Bài soạn lớp 6: Tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự

Hướng dẫn soạn bài: Tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự - Trang 47 sgk ngữ văn 6 tập 1. Tất cả các câu hỏi trong bài học đều được trả lời rành mạch và dễ hiểu. Với cách soạn sau, các em học sinh sẽ nắm tốt nội dung bài học. Ngoài ra, nếu có câu hỏi nào, các em comment phía dưới để thầy cô giải đáp.

[toc:ul]

I. Đề, tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự

1. Đề văn tự sự

  • Đọc các đề bài sau và trả lời câu hỏi:

1. Kể câu chuyện em thích bằng lời văn của em.

2. Kể về một người bạn tốt.

3. Kỉ niệm ngày thơ ấu.

4. Ngày sinh nhật của em.

5. Quê em đổi mới.

6. Em đã lớn rồi.

  • Lời văn cuả đề 1 nêu ra những yêu cầu gì? Những chữ nào trong đề cho em biết điều đó?
  • Các đề (3), (4), (5), (6) không có từ kể, có phải là đề tự sự không?
  • Từ trọng tâm trong mỗi đề trên là từ nào? Và cho biết đề yêu cầu làm nổi bật điều gì?
  • Có đề tự sự nghiêng về kể người, có đề nghiêng về sự việc, có đề nghiêng về tường thuật lại sự việc. Trong các đề trên, đề nào nghiêng về kể việc, đề nào nghiêng về kể người, đề nào nghiêng về tường thuật?

Trả lời:

Đề 1 nêu ra hai yêu cầu:

  • Kể câu chuyện em thích
  • Bằng lời văn của em

=>Đề 1 yêu cầu chú ý tới lời văn, câu chữ của đề.

  • Các đề (3), (4), (5) không có từ kể và đều là văn tự sự. Các từ quan trọng: kỉ niệm, ngày sinh nhật, đổi mới, đã lớn.
  • Những đề kể việc:
    • Kỉ niệm ngày thơ ấu
    • Ngày sinh nhật của em
    • Quê em đổi mới
  • Những đề kể về người:
    • Em đã lớn rồi
  • Những đề tường thuật:
    • Kể câu chuyện em thích bằng lời văn của em.
    • Kể về một người bạn tốt.

2. Cách làm bài văn tự sự

  • Tìm hiểu đề:
    • Thể loại: Kể chuyện (tự sự)
    • Chuyện em thích và kể bằng lời văn của em.
  • Lập dàn ý:
    • Mở bài: Sự ra đời kì lạ của Gióng
    • Thân bài: 
      • Gióng  đòi đánh giặc
      • Gióng đòi ngựa sắt, roi sắt…
      • Gióng lớn nhanh như thổi
      • Gióng vươn vai thành tráng sĩ đi đánh giặc
      • Gióng nhổ tre bên đường đánh giặc
      • Gióng đánh tan giặc
      • Gióng bay về trời.
    • Kết bài: Vua Hùng phong hiệu và lập đền thờ Thánh Gióng.

Ghi nhớ:

  • Tìm hiểu đề văn tự sự thì phải tìm hiểu kĩ lời văn của đề để nắm vững yêu cầu của đề bài.
  • Lập ý là xác định nội dung sẽ viết theo yêu cầu của đề, cụ thể là xác định: nhân vật, sự việc, diễn biến, kết quả, ý nghĩa của câu chuyện.
  • Lập dàn ý là sắp xếp việc gì kể trước, việc gì kể sau đề người đọc theo dõi được câu chuyện và hiểu được ý định của người viết.
  • Cuối cùng phải viết thành văn theo bố cục ba phần: Mở bài, thân bài, Kết luận.

[Luyện tập] Câu 1: Hãy ghi ra giấy dàn ý sẽ viết theo yêu cầu của đề tập làm văn ...

Hãy ghi ra giấy dàn ý sẽ viết theo yêu cầu của đề tập làm văn trên: Kể lại chuyện Sơn Tinh Thủy Tinh bằng lời của em

Trả lời:

Mở bài:

  • Vua Hùng Vương thứ 18 có con gái là Mỵ Nương.
  • Vua muốn kén rể xứng đáng.

Thân bài:

  • Giới thiệu tài năng của hai vị thần đến cầu hôn
    • Sơn Tinh - Người vùng Tản Viên.
    • Thủy Tinh - Người ở miền biển.
  • Hùng Vương băn khoăn
    • Vua Hùng thấy hai người đều tài giỏi.
    • Quyết định: ai đưa lễ vật đến sớm thì cưới Mỵ Nương làm vợ.
    • Lễ vật vua đưa ra: voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao.
  • Cuộc giao tranh dữ dội
    • Nguyên nhân cuộc giao tranh
      • Sơn Tinh đến sớm, đón dâu về núi.
      • Thủy Tinh đến trễ, tức giận, quyết cướp lại Mỵ Nương.
    • Diễn biến cuộc giao tranh:
      • Thủy Tinh tấn công: làm dông bão, dâng nước sông lên cao.
      • Sơn TInh phản công: dời núi, dựng thành lũy, nước cao bao nhiêu, thì núi cao bấy nhiêu.
      • Đánh nhau mấy tháng. Thủy Tinh đành rút quân.

Kết bài:

    • Mất Mị Nương, Thuỷ Tinh ôm hận, năm nào cũng dâng nước đánh Sơn Tinh, gây ra lũ lụt.
    • Nhưng năm nào cũng vậy, vẫn không thắng nổi, đành phải rút quân.
Tìm kiếm google:

Xem thêm các môn học

Bài soạn văn 6


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com