Soạn văn lớp 10: Ra-ma buộc tội (Trích Ra-ma-ya-na - Sử thi Ấn Độ)

Đoạn trích Ra-ma buộc tội đã khắc họa hình ảnh người anh hùng sử thi Ra-ma và người vợ lí tưởng Xi-ta - chung thủy, đức hạnh, của xã hội xưa. Mời các bạn tham khảo bài soạn!

[toc:ul]

I. Tìm hiểu chung

  • Ra-ma-ya-na và Ma-ha-bha-ra-ta là hai sử thi Ấn Độ nổi tiếng, có ảnh hưởng sâu rộng, lâu bền trong văn hóa và văn học của nhiều nước Đông Nam Á.
  • Ra-ma-ya-na được hình thành vào khoảng thế kỉ IV - III trước Công nguyên, được trai chuốt bởi nhiều thế hệ và hoàn thiện bởi đạo sĩ Van-mi-ki với 24000 câu thơ đôi (một câu thơ đôi gồm hai dòng thơ)
  • Tóm tắt: SGK
  • Nội dung của sử thi Ra-ma-ya-na:
    • Ngợi ca chiến công và đề cao đạo đức của hoàng tử Ra-ma, ca ngợi mối tình thủy chung của nàng Xi-ta.
    • Phản ánh sự phát triển của xã hội người Arian.
    • Nêu bật được khát vọng chiến thắng cái ác, đem lại nguồn an ủi cho quần chúng nhân dân bị áp bức.

=> Van-mi-ki đã nói: “Chừng nào sông chưa cạn, đá chưa mòn thì anh hùng ca Ra-ma-ya-na còn làm sau mê lòng người và giải thoát họ khỏi vòng tội lỗi”

Câu 1: Sau chiến thắng, Ra-ma và Xi-ta gặp lại nhau trước sự chứng kiến của “mọi người”

a) Công chúng đó bao gồm những ai?

A. Anh em, bạn hữu của Ra-ma

B. Đội quân của loài khỉ Va-na-ra

C. Quan quân, dân chúng của loài quỷ Rắc-sa-xa

D. Tất cả những đối tượng trên

b) Hoàn cảnh ấy có tác động như thế nào đến tâm trạng, ngôn ngữ đối thoại của Ra-ma, Xi-ta (Phân tích những câu cho thấy ý thức của Ra-ma, Xi-ta về tình thế “trước mặt những người khác”, “trước mặt đông đủ mọi người”,...)

Trả lời:

a) Công chúng gồm: Anh em, bạn hữu của Ra-ma; Đội quân của loài khỉ Va-na-ra, Quan quân, dân chúng của loài quỷ Rắc-sa-xa

=> Đáp án đúng là D

b) Sau chiến thắng, Ra-ma và Xi-ta đã gặp lại nhau trước sự chứng kiến của “mọi người” và điều ấy đã tác động rất lớn tới tâm trạng, suy nghĩ và hành động của cả hai.

  • Hành động, lời nói và suy nghĩ của Ra-ma cùng Xi-ta:
    • Trước đông đảo mọi người, Ra-ma đã chiến thắng và chàng cũng thẳng thắn tuyên bố ruồng bỏ Xi-ta, buộc cho nàng tội không còn trong trăng và trinh tiết, danh dự của nàng đã bị vấy bẩn vì nàng đã sống quá lâu trong nhà một người lạ mà kẻ đó lại là Ra-va-na - vua quỷ của Rắc-sa-xa.

=> Lời nói, hành động của Ra-ma có sự đối lập với suy nghĩ thực của chàng. Bởi khi nói những lời ấy trước mặt mọi người, Xi-ta đôi mắt đã đẫm lệ và Ra-ma “thấy người đẹp khuôn mặt bông sen với những cuộn tóc lượn sóng đứng tước mặt mình, lòng Ra-ma đau như dao cắt”

    • Còn Xi-ta, khi bị Ra-ma, người chồng yêu quý và một lòng nàng luôn chung thủy, buộc tội, nàng đã thanh minh, giải thích không chỉ với người chồng mà còn hướng vào cộng đồng, để mọi người có thể hiểu được tấm lòng của nàng: Hồi chàng pahsi Ha-nu-ma tới dò tin tức về thiếp, cớ sao chàng không gửi cho thiếp lời nhắn nhủ chàng từ bỏ thiếp? Nếu thế thì thiếp đã kết liễu đời mình ngay trước mặt chàng Va-na-ra đó rồi. mà sự thể đã như vậy thì chàng chẳng cần phải mạo hiểm để có thể nguy hại đến thân mình và các bạn hữu của chàng đã khỏi phải chịu đựng những phiền muộn, đau khổ. Hỡi Đức vua! Như một người thấp hèn bị cơn giận giày vò, Người đang nghĩ về thiếp như một phụ nữ tầm thường!
  • Lí giải hành động, suy nghĩ và sự tác động của hoàn cảnh:
    • Sử thi là tác phẩm tự sự dân gian viết về những người anh hùng của cộng đồng, mang những phẩm chất, bản tính của cộng đồng ấy. Hay nói cách khác đó là kết tinh, hình mẫu con người trong cộng đồng. Ra-ma, Xi-ta chính là những hình mẫu trong xã hội Arian lúc bấy giờ nên họ buộc lòng phải làm thế.
    • Ra-ma vừa là một người chồng, vừa là đức vua của một nước, vừa là một người anh hùng với những phẩm chất, sức mạnh phi phàm. Chính vì thế, khi đứng trước mặt mọi người, dù rất đau lòng khi thấy vợ mình rơi lệ nhưng chàng vẫn phải giữu tròn bổn phận của một đức vua anh hùng.
    • Xi-ta cũng giống như thế, nàng không phải là một người phụ nữ tầm thường mà là vợ của Ra-ma, là hoàng hậu của một nước. Vì thế, lời nói của nàng không chỉ nói với Ra-ma, chồng mình, mà còn hướng vào cộng đồng, để mọi người hiểu được tấm lòng, phẩm chất của nàng.

Câu 2: Theo lời tuyên bố của Ra-ma:

a) Chàng giao tranh với quỷ Ra-va-na, tiêu diệt hắn để giải cứu Xi-ta vì động cơ gì?

A. Danh dự người hùng bị xúc phạm khi Ra-va-na dám cướp vợ của chàng.

B. Tình yêu thương của người chồng đối với vợ, khát khao đoàn tụ vợ chồng.

C. Cả hai lí do trên

b) Chàng ruồng bỏ Xi-ta vì lí do gì?

A. Danh dự không cho phép người anh hùng chấp nhận một người vợ đã chung chạ với kẻ khác.

B. Sự ghen tuông của người chồng không chấp nhận một người vợ đã chung chạ với kẻ khác.

C. Cả hai lí do trên.

c) Phân tích những từ ngữ lặp đi lặp lại nhiều lần trong lời nói của Ra-ma cho thấy ý chí và tâm trạng của chàng.

d) Phân tích thái độ của Ra-ma khi Xi-ta bước lên giàn lửa.

Trả lời:

a) Theo lời tuyên bố của Ra-ma trước mặt tất cả mọi người, chàng giao tranh với quỷ Ra-va-na, tiêu diệt hắn để giải cứu Xi-ta vì Ra-va-na đã cướp vợ của Ra-ma khi chàng đi vắng, danh dự của người hùng bị xúc phạm. Và chàng đã giết Ra-va-na, bảo vệ danh dự của mình, chứng tỏ sức mạnh và trí tuệ của chàng.

=> Đáp án đúng là A.

b) Cũng trong lời tuyên bố của Ra-ma, chàng ruồng bỏ Xi-ta vì danh dự không cho phép người anh hùng chấp nhận một người vợ đã chung chạ với kẻ khác. Lời nói của Ra-ma mạnh mẽ, dứt khoát như một mũi gươm đâm vào tim Xi-ta: Người đã sinh trưởng trong một gia đình cao quý có thể nào lại lấy về một người vợ từng sống trong nhà kẻ khác, đơn giản chỉ vì mụ ta là một vật để yêu thương?

Thế nhưng, ta cũng không thể phủ nhận, Ra-ma ruồng bỏ Xi-ta vì trong lòng chàng tồn tại sự ghen tuông của người chồng. Vì không một người đàn ông nào có thể chấp nhận việc người vợ mình yêu thương, chung sống từng chung chạ với một kẻ khác.

=> Dù nhìn nhận thế nào ta cũng thấy Ra-ma hành động bằng lí trí bởi chàng phải là hình mẫu đạo đức cho dân chúng noi theo; chàng phải hi sinh tình cảm cá nhân vì tư tưởng của cộng đồng.

=> Đáp án đúng là C.

c) Lời nói của Ra-ma có một lớp từ ngữ được lặp đi lặp lại nhiều lần. Gần như trong mỗi câu nói của chàng đều xuất hiện một từ ngữ thuộc lớp từ ngữ ấy. Đó là lớp từ ngữ về tài năng và danh dự của một con người, đặc biệt là người anh hùng.

Những từ ngữ được nhắc lại và nhấn mạnh nhiều lần: nhân phẩm, tiếng tăm, uy tín, gia đình cao quý, dòng họ lừng lẫy, trả thù, sự lăng nhục, danh dự,...

=> Điều này cho thấy bất kì hành động nào của Ra-ma cũng xuất phát từ suy nghĩ danh dự, nhân phẩm của chàng, của gia đình, dòng họ, cộng đồng của chàng. Đó là hình mẫu lí tưởng của xã hội đương thời, của người anh hùng sử thi đại diện cho phẩm chất, số phận của cộng đồng,

d) Sau khi Ra-ma buộc tội và tuyên bố ruồng bỏ Xi-ta, nàng đã quyết định bước lên giàn lửa để quyên sinh. Khi ấy, chính Ra-ma cũng đang bước chân vào một thử thách dữ dội giống như đối mặt với vua quỷ Ra-va-na. Chàng không ngờ rằng Xi-ta vợ chàng lại có hành động dữ dội và quyết liệt đến thế. Ra-ma khi ấy không ai trong đám bạn hữu dám nói gì với Ra-ma, hoặc nhìn vào chàng; lúc đó nom chàng khủng khiếp như thần chết vậy.

=> Điều này chứng tỏ, Ra-ma rất coi trọng danh dự của mình và gia đình, là một người anh hùng, một vị vua mẫu mực, song đối với chàng người vợ cũng rất quan trọng.

Câu 3: Trong lời đáp của mình, Xi-ta đã nhận mạnh như thế nào về:

- Sự khác biệt giữa tư cách, đức hạnh của nàng và loại phụ nữ tầm thường, thấp kém?

- Sự khác biệt giữa điều tùy thuộc vào số mệnh của nàng, vào quyền lực kẻ khác (“cái thân thiếp đây”) và điều trong vòng kiểm soát của nàng (“trái tim thiếp đây”)?

Từ vai trò của thần A-nhi trong văn hóa Ấn Độ, có thể hiểu như thế nào về quyết định bước lên giàn lửa và những lời cầu khấn thần A-nhi của nàng Xi-ta?

Trả lời:

  • Trước hết, Xi-ta khẳng định tư cách và đức hạnh của nàng không thể so sánh với hạng phụ nữ thấp kém tầm thường được. Nàng là con của thần Đất Mẹ và những phụ nữ tầm thường dễ dàng thay lòng đổi dạ nhưng nàng là người vợ từng từ bỏ cung điện theo chồng vào rừng, chia sẻ mọi gian nan, cay đắng cùng chồng
  • Lí do thứ hai còn thuyết phục hơn nữa. Việc nàng bị bắt cóc, việc quỷ Ra-va-na động chạm vào thân thể nàng khi nàng ngất đi và đưa nàng về đảo Lan-ka là điều ngoài ý muốn của nàng, là do số mệnh nàng như thế. Còn trái tim, tình yêu của nàng, những gì nằm trong vòng kiểm soát của nàng thì điều thuộc về Ra-ma.
  • Không thuyết phục được chồng, cuối cùng, Xi-ta đã chọn một hành động quyết liệt hơn: bước lên giàn lửa. Nàng cầu khấn thần Lửa A-nhi làm chứng cho sự trong trắng của mình và bước vào lửa, bởi chỉ có thần Lửa mới có thể chứng minh phẩm tiết thủy chung của nàng. Qua đó khẳng định tấm lòng thủy chung và trong trắng của nàng.

Câu 4: Phân tích thái độ của công chúng và nêu cảm nghĩ của anh (chị) trước cảnh Xi-ta bước vào lửa?

Trả lời:

Có thể nói cảnh Xi-ta nạp mình cho lửa là một cảnh đầy kịch tính, vừa hào hùng và vừa rất bi thương. Chính vì vậy nó khiến cho quan quân và dân chúng của cả hai bên cũng như anh em bạn hữu vô cùng xúc động: Thấy nàng như vậy, như một thiên thần bị đuổi khỏi trời do một thần chú nguyền rủa, các phụ nữ bật ra tiếng kêu khóc thảm thương. Cả loài Rắc-sa-xa lẫn loài Va-na-ra cùng kêu khóc vang trời trước cảnh tượng đó.

=> Cảnh Xi-ta bước lên giàn lửa đúng là biểu tượng tập trung nhất cho hình mẫu người phụ nữ lí tưởng của ấn Độ thời cổ đại.

II. Luyện tập: SGK

Tìm kiếm google:

Xem thêm các môn học

Bài soạn văn 10


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com