Bài soạn lớp 6: Luyện tập xây dựng bài tự sự - kể chuyện đời thường

Hướng dẫn soạn bài: Luyện tập xây dựng bài tự sự - kể chuyện đời thường - Trang 119 sgk ngữ văn 6 tập 1. Tất cả các câu hỏi trong bài học đều được trả lời rành mạch và dễ hiểu. Với cách soạn sau, các em học sinh sẽ nắm tốt nội dung bài học. Ngoài ra, nếu có câu hỏi nào, các em comment phía dưới để thầy cô giải đáp.

[toc:ul]

1. Kiến thức trọng tâm

  • Chuyện đời thường là những câu chuyện hàng ngày xảy ra xung quanh chúng ta.
  • Kể chuyện đời thường: Là kể những chuyện mình đã gặp, từng trải qua để lại nhiều ấn tượng cảm xúc nhất định.
  • Ví dụ:
    • Kể một buổi sinh hoạt lớp
    • Kể về quê hương em ngày một đổi mới
    • Kể về người thầy mà em yêu quý nhất….

2. Cách thực hiện một đề tự sự

Đề bài: Hãy kể về người mẹ thân yêu của em

  • Bước 1: Tìm hiểu đề
    • Thể loại: tự sự
    • Nội dung: Kể về mẹ
    • Ngôi kể: Ngôi thứ ba
  • Bước 2: Tìm ý
    • Nhân vật: Mẹ em
    • Sự việc:
      • Hình dáng, tính tình, sở thích
      • Công việc ở nhà, ở cơ quan của mẹ
      • Mẹ quan tâm, chăm sóc, dạy dỗ em
  • Bước 3: Lập dàn ý
    • Mở bài: giới thiệu chung về mẹ
    • Thân bài:
      • Hình dạng, tính tình, sở thích của mẹ
      • Công việc ở nhà có bề bộn nhưng mẹ vẫn luôn vui vẻ
      • ở cơ quan mẹ luôn là người hoàn thành nhiệm vụ được giao
      • mẹ chăm sóc em khi em bị bệnh
      • mẹ dạy em học những bài học hay
      • em học được nhiều điều từ mẹ
    • Kết bài: 
      • Em hiểu được đức hi sinh của mẹ
      • Mong muốn gì ở mẹ
      • Tự hứa với mẹ.

[Luyện tập] Đề bài: Hãy kể về một kỉ niệm đáng nhớ đối với em

Trả lời:

Lập dàn bài:

  • Mở bài : Giới thiệu về kỷ niệm.
  • Thân bài : Kể về kỷ niệm (nhân vật, diễn biến).
    • Kể về không khí ngày 20-11; Lý do được phân công tặng hoa, tâm trạng .....
    • Tình huống bất ngờ khiến bản thân băn khoăn, cách xử lý tế nhị và thông minh của cô giáo.
    • Thái độ của thầy giáo, tâm trạng của bản thân.
  • Kết bài : Tình cảm và ấn tuợng về kỷ niệm.

Bài văn mẫu:

Sắp đến ngày 20-11, tôi lại nhớ đến một kỷ niệm nho nhỏ nhưng thật ý nghĩa! Câu chuyện chắc sẽ còn theo tôi trong suốt những năm tháng tiếp theo của đời học sinh.

Hôm ấy là sáng ngày 20-11, trường tôi tổ chức kỷ niệm ngày nhà giáo thật là long trọng. Trước trường tôi trang trí cờ hoa rực rỡ. Ở trong lớp tôi, vốn là một cô bé nhanh nhẹn và có phần xinh xắn. Tôi được các bạn cử làm đại diện đi tặng hoa cho cô giáo chủ nhiệm. Tôi thật vui và tự hào về điều đó. Trên tay tôi là bó hoa tươi thắm mà các bạn lớp tôi đã chuẩn bị. Các loại hoa được sắp xếp thật hài hòa, khéo léo đúng như ý thích của cô mà chúng tôi biết. Tôi hăm hở và cả một chút hồi hộp nữa, tôi đi nhanh về phía văn phòng nhà trường với suy nghĩ sẽ tặng cô bó hoa và những lời chúc tốt đẹp nhất.

Đến nơi, tôi chợt sững lại một chút khi nhận ra cô giáo chủ nhiệm của chúng tôi- trong bộ quần áo dài màu hồng thật đẹp và trẻ trung- đang nói chuyện với một thầy giáo lớn tuổi. Thầy cũng đã từng dạy chúng tôi hồi năm ngoái. Tôi bỗng thấy thật băn khoăn vì trên tay chỉ có một bó hoa. Tôi tự hỏi: Làm thế nào bây giờ nhỉ? Hay cứ đứng đợi ? Nhưng biết đợi đến lúc nào đây? Đang trong lúc rối bời ấy, tôi thấy cô đứng sang một bên có ý bảo tôi lại đây. Khi tôi bước đến một tay cô đặt lên vai tôi, tay kia cô cùng tôi cầm bó hoa dâng lên tặng thầy. Cô nói:

- Nhân dịp 20-11, cô trò chúng em chúc thầy sức khỏe và hạnh phúc

Thầy giáo ôm bó hoa trên tay và lúc đó tôi bắt gặp ánh mắt của thầy thật vui và hạnh phúc, nhưng có lẽ người vui hơn cả là tôi, vì tôi thật ngạc nhiên trước sự ứng xử thật tế nhị và thông minh của cô. Trong tình huống như vậy thì cách giải quyết thông minh ấy đã đem đến cho thầy trò chúng tôi một tình cảm đẹp mà không phải ai cũng làm được.

Tôi rất vui mừng và xúc động trước việc làm đầy ý nghĩa của cô. Cô đã giúp tôi dạy tôi những điều thật lớn lao đằng sau mỗi cử chỉ tưởng chừng nhỏ bé. Tôi thấy mình lớn lên nhiều sau ngày hôm đó.

Tìm kiếm google:

Xem thêm các môn học

Bài soạn văn 6


Copyright @2024 - Designed by baivan.net