Bài soạn lớp 10: Tỏ lòng

Hướng dẫn soạn bài: Tỏ lòng - Trang 115 sgk ngữ văn 10 tập 1. Tất cả các câu hỏi trong bài học đều được trả lời rành mạch và dễ hiểu. Với cách soạn sau, các em học sinh sẽ nắm tốt nội dung bài học. Ngoài ra, nếu có câu hỏi nào, các em comment phía dưới để thầy cô giải đáp.

[toc:ul]

Tìm hiểu chung tác phẩm

Tác giả:

  • Phạm Ngũ Lão (1255 - 1320), thời nhà Trần, Phạm Ngũ Lão (1255 - 1320), thời nhà Trần Xuất thân từ tầng lớp
  • Có công lớn trong   kháng chiến chống giặc Mông – Nguyên.
  • Được thăng tới chức Điện súy Thượng tướng quân, tước Quan nội hầu. bình dân; là người có tài, có tâm, tận trung với vua với nước.
  • Là tướng võ nhưng thích đọc sách, ngâm thơ và sáng tác thơ văn.
  • Lúc ông qua đời, vua Trần Minh Tông ra lệnh nghỉ chầu năm ngày để tỏ lòng tưởng nhớ

Tác phẩm:

  • Hoàn cảnh sáng tác: năm 1284, thời nhà Trần
  • Nhan đề: Tỏ lòng (Thuật hoài) -  bày tỏ khát vọng và hoài bão trong lòng.

  • Đề tài: Thơ tỏ chí - chí làm trai với lí tưởng trung quân ái quốc

  • Nội  dung: Tỏ lòng là bài thơ Đường luật ngắn gọn, đạt tói trình độ súc tích cao, khắc họa được vẻ đẹp của con người có sức mạnh, có lí tượng, nhân cách cao cả cùng khí thế hào hùng của thời đại.

Câu 1: Chỉ ra điểm khác nhau giữa câu thơ đầu trong nguyên tác chữ Hán (qua phần dịch nghĩa)...

Chỉ ra điểm khác nhau giữa câu thơ đầu trong nguyên tác chữ Hán (qua phần dịch nghĩa) với câu thơ dịch. Có gì đáng lưu ý về không gian, thời gian trong đó con người xuất hiện? Con người ở đây mang tư thế, dáng vóc như thế nào?

Trả lời:

So với cách sử dụng của từ" hoành sóc", từ "múa giáo" chưa thể hiện được âm hưởng hào hùng trong nguyên tác. Từ "hoành sóc" là tư thế hiên ngang cầm ngang ngọn giáo đối mặt với kẻ thù bảo vệ đất nước. Con người ở đây bao được bao trùm trong không gian rộng lớn của non sông, giang sơn, đất nước, mang tầm vóc vũ trụ. Chính không gian ấy mở ra khoảng thời gian trải dài vô tận "kháp kỉ thu". Hình ảnh con người trở lên kì vĩ đến lạ thường. Trong khí đó ở bản dịch thơ hình ảnh người cầm gaiso múa chưa toát hết lên được tư thế hào hùng, mạnh mẽ ở con người.

Câu 2: Anh chị cảm nhận như thế nào về sức mạnh của quân dân nhà Trần...

Anh chị cảm nhận như thế nào về sức mạnh của quân dân nhà Trần qua câu thơ “Ba quân khí mạnh nuốt trôi trâu"?

Trả lời:

Hình ảnh " Ba quân khí mạnh nuốt trôi trâu" có rất nhiều cách hiểu.Theo SGK, " ba quân" là quân đội ngày xưa ,chia lính thành ba đội gồm tiền quân, trung quân, hậu quân. Ngoài ra chúng ta ở đây có thể hiểu hình ảnh " ba quân" chỉ quân đội hùng mạnh nhà Trần, tượng trưng cho sức mạnh của cả một dân tộc một đất nước. Hình ảnh vừa so sánh vừa cụ thể hóa sức mạnh quân đội nhà Trần bấy giờ tựa như hổ nuốt trôi trâu, mạnh mẽ , mang âm hưởng '' hào khí Đông A". Chính khí thế đó đã đem lại thắng lợi trước kẻ thù bảo vệ gìn giữ đất nước, giang sơn.

Câu 3: “Nợ” công danh mà tác giả nói tới trong bài thơ có thể hiểu theo nghĩa nào dưới đây:

  • Thể hiện chí làm trai theo tinh thần Nho giáo: lập công (để lại sự nghiệp), lập danh (để lại tiếng thơm).
  •  Chưa hoàn thành nghĩa vụ đối với dân, với nước.
  • Cả hai nghĩa trên.

Trả lời:

“Nợ” công danh mà tác giả nói tới trong bài thơ có thể hiểu theo cả hai nghĩa. " Nợ công danh" là món nợ mà người nam nhi luôn muốn trả hết cho đời . Đã là nam nhi ai cũng muốn gắng sức minhf thành đạt, cô gắng lập công để lại sự nghiệp, lập danh để lại tiếng thơm muôn đời để bản thân mình không phí hoài, không nuối tiếc, để cuộc đời mình thêm ý nghĩa cống hiến hết mình vì dân vì nước.

Câu 4: Ý nghĩa của “nỗi thẹn” trong câu thơ cuối “Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ hầu”

Trả lời:

Từ " thẹn" có thể hiểu là vì chưa bằng Vũ Hầu ,chưa trả xong nợ nước, lại thêm khát vọng phụng sự nhà cho nhà Trần đến hết đời .Chính vì thế tác giả thấy hổ thẹn xấu hổ với bản thân mình. . Từ đó ta thấy được  vẻ đẹp tâm hồn, nhân cách, lí tưởng, khát vọng của tác giả - con người thời Trần.

Câu 5: Qua những lời thơ tỏ lòng anh (chị) thấy hình ảnh trang nam nhi đời Trần...

Qua những lời thơ tỏ lòng anh (chị) thấy hình ảnh trang nam nhi đời Trần mang vẻ đẹp như thế nào? Điều đó có ý nghĩa như thế nào đối với tuổi trẻ hôm nay và ngày mai?

Trả lời:

Bài thơ ca ngợi vẻ đẹp của con người thời đại nhà Trần. Con người được đặt trong tầm vóc lớn lao kỳ vĩ  mang tầm vóc của vũ trụ rộng lớn. Ở họ mang  một hoài bão lớn lao được cống hiến hết mình cho đất nước. Mỗi cá nhân họ đều mang cho mình ý thức tinh thần trách nhiệm cá nhân trong một tập thể chính vì thế họ đã tạo nên một nhà Trần hùng mạnh đánh đuổi tất cả giặc ngoại xâm có ý lam le xâm lước ta, tạo nên bài ca mang âm hưởng hào hùng, khí phách của cả một dân tộc, mang hào khí Đông A  lưu danh sử sách.

Qua tác phẩm thế hệ trẻ chúng ta càng thêm tự hào về lịch sử vẻ vang dân tộc,biết ơn cha ông đã cố gắng hết mình bảo vệ và xây dựng tổ quốc. Từ đó mỗi chúng ta thêm cho mình ý thức tinh thần trách nhiệm, ý thức cá nhân vần công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc, bảo vệ những gì mà cha ông ta đã gây dựng.

Tìm kiếm google:

Xem thêm các môn học

Bài soạn văn 10


Copyright @2024 - Designed by baivan.net