó hiện lên rõ hơn

=> Nhân vật trong truyện cũng có sự thay đổi và phát triển cho phù hợp với diễn biến cốt truyện: Trong khi mẹ con Cám ngày càng thủ đoạn, độc ác thì Tấm từ một con người bị động, chỉ biết cam chịu và trông chờ sự giúp đỡ của thế lực siêu nhiên, thần kì trở thành một người chủ động đấu tranh và giành lại hạnh phúc của mình qua các lần hóa thân.

Câu 2: Phân tích từng hình thức tiến hóa của Tấm. Quá trình biến hóa của Tấm nói lên ý nghĩa gì?

Trả lời:

  • Trong truyện, Tấm đã hóa thân 4 lần với mức độ tăng tiến sau mỗi lần hóa thân: chim vàng anh - hai cây xoan đào - khung cửi - quả thị. Cả bốn lần hóa thân của Tấm đều là sự vật. Nó phản ánh quan niệm của dân gian xưa: con người đồng nhất với vật. Sự hóa thân của Tấm cho thấy bản chất của nàng không hề thay đổi, cái thay đổi ở đây chính là sự chuyển biến trong ý thức đấu tranh của Tấm mà thôi:
    • Lần hóa thành chim vàng anh, khi thấy Cám giặt áo cho vua, liền bảo Cám: “Phơi áo chồng tao, phơi lao phơi sào, chớ phơi bờ rào, rách áo chồng tao”
    • Khi hóa thân thành khung cửi, lời lẽ của Tấm dữ dội, quyết liệt hơn rất nhiều: “Cót ca cót két/ Lấy tranh chồng chị/ Chị khoét mắt ra”
  • Sự hóa thân thần kì của Tấm đã khẳng định sức sống mãnh liệt, bền bỉ của Tấm. Sức sống ấy không thể bị tiêu diệt bởi bất cứ một thế lực nào. Kết thúc truyện chính là minh chứng cho điều đó: Tấm trở lại làm hoàng hậu, xinh đẹp hơn xưa, còn mẹ con Cám thì phải chịu một cái chết tàn khốc.

Câu 3: Anh (chị) suy nghĩ như thế nào về hành động trả thù của Tấm đối với mẹ con Cám?

  • Hành động trả thù của Tấm đối với mẹ con Cám là một hành động tất yếu. Bởi lẽ sau một chuỗi những bất công và âm mưu hãm hại độc ác của mẹ con Cám, Tấm đã bị bức chết, hóa thân rất nhiều lần., phải chịu một cuộc sống khổ đau, không công bằng thì sự vươn dậy, chủ động đấu tranh giành lại hạnh phúc đích thực cho mình của Tấm là điều hoàn toàn dễ hiểu. Cách thức Tấm giết mẹ con Cám ở đây không chỉ đơn thuần là hành động trả thù (khiến cho người đọc cảm thấy hả hê, thỏa mãn) mà còn là vấn đề sinh tồn để bảo vệ tính mạng và hạnh phúc của chính bản thân mình.
  • Hành động của Tấm kết thúc câu chuyện cổ tích Tấm Cám một cách có hậu theo quan niệm của dân gian. Vì dù thế nào thì nhân dân vẫn tin tưởng tuyệt đối vào luật nhân quả, ở hiền thì sẽ gặp lành, ác giả thì ác báo.

Câu 4: Bản chất của mâu thuẫn và xung đột trong truyện (Tấm và mẹ con Cám đại diện cho các lực lượng đối lập nào, trong gia đình hay ngoài xã hội)?

Trả lời:

  • Mâu thuẫn và xung đột trong truyện cổ tích này trước hết là mâu thuẫn và xung đột trong gia đình phụ quyền thời cổ đại (mâu thuẫn dì ghẻ mâu thuẫn con chồng). Nguyên nhân bắt nguồn từ việc kế thừa tài sản và hưởng những quyền lợi vật chất của các thành viên (con cái) trong gia đình.
  • Truyện cũng thấp thoáng xuất hiện những mâu thuẫn xã hội (về quyền lợi và địa vị) nhưng không phải là chủ đạo.

=> Ý nghĩa chung nhất của tác phẩm toát lên từ mâu thuẫn giữa cái thiện và cái ác. Đó là cuộc đấu tranh giữa người lương thiện và những kẻ bất lương.

II. Luyện tập: Căn cứ vào định nghĩa tuyện cổ tích ở bài Khái quát văn học dân gian Việt Nam và mục Tiểu dẫn cả bài này, hãy tìm trong Tấm Cám  những dẫn chứng để phân tích, làm rõ các đặc trưng của truyện cổ tích thần kì.

Trả lời:

Khái niệm và đặc điểm truyện cổ tích

  • Khái niệm: Truyện cổ tích là tác phẩm tự sự dân gian mà cốt truyện và hình tượng được hư cấu có chủ định, kể về số phận con người bình thường trong xã hội, thể hiện tinh thần nhân đạo và lạc quan của nhân dân lao động.
  • Đặc điểm
    • Chia làm ba loại: cổ tích về loài vật, cổ tích thần kì, cổ tích sinh hoạt. Cổ tích thần kì có nội dung phong phú và chiếm số lượng nhiều nhất.
    • Đặc trưng quan trọng của cổ tích thần kì là sự tham gia của các yếu tố thần kì vào tiến trình phát triển của câu chuyện (tiên, Bụt, sự biến hóa thần kì, những nhân vật có phép màu,...)
    • Thể hiện mơ ước cháy bỏng của nhân dân lao động về hạnh phúc gia đình, về lẽ công bằng trong xã hội, về phẩm chất và năng lực tuyệt vời của con người.

Tấm Cám là truyện cổ tích thần kì nên sẽ mang những đặc trưng của loại này

  • Tấm Cám là truyện cổ tích vì nhân vật, cốt truyện hoàn toàn hư cấu và được hư cấu có chủ đích, kể về cuộc đời, số phận của Tấm - một người bình thường trong xã hội xưa, thể hiện được tinh thần nhân đạo và sự lạc quan của nhân dân lao động.
  • Tấm Cám là truyện cổ tích thần kì:
    • Truyện có sự tham gia của các yếu tố thần kì vào tiến trình phát triển của câu chuyện: Tấm nhận được sự giúp đỡ của ông Bụt trong những lần bị băt nạt, ức hiếp (phần thưởng là con cá bống, quần áo đẹp đi chơi hội) và sự biến hóa thần kì của Tấm sau mỗi lần bị mẹ con Cám hại chết (từ con chim vàng anh -> hai cây xoan đào -> khung cửi -> cây thị -> quả thị -> Tấm của ngày xưa)
    • Thể hiện ước mơ cháy bỏng cuả nhân dân lao động về hạnh phúc gia đình (Tấm đấu tranh để giành lại hạnh phúc cho bản thân), về lẽ công bằng trong xã hội (Tấm chịu bao nhiêu vất vả, gian nan cuối cùng cũng trở thành hoàng hậu được sống hạnh phúc bên vua còn mẹ con Cám làm việc ác thì phải chịu sự trừng trị và cái chết là điều không thể tránh khỏi), về phẩm chất và năng lực tuyệt vời của con người.
Tìm kiếm google:

Nội dung khác trong bài

Xem thêm các môn học

Bài soạn văn 10


Copyright @2024 - Designed by baivan.net