Bài soạn lớp 10: Khái quát văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX

Hướng dẫn soạn bài: Khái quát văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX - Trang 104 sgk ngữ văn 10 tập 1. Tất cả các câu hỏi trong bài học đều được trả lời rành mạch và dễ hiểu. Với cách soạn sau, các em học sinh sẽ nắm tốt nội dung bài học. Ngoài ra, nếu có câu hỏi nào, các em comment phía dưới để thầy cô giải đáp.

[toc:ul]

1. Các thành phần của văn học từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX

  • Văn học chữ Hán: Bao gồm các sáng tác chữ Hán của người Việt
  • Văn học chữ Nôm: ra đời muộn hơn văn học chữ Hán  (khoảng cuối thế kỉ XIII mới xuất hiện)

2. Các giai đoạn phát triển của văn học

  • Các giai đoạn văn học từ thế kỉ X – thế kỉ XIV, từ thế kỉ XV – hết thế kỉ XVII, t­ư duy nghệ thuật chịu sự chi phối mạnh mẽ của quan niệm : văn dĩ tải đạo, thi dĩ ngôn chí. Cảm hứng chủ đạo của văn học là cảm hứng yêu nư­ớc. Thể loại văn học chủ yếu tiếp thu từ Trung Quốc (từ thế kỉ XV mới có những sáng tác bằng chữ Nôm tiêu biểu và có giá trị).
  • Hai giai đoạn sau, từ thế kỉ XVIII – nửa đầu thế kỉ XIX và giai đoạn nửa sau thế kỉ XIX, t­ư duy nghệ thuật đã có sự phân biệt văn với sử, triết. Văn học gắn với hiện thực cuộc sống nhiều hơn. Cảm hứng chủ đạo là cảm hứng nhân văn, cảm hứng về con người. Các thể loại văn học dân tộc và văn học chữ Nôm đều phát triển vư­ợt bậc và có những thành tựu lớn.

3. Đặc điểm về nội dung

  • Chủ nghĩa yêu nước
  • chủ nghĩa nhân đạo
  • cảm hứng thế sự 

4. Đặc điểm về nghệ thuật

  • Tính quy phạm và sự phá vỡ tính quy phạm
  • khuynh hướng trang nhã và xu hướng bình dị
  • tiếp thu và dân tộc hoá tinh hoa văn học nước ngoài 

Câu 1: Nêu những điểm chung và điểm riêng của hai thành phần văn học chữ hán và văn học chữ Nôm.

Trả lời:

  • Điểm chung:
    •  Đều là sáng tác của người Việt.
    • Phát triển trên cơ sở văn tự của người Hán.
    • Đều tích cực phản ánh những vấn đề trong đời sống xã hội, tâm tư, tình cảm của con người thời trung đại.
    •  Đều để lại những thành tựu xuất sắc, có các tác phẩm đạt tới đỉnh cao nghệ thuật của thể loại đó.
  • Điểm riêng:
    • Văn học chữ Hán:
      • Gồm nhiều thể loại phong phú: chiếu, biểu, hịch, cáo, truyện truyền kì, kí sự, tiểu thuyết, chương hồi, phú, thơ cổ phong, thơ đường luật.
      • Là bộ phận có địa vị thống trị, được các triều đại phong kiến coi trọng.
  • Văn học chữ Nôm:
    • Ra đời muộn hơn (khoảng cuối thế kỉ XIII)
    • Chủ yếu là thơ, bao gồm truyện thơ (theo thể lục bát), ngâm khúc ( theo thể song thất lục bát), thơ Nôm, thơ Đường luật, thơ Đường luật thất ngôn xen lục ngôn, hát nói…
    • Là bộ phận không được giai cấp thống trị coi trọng nhưng có vị trí đặc biệt trong nền văn học dân tộc và trong đời sống của nhân dân.

Câu 2: Dựa vào kiến thức được trình bày trong mục II, lập bảng tổng kết về tình hình...

Dựa vào kiến thức được trình bày trong mục II, lập bảng tổng kết về tình hình phát triển của văn học Việt Nam thời trung đại theo mẫu sau:

Trả lời:

Câu 3: Nêu một số tác phẩm văn học đã học trong chương trình THCS để làm sáng tỏ...

Nêu một số tác phẩm văn học đã học trong chương trình THCS để làm sáng tỏ những đặc điểm lớn về nội dung của văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX.

Trả lời:

1. Nội dung yêu nước với âm hưởng hào hùng:

  • Chủ nghĩa yêu nước là nội dung lớn, xuyên suốt quá trình tồn tại và phát triển của văn học trung đại Việt Nam.
  • Chủ nghĩa yêu nước gắn liền với tư tưởng trung quân ái quốc, không tách rời truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam. Chủ nghĩa yêu nước thể hiện qua những phương diện: ý thức độc lập tự chủ, tự cường, tự hào dân tộc
  • Những tác phẩm đã học:
    • Nam quốc sơn hà
    • Tụng giá hoàn kinh sư
    • Thiên đô chiếu
    • Bình Ngô đại cáo

2. Nội dung chủ nghĩa nhân đạo

  • Thể hiện ở lòng thương người; lên áo, tố cáo những thế lực tàn bạo chà đạp con người; khẳng định đề cao con người về các mặt phẩm chất, tài năng, những khát vọng chân chính như quyền sống, quyền hạnh phúc, tự do, khát vọng công lí, chính nghĩa; đề cao những quan hệ đạo đức, đạo lí tốt đẹp giữa con người với con người.
  • Các tác phẩm đã học:
    • Chuyện người con gái Nam Xương (trích Truyền kì mạn lục).
    • Truyện Kiều
    •  Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga (trích Lục Vân Tiên).

3. Cảm hứng thể sự: phản ánh, phê phán hiện thực xã hội phong kiến

  • Các tác phẩm đã học:
    • Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh (trích Vũ trung tùy bút).
    •  Hoàng Lê nhất thống chí – Hồi thứ mười bốn.

Câu 4: Văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX có những đặc điểm lớn nào về nghệ thuật?...

Văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX có những đặc điểm lớn nào về nghệ thuật? Từ đó hãy chỉ ra cách đọc văn học trung đại có điểm gì khác với cách đọc văn học hiện đại.

Trả lời:

Về nghệ thuật, văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX có những đặc điểm lớn như:

  • Tính quy phạm và sự phá vỡ tính quy phạm:
    • Tính quy phạm thể hiện ở quan điểm văn học: coi trọng mục đích giáo huấn “thi dĩ ngôn chí”,”văn dĩ tải đạo”; ở tư duy nghệ thuật; ở thể loại văn học, ở cách sử dụng thi liệu ==> văn học thiên về ước lệ tượng trưng.
    • Một mặt văn học trung đại pháp vỡ tính quy phạm, phát huy cá tính sáng tạo trong cả nội dung và hình thức biểu hiện.
  • Khuynh hướng trang nhã và xu hướng bình dị
    • Tính trang nhã thể hiện ở đề tài, chủ đề; ở hình tượng nghệ thuật; ngôn ngữ nghệ thuật
    • Đồng thời văn học ngày càng có xu hướng gắn bó với hiện thực đã đưa văn học từ phong cách trang trọng, tao nhã gắn với đời sống hiện thực, tự nhiên và bình dị.
  • Tiếp thu và dân tộc hoá tinh hoa văn học nước ngoài, chủ yếu từ văn học Trung Quốc. Về ngôn ngữ thì dùng chữ Hán để sáng tác, về thể loại thì tiếp thu các thể cổ phong, thể đường luật, hịch, cáo, chiếu, biểu, tiểu thuyết chương hồi…
    • Quá trình dân tộc hóa hình thức văn học đã sáng tạo ra chữ Nôm trên cơ sở những thành tố chữ Hán để ghi âm, biểu đạt nghĩa tiếng Việt; Việt hóa thể thơ Đường luật thành thơ Nôm đường luật; sáng tạo các thể thơ dân tộc như lục bát, song thất lục bát, các thể ngâm khúc, truyện thơ, hát nói…
  • Do những đặc điểm về nghệ thuật đó mà cách đọc văn học trung đại khác với cách đọc văn học hiện đại. Khi đọc văn học trung đại cần nắm được các điển tích, điển cố, hệ thống thi liệu mang tính quy phạm để hiểu sâu sắc tác phẩm. Lối diễn đạt của văn học trung đại thường mang tính ước lệ tượng trưng, lời ít ý nhiều, do đó không thể đọc văn học trung đại một cách dễ dãi, qua loa mà phải nghiềm ngẫm để hiểu thấu đáo tác phẩm. Cũng nên biết vắn tắt đôi điểm về chế độ phong kiến nước ta, đặc biệt là cấu trúc ý thức xã hội, hệ tư tưởng phong kiến để lĩnh hội tác phẩm văn học trung đại được tốt.
Tìm kiếm google:

Xem thêm các môn học

Bài soạn văn 10


Copyright @2024 - Designed by baivan.net