Bài soạn lớp 10: Uy-lít-xơ trở về (Trích Ô-đi-xê - Sử thi Hi Lạp)

Giải toán 6 tập 1 chân trời sáng tạo

Giải toán 6 tập 2 chân trời sáng tạo

[toc:ul]

I. Tìm hiểu chung

1. Tác giả

  • Hô-me-rơ được cho là tác giả của hai sử thi nổi tiếng của đất nước Hi Lạp là I-li-át và Ô-đi-xê nhưng đến nay, chưa biết đích xác ông là ai.
  • Có nhiều truyền thuyết về ông nhưng phổ biến là ông là con gia đình nghèo, sinh ra bên dòng sông Mê-lét vào khoảng thế kỉ IX-VIII trước Công Nguyên. Ông có tên Mê-lê-xi-gien.

2. Tác phẩm

  • Thể loại: Sử thi
  • Tóm tắt: Theo dõi SGk
  • Chủ đề chính: Chinh phục thiên nhiên để khai sáng, mở rộng, giao lưu.
  • Nội dung: tái hiện xung đột giữa các nền văn minh, các trình độ văn joas, là cuộc đấu tranh bảo vệ hạnh phúc gia đình.

=> A-sin trong sử thi I-li-át là người anh hùng xuất chúng, biểu tượng cho sức mạnh thể chất còn Uy-lít-xơ trong sử thi Ô-đi-xê là người anh hùng biểu tượng cho sức mạnh trí tuệ của con người Hi Lạp.

  • Đoạn trích thuộc khúc ca thứ XXII/XXIV của sử thi Ô-đi-xê.

Câu 1: Văn bản trên có thể hcia làm mấy đoạn? Nêu nội dung của mỗi đoạn.

Trả lời:

Có thể chia văn bản trên thành hai đoạn:

  • Đoạn 1: Từ đầu...”là người kém gan dạ”

=> Cuộc đối thoại giữa bốn nhân vật nhũ mẫu, Ơ-ri-clê, con trai Tê-lê-mác, Pê-nê-lốp và Uy-lít-xơ, sự thận trọng của Pê-nê-lốp khi nhận chồng và thái độ của Pê-lê-mác đối với hành động, thái độ của mẹ.

  • Đoạn 2: Còn lại

=> Pê-nê-lốp thử thách Uy-lít-xơ và vợ chồng đoàn tụ

Câu 2: Tâm trạng của Uy-lít-xơ khi trở về gặp lại vợ mình biểu hiện như thế nào? Cách ứng xử của chàng bộc lộ phẩm chất gì?

Trả lời:

  • Pê-nê-lốp không chịu thừa nhận chàng là người chồng đã mất tích 20 năm của mình, Uy-lít-xơ vẫn cao quý và nhẫn nại mỉm cười và nói với nàng những lời có cánh “Đừng làm rầy mẹ, mẹ còn muốn thử thách cha ở tại nhà này. Thế nào rồi mẹ con cũng sẽ nhận ra, chắc chắn như vậy”

=> Lời nói và hành động của Uy-lít-xơ cho thấy chàng rất bình tĩnh, thấu hiểu được sự lo lắng, thận trọng, tính cách của vợ mình. Đồng thời cũng thể hiện một niềm tin mãnh liệt của chàng đối với Pê-nê-lốp trong tình cảm vợ chồng.

  • Gác lại chuyện nhận mặt, chàng bàn với con trai để xử lí những kẻ cầu hôn và đối phó với những gia đình quyền quý có người bị giết

=> Dù rất muốn vợ chồng đoàn tụ song Uy-lít-xơ vẫn tỉnh táo để nhận ra những nguy hiểm trước mắt và chàng biết phải giải quyết nó trước để giữ sự bình yên cho gia đình mình. Điều này thể hiện trí tuệ và sự sáng suốt của người anh hùng.

  • Sau khi giải quyết tất cả mọi chuyện, Uy-lít-xơ cũng tắm rửa sạch sẽ và trở lại với bộ dáng đẹp như một vị thần - vẻ ngoài vốn có của chàng, Pê-nê-lốp vẫn nhất định không chịu nhận chàng là chồng. Chàng đã giận dỗi và đòi ngủ riêng ở phòng khách. Và sau thử thách của chiếc giường mà chỉ có hai vợ chồng biết được bí mật của nó cùng những lời giải thích của vợ, Uy-lít-xơ đã khóc, ôm siết lấy người vợ chung thủy của mình.

=> Chàng là người rất giàu tình cảm và đặc biệt là tình yêu mà chàng dành cho người vợ hiền thảo, thông minh, thủy chung của mình chưa bao giờ thay đổi.

Câu 3: Vì sao Pê-nê-lốp lại “rất đỗi phân vân”? Việc chọn cách thử “bí mật của chiếc giường” cho thấy vẻ đẹp gì về trí tuệ và tâm hồn của nàng?

Trả lời:

  • Pê-nê-lốp “rất đỗi phân vân” vì nếu lật lại những chương trước của sử thi, ta sẽ dễ dàng nhận ra Pê-nê-lốp đã gặp Uy-lít-xơ trong bộ dạng của vị hành khất từ trước đó nhưng chàng không hề nhận mình là Uy-lít-xơ. Điều ấy khiến nàng cảm thấy nghi ngờ tính chân thật của câu chuyện. Hơn nữa, nếu vì vội vã mà nhận lầm chồng thì danh dự và phẩm giá của nàng sẽ bị tổn thương nghiêm trọng và đây là một điều tối kị trong văn hóa của người Hi Lạp. Vì thế, dù rất muốn nhận chồng, ôm chồng và nhìn chồng bằng ánh mắt âu yếm nhưng nàng phải thật cẩn thận để không xảy ra những điều đáng tiếc.
  • Pê-nê-lốp đã bình tĩnh giải thích một cách từ tốn cho Tê-lê-mác, đứa con trai của hai vợ chồng, rằng hai người nhất định sẽ nhận ra nhau nếu người hành khất kia chính là Uy-lít-xơ vì hai vợ chồng nàng có những dấu hiệu nhận ra nhau, bí mật chỉ có hai người mới biết được. Phép thử ấy thể hiện sự thông minh, sắc sảo, vừa cho thấy sự thận trọng của Pê-nê-lốp. Không phải ngẫu nhiên Pê-nê-lốp lại trở nên thận trọng như vậy. Ta có thể lí giải điều ấy bằng việc qua 20 năm làm chủ gia đình, đối mặt với những giả dối, phức tạp, âm mưu của kẻ thù nàng đã phải tạo cho mình vẻ bọc cứng rắn, mạnh mẽ.
  • Sở dĩ lựa chọn thử thách là bí mật chiếc giường vì nó giúp cho Pê-nê-lốp giải tỏa được nhiều nút thắt, sự băn khoăn trong lòng nàng:
    • Nàng có thể xác định người hành khất kia có thực sự là Uy-lít-xơ hay không. Bởi bí mất của chiếc giường ấy chỉ có hai vợ chồng nàng mới biết. Và chính Uy-lít-xơ là người đã làm ra chiếc giường, nên không có lí gì, chàng lại không biết chính xác về nó cả.
    • Chứng minh được tấm lòng và sự thủy chung của nàng dành cho chồng. Nếu chiếc giường đã bị chuyển đi hoặc không còn nữa thì bí mật của hai vợ chồng cũng không còn giá trị, phẩm hạnh của nàng cũng không thể vẹn nguyên được.

Câu 4: Cách kể chuyện của Hô-me-rơ qua đoạn trích tạo ra hiệu quả nghệ thuật gì? Biện pháp nghệ thuật nào thường được sử dụng để khắc họa...

  • Cách kể của Hô-me qua màn gặp mặt là một lối kể mang đậm phong cách kể chuyện của sử thi: chậm rãi, tỉ mỉ và trang trọng. Lối kể ấy làm các sự việc như được kéo dài ra, dền dứ và hồi hộp hơn. Sử thi thường được kể (diễn xướng) trong những khoảng thời gian dài. Vì thế phong cách kể ấy làm cho những đêm nghe kể sử thi hứng khởi và hấp dẫn hơn.
  • Phẩm chất của các nhân vật thường được nhà văn miêu tả qua đối thoại - những đối thoại đầy trí tuệ, có chiều sâu và thường đa nghĩa. Bên cạnh đó biện pháp phân tích diễn biến nội tâm của nhân vật cũng tham gia tích cực vào việc xây dựng nên hình tượng các nhân vật trong đoạn trích này.
  • Trong khổ cuối ("Dịu hiền... buông rời"), Hô-me đã sử dụng biện pháp so sánh mở rộng, kiểu câu tầng bậc và lối lặp đi lặp lại các định ngữ chỉ phẩm chất của nhân vật. Các biện pháp nghệ thuật ấy đã cho thấy vẻ đẹp, phẩm chất đặc biệt là niềm vui mừng khôn xiết của Pê-nê-lốp khi nhận ra người chồng yêu quý của mình.
  • Để khắc hoạ nổi bật hình tượng nhân vật, Hô-me-rơ thường sử dụng hình thức gọi nhân vật bằng cụm danh – tính từ rất phổ biến trong sử thi Hi Lạp (ví dụ: Pê-nê-lốp thận trọng, nhũ mẫu Ơ-ri-clê hiền thảo, Uy-lít-xơ cao quý và nhẫn nại…). Điều này tạo cho sử thi phong cách riêng, hấp dẫn, đặc sắc. Bên cạnh đó, Hô-me-rơ đã sử dụng một nghệ thuật miêu tả tâm lí đặc sắc. Trong đoạn trích, nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật sử thi được thể hiện rất rõ trong đoạn từ “Nói xong, nàng bước xuống lầu” cho đến “dưới bộ quần áo rách mướp.”. Bút pháp sử thi lại diễn tả tâm lí nhân vật thông qua hành động, cách ứng xử, thái độ từ những biểu hiện bên ngoài, với cái nhìn từ bên ngoài.

II. Luyện tập

[Luyện tập] Bài tập 1: Đoạn trích trên đây thường được gọi là “cảnh nhận mặt bằng phép thử bí mật của chiếc giường” và là một trong những sự kiện làm nổi bật tình huống đoàn viên...

[Luyện tập] Bài tập 2: Nhập vai Uy-lít-xơ, anh (chị) hãy kể lại cảnh nhận mặt ấy.

Trả lời

Tôi trở về nhà trong sự háo hức và hồi hộp. Trong trang phục của người hành khất, tôi đã được vào căn nhà của mình. Gặp lại Pê-nê-lốp, người vợ hiền tôi mong nhớ đã bao lâu, trái tim tôi thổn thức không nói nên lời. Căn nhà vẫn như lúc tôi rời đi, có chăng chỉ là thay đổi chút ít. Pê-nê-lốp vẫn xinh đẹp và cao quý như trong trí nhớ của tôi. Tôi và con trai đã bàn kế để tiêu diệt kẻ thù - những kẻ đến để cầu hôn vợ tôi. Pê-nê-lốp đã tổ chức cuộc thi bắn cung để lựa chọn người tài giỏi nhất để nàng sẽ lấy làm chồng. Cây cung trong tay tôi lao vun vút, tiêu diệt hết những tên cầu hôn đầu sỏ, đánh đuổi hết chúng ra khỏi nhà, trừng trị lũ đầy tớ phản bội. Làm xong từng ấy việc, tôi vào trong sảnh chính ngồi dưới chiếc cột đá, ngả đầu nghỉ ngơi trong lúc đợi nhũ mẫu Ơ-ri-clê lên thông báo lại cho Pê-nê-lốp.

Một lát sau, Pê-nê-lốp cùng nhũ mẫu từ trên lầu bước xuống. Dáng đi của nàng vẫn nhẹ nhàng và thanh thoát. Ánh mắt tôi dõi theo từng bước chân của nàng từ lúc nàng bước xuống cho đến khi dừng lại, ngồi cách tôi thật xa. Tôi thấy thật ngỡ ngàng và cũng có chút gì đó hụt hẫng. Tôi cứ nghĩ, nhìn thấy tôi, người chồng đã xa cách hơn 20 năm, nàng sẽ nhào vào lòng, ôm lấy tôi mà âu yếm, mà giãi bày lòng mình. Nhưng không, nàng có vẻ thận trọng và đề phòng với tôi. Tê-lê-mác đã lên tiếng trách mẹ nó gay gắt:

- Mẹ ơi, mẹ thật tàn nhẫn, và lòng mẹ độc ác quá chừng! Sao mẹ lại ngồi xa cha con như thế, sao mẹ không đến bên cha, vồn vã hỏi han cha? Không, không một người đàn bà nào sắt đá đến mức chồng đi biền biệt hai mươi năm nay, trải qua bao nỗi gian lao, bây giờ mới trở về xứ sở, mà lại có thể ngồi cách xa chống như vậy. Nhưng mẹ thì bao giờ lòng dạ cũng rắn hơn cả đá.

Pê-nê-lốp nhìn Tê-lê-mác rồi thận trọng nói với con:

- Con ạ, lòng mẹ kinh ngạc quá chừng, mẹ không sao nói được một lời, mẹ không thể hỏi han, cũng không thể nhìn thẳng mặt người. Nếu quả thực đây chính là Uy-lít-xơ, bây giờ đã trở về, thì con có thể tin chắc rằng thế nào cha con và mẹ cũng sẽ nhận được nhau một cách dễ dàng, vì cha và mẹ có những dấu hiệu riêng, chỉ hai người biết với nhau, còn người ngoài không ai biết hết.

Nghe nàng nói, tôi nhận ra rằng nàng vẫn chưa hoàn toàn tin tưởng tôi là Uy-lít-xơ, là người chồng xa cách bấy lâu nay của nàng. Chắc tôi sẽ phải cần thời gian để chứng minh thân phận với nàng hoặc sẽ phải trải qua một vài thử thách nho nhỏ của người vợ thông minh này. Tôi mỉm cười quay sang nói với đứa con trai:

- Tê-lê-mác, con! Đừng làm rầy mẹ, mẹ con muốn thử thách cha ở tại căn nhà này. Thế nào rồi mẹ con cũng sẽ nhận ra thôi. Hiện giờ cha con bẩn thỉu, quần áo rách rưới nên mẹ con khinh cha, chưa nói "đích thị là chàng rồi!". Nhưng trước hết cha con ta phải bàn xem nên xử trí thế nào cho ổn thỏa nhất để không gây thêm thù oán và chiến tranh sẽ không xảy ra.

Tê-lê-mác chậm rãi đáp lại lời của tôi. Con trai nói tin tưởng tôi tuyệt đối vì với con, tôi là một người thông minh và khéo léo và con sẽ làm theo tất cả những gì tôi bảo. Tôi gật đầu rồi bảo mọi người đi tắm rửa, mặc quần áo ca múa cho người ngoài tưởng rằng trong nhà đang làm lễ cưới và dặn ai nấy giữ kín chuyện này để khi quay về trang trại của bố tôi sẽ bàn tính sau. Tôi cũng đi tắm. Trút bỏ bộ dạng nhem nhuốc bẩn thỉu, bộ quần áo rách rưới, tôi lại trở về là Uy-lít-xơ. Tôi vẫn tin rằng, Pê-nê-lốp khi nhìn thấy bộ dạng này của tôi, nàng sẽ nhận ra tôi ngay và không ngần ngại thêm nữa mà sẽ ôm tôi, nhìn tôi bằng đôi mắt đầy âu yếm. Nhưng kìa, nàng vẫn ngồi cách tôi rất xa, vẫn giữ vẻ xa cách, thờ ơ nhìn tôi bằng đôi mắt phức tạp: lúc yêu thương, khi thì nghi ngờ, lạnh lùng. Lúc ấy, tôi đã rất giận Pê-nê-lốp. Nàng có một trái tim sao mà sắt đá hơn ai hết trong đám đàn bà yếu đuối. Tôi đã bảo với nhũ mẫu kê một cái giường để tôi ngủ một mình như bấy lâu nay tôi vẫn ngủ. Còn về nàng, tôi vẫn không hiểu sao vẫn không chịu nhận. Vẫn bằng vẻ bình tĩnh và từ tốn ấy, Pê-nê-lốp thận trọng đáp lại lời nói có vẻ giận dỗi, không bằng lòng của tôi về thái độ của nàng. Nàng dặn dò nhũ mẫu Ơ-ri-clê mang chiếc giường trong phòng của nàng, cũng là phòng của hai vợ chồng tôi trước đây, lấy da cừu, chăn và vải đẹp trải lên giường cho tôi nằm.

Tôi vô cùng ngạc nhiên, giật mình vì lời dặn của nàng với nhũ mẫu. Chiếc giường mà nàng nói, là chiếc giường tôi đã làm cho hai vợ chồng. Ai có thể xê dịch được chiếc giường kiên cố ấy nếu không phải là các vị thần linh cơ chứ? Vì một chân của chiếc giường ấy chính là thân của cây ô-liu lá dài trong sân nhà tôi. Rễ của nó bám chắc vào lòng đất, và nếu là người thường thì không thể nào có thể xê dịch được chiếc giường ấy. Tôi băn khoăn và chột dạ, tôi đã nói với nàng tất cả những điều ấy và hỏi nàng đầy lo lắng:

- Nàng ơi, tôi muốn biết cái giường ấy hiện còn ở nguyên chỗ cũ hay đã có người chặt gốc cây ô-liu mà dời nó đi nơi khác?

Pê-nê-lốp nghe những điều ấy, nàng đã chạy ngay lại, nước mắt chan hòa, ôm lấy cổ tôi, hôn lên trán tôi và nghẹn ngào nói rằng tôi không nên trách nàng vì nàng sợ có người đến đây, dùng lời đường mật đánh lừa, vì đời chẳng thiếu người xảo quyệt, chỉ làm điều tai ác. Và giờ thì nàng đã nhận ra tôi vì chỉ có tôi và nàng, cùng mới người thị tì mà cha nàng cho khi nàng về làm vợ tôi biết mà thôi. Bấy giờ tôi mới hiểu ra tấm lòng chung thủy của vợ cùng khó khăn mà nàng phải gánh vác lúc tôi không ở nhà. Tôi ôm lấy vợ, nghe vợ nói mà càng thêm muốn khóc.

Tìm kiếm google:


Copyright @2024 - Designed by baivan.net