Bài soạn lớp 6: Bài kiểm tra cuối học kì I

Hướng dẫn soạn bài: Bài kiểm tra cuối học kì I - Trang 156 sgk ngữ văn 6 tập 1. Tất cả các câu hỏi trong bài học đều được trả lời rành mạch và dễ hiểu. Với cách soạn sau, các em học sinh sẽ nắm tốt nội dung bài học. Ngoài ra, nếu có câu hỏi nào, các em comment phía dưới để thầy cô giải đáp.

[toc:ul]

Đề tham khảo số 1

Câu 1: (2 điểm)

a. Thánh Gióng thuộc thể loại truyện dân gian nào? Hãy nêu đặc điểm của thể loại truyện dân gian ấy.

b. Chi tiết: Dân làng góp gạo nuôi Gióng có ý nghĩa như thế nào?

Câu 2: (2 điểm)

a. Cụm động từ là gì?

b. Tìm các cụm động từ trong những câu sau:

  • Em bé còn đang đùa nghịch ở sau nhà. ( Trích: Em bé thông minh )
  • Vua cha yêu thuơng Mị Nương hết mực, muốn kén cho con một người chồng thật xứng đáng. ( Trích: Sơn Tinh, Thủy Tinh )

Câu 3: (6 điểm)

Em hãy kể lại một bữa cơm thân mật trong gia đình nhân dịp có người thân đến thăm.

Trả lời:

Câu 1: 

a. Thánh Gióng thuộc thể loại truyện Truyền thuyết

Truyền thuyết: là một thể loại văn học dân gian, ra đời sau truyện thần thoại, thường có yếu tố tưởng tượng kì ảo, các nhân vật, sự kiện đều liên quan đến lịch sử.

b. Ý nghĩa của câu văn: Chứng tỏ toàn dân cũng góp công, góp của để mong Gióng đánh giặc cứu nước.

Câu 2:

a. Cụm động từ là loại tổ hợp từ do động từ vơi một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành. Cụm động từ có ý nghĩa đầy đủ hơn và có cấu tạo phức tạp hơn

b. Các cụm động từ là:

  • còn đang đùa nghịch
  • Muốn kén cho con một người chồng thật xứng đáng.

Câu 3:

Dàn ý bài:

a. Mở bài: Giới thiệu về việc người thân (bà nội hoặc ông nội, cô, dì, chú, …) lên chơi mẹ làm cơm chiêu đãi.

b. Thân bài:

  • Kể về sự chuẩn bị của bố mẹ và các anh chị em trong nhà để làm cơm đón (bà nội hoặc ông nội, cô, dì, chú, …):
    • Mẹ đi  chợ …
    • Lau nhà cửa …
    • Nấu ăn …
    • Bố chuẩn bị xe đón (bà nội hoặc ông nội, cô, dì, chú,…)
  • Kể trong bữa ăn:
    • Các món ăn (tả một vài món cụ thể, chi tiết, màu sắc, hương vị …).
    • Cả nhà chăm sóc, gắp thức ăn cho(bà nội hoặc ông nội, cô, dì, chú,…).
    • Bà hỏi chuyện cả nhà: Công việc của bố mẹ, học hành của các cháu.
    • Bố mẹ hỏi thăm tình hình quê nhà.
    • Mọi người nhắc lại các kỷ niệm hỏi thăm bà con ở quê nhà.

c. Kết bài:

  • Kể về niềm vui của tất cả mọi người trong gia đình.
  • Tâm trạng của em.

Đề tham khảo số 2

Câu 1:

Đọc đoạn văn sau:

“Nhà vua lấy làm lạ, cho đưa Thạch Sanh đến. Trước mặt mọi người, chàng kể hết đầu đuôi chuyện của mình, từ chuyện kết bạn với Lí Thông đến chuyện chém chằn tinh, giết đại bàng, cứu công chúa, bị Lí Thông lấp cửa hang và cuối cùng bị bắt oan vào ngục thất. Mọi người bấy giờ mới hiểu ra mọi sự. Vua sai bắt giam hai mẹ con Lí Thông, lại giao cho Thạch Sanh xét xử. Chàng không giết mà cho chúng về quê làm ăn. Nhưng về đến nửa đường thì chúng bị sét đánh chết, rồi bị hóa kiếp thành bọ hung.”

a. Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn là gì?

b. Trong đoạn văn trên, mẹ con Lí Thông được Thạch Sanh tha tội chết nhưng vẫn bị trời trừng trị thích đáng. Điều này thể hiện phẩm chất đẹp đẽ nào ở chàng Thạch Sanh, đồng thời gửi gắm ước mơ gì của nhân dân ta?

Câu 2: 

a. Giải thích nghĩa của từ : “bụng” trong các ví dụ sau. Chỉ rõ nghĩa gốc, nghĩa chuyển?

  • Ăn cho ấm bụng
  • Bạn ấy rất tốt bụng
  • Chạy nhiều bụng chân rất săn chắc.

b. Cho biết các từ bụng chuyển nghĩa đó, được chuyển nghĩa theo phương thức nào?

Câu 3:

Lớp em có rất nhiều bạn biết phấn đấu vươn lên học tập tốt, trở thành tấm gương sáng cho các bạn noi theo. Hãy kể về một tấm gương tốt trong học tập như thế ở lớp em.

Trả lời:

Câu 1:

a. Đoạn văn được trích từ văn bản “Thạch Sanh”, Phương thức biểu đạt chính là tự sự 

b. Trong đoạn văn trên mẹ con Lí THông được Thạch Sanh tha tội chết nhưng vẫn bị trời trừng trị thích đáng, điều này thể hiện lòng thương người – là một trong những phẩm chất tốt đẹp của Thạch Sanh, đồng thời gửi gắm ước mơ về sự công bằng: Cái thiện thắng cái ác trong xã hội của nhân dân ta. 

Câu 2:

a. Giải thích: 

  • bụng 1: Dùng với nghĩa gốc: Bộ phận cơ thể người hoặc động vật chứa ruột, dạ dày
  • bụng 2: Nghĩa chuyển: Biểu tượng của ý nghĩ sâu kín, không bộc lộ ra, đối với ngưpời, việc nói chung
  • bụng 3: Nghĩa chuyển: Phần phình to ở giữa của một số đồ vật, sự vật

b. Hai từ bụng 2, bụng 3 dùng với nghĩa chuyển, chuyển theo phương thức ẩn dụ.

Câu 3:

Lập dàn ý

a. Mở bài: Giới thiệu chung về người bạn - người bạn đã trở thành tấm gương học tập tốt cho nhiều bạn noi theo.

b. Thân bài:

  • Kể về ngoại hình của bạn: tên tuổi, hình dáng, mái tóc, khuôn mặt…
  • Kể về những biểu hiện cụ thể về việc phấn đấu vươn lên học tập tốt của nhân vật 
    • Luôn thực hiện nghiêm túc nội qui, qui định của trường, lớp.
    • Cần cù, chăm chỉ: Chuẩn bị bài đầy đủ, có chất lượng, trong giờ học chú ý nghe giảng, hăng hái phát biểu xây dựng bài, ghi chép bài khoa học, sạch sẽ, đầy đủ.
    • Luôn biết tận dụng thời gian học tập một cách hợp lí
    • Có phương pháp học tập khoa học, sáng tạo
    • Biết khắc phục mọi khó khăn nảy sinh trong cuộc sống để vươn lên học tốt
    • Luôn cởi mở với bạn bè, hay giúp các bạn trong lớp

Lưu ý: với mỗi biểu hiện cụ thể, Hs cần đưa ra những việc làm tương ứng, không nêu chung chung. Nếu chỉ nêu chung chung không cho điểm tối đa.

c. Kết bài:

  • Cảm nghĩ về bạn
  • Tự hứa với mình phải cố gắng, học tập theo gương bạn.
Tìm kiếm google:

Xem thêm các môn học

Bài soạn văn 6


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com