Bài soạn lớp 6: Danh từ

Hướng dẫn soạn bài: Danh từ - Trang 86 sgk ngữ văn 6 tập 1. Tất cả các câu hỏi trong bài học đều được trả lời rành mạch và dễ hiểu. Với cách soạn sau, các em học sinh sẽ nắm tốt nội dung bài học. Ngoài ra, nếu có câu hỏi nào, các em comment phía dưới để thầy cô giải đáp.

[toc:ul]

I. Đặc điểm của danh từ

Ví dụ: Vua sai ban cho làng ấy ba thúng gạo nếp với ba con trâu đực, ra lệnh phải nuôi làm sao cho ba con trâu ấy đẻ thành chín con [.]

(Em bé thông minh )

a. Xác định danh từ trong cụm danh từ in đậm.

b. Xung quanh danh từ trong cụm danh từ nói trên có những từ nào?

c. Tìm danh từ khác trong câu trên?

d. Đặt câu với các danh từ trong câu và cho biết nó giữ chức vụ gì trong câu?

Trả lời:

a. Danh từ trong cụm danh từ in đậm là “con trâu”.

b. Xung quanh cụm danh từ có những từ: “ba” và “ấy”.

c. Danh từ khác trong câu: Vua, làng, gạo, nếp, thúng…

d. Đặt câu:

  • Người có chức vụ lớn nhất của một nước là vua =>Vua làm vị ngữ
  • Làng tôi nằm ở ven sông Hồng=>Làng làm chủ ngữ
  • Gạo là nông sản có số lượng xuất khẩu lớn nhất nước ta => gạo làm chủ ngữ
  • Nguyên liệu chính để làm bánh chưng là nếp => Nếp là vị ngữ
  • Thúng là vật dụng các bác nông dân dùng đựng thóc => Thúng làm chủ ngữ.

Ghi nhớ:

  • Danh từ là những từ chỉ người, vật, hiện tượng, khái niệm…
  • Danh từ có thể kết hợp với từ chỉ số lượng ở phía trước, các từ này, ấy, đó… ở phía sau và một số từ ngữ khác để lập thành cụm danh từ.
  • Chức vụ điển hình trong câu của danh từ là chủ ngữ. Khi làm vị ngữ, danh từ cần có từ là đứng trước.

II. Danh từ chỉ đơn vị và danh từ chỉ sự vật

Ví dụ: Nghĩa của các từ in đậm dưới đây có gì khác các danh từ đứng sau:

  • ba con trâu
  • một viên quan
  • ba thúng gạo
  • sáu tạ thóc

Trả lời: Các danh từ đứng sau nhằm làm rõ nghĩa cho các danh từ được in đậm.

Ví dụ 2: Hãy thay các từ in đậm trong ví dụ trên bằng các từ khác tương tự, rồi nhận xét về ý nghĩa tính đếm, đo lường của các cụm danh từ. Trường hợp nào ý nghĩa tính đếm, đo lường thay đổi, trường hợp nào không?

Trả lời: 

  • Thay con = chú, thay viên = ông, ta có: ba chú trâu,  một ông quan thì ý nghĩa về số lượng không thay đổi.
  • Thay thúng = bồ, tạ = yến, ta có: ba bồ gạo sáu yến thóc thì ý nghĩa về số lượng thay đổi.

Ghi nhớ:

  • Danh từ được chia thành hai loại lớn là danh từ chỉ đơn vị hoặc danh từ chỉ sự vật. Danh từ chỉ đơn vị nêu tên đơn vị dùng để tính đếm, đo lường sự vật. Danh từ chỉ sự vật nêu tên từng loại hoặc từng cá thể người, sự vật, hiện tượng, khái niệm…
  • Dan từ chỉ đơn vị gồm hai nhóm:
    • Danh từ chỉ đơn vị tự nhiên (loại từ)
    • Danh từ chỉ đơn vị quy ước. Cụ thể là:
      • Danh từ chỉ đơn vị chính xác
      • Danh từ chỉ đơn vị ước chừng

[Luyện tập] Câu 1: Hãy liệt kê một số danh từ chỉ sự vật mà em biết...

Hãy liệt kê một số danh từ chỉ sự vật mà em biết. Đặt câu với một trong số các danh từ ấy?

Trả lời:

  • Một số danh từ chỉ sự vật mà em biết: lợn, gà, trâu, bò, ghế, dép, bút, thước, bàn, xe đạp….
  • Đặt câu:
    • Con lợn này rất béo
    • Chiếc bút này là của bạn Lan
    • Chiếc ghế cuối lớp đã bị hỏng
    • Xe đạp này rất đẹp
    • Đàn trâu ung dung gặm cỏ ngoài đồng…

[Luyện tập] Câu 2: Liệt kê các loại từ:

a. Chuyên đứng trước danh từ chỉ người, ví dụ: ông, vị, cô,...

b. Chuyên đứng trước danh từ chỉ đồ vật, ví dụ: cái, bức, tấm,...

Trả lời:

a. Chuyên đứng trước danh từ chỉ người: Thằng, gã, viên, tên, ngài, người, anh, em, lão, ông, cô, bé…

b. Chuyên đứng trước danh từ chỉ đồ vật: chiếc, quyển, pho, bộ, tờ, mảnh, miếng, hòn, tảng, bức,…

[Luyện tập] Câu 3:  Liệt kê các danh từ:

a. Chỉ đơn vị quy ước chính xác, ví dụ: mét, lít….

b. Chỉ đơn vị quy ước  ước chừng, ví dụ: nắm, mớ, đàn….

Trả lời:

a. Chỉ đơn vị quy ước chính xác: tạ, tấn, yến, cân, gam, lạng, héc-ta, xentimet, ki-lô-mét…

b. Chỉ đơn vị quy ước  ước chừng: bó, quãng, cây, que, thúng, rổ, bơ, bó, bầy, vốc….

[Luyện tập] Câu 4: Lập danh sách các danh từ chỉ đơn vị và danh từ chỉ sự vật ...

Lập danh sách các danh từ chỉ đơn vị và danh từ chỉ sự vật trong bài chính tả Cây bút thần ( từ đầu đến dày đặc các hình vẽ)

Trả lời:

Danh từ chỉ đơn vị và danh từ chỉ vật trong bài Cây Bút Thần (từ đầu đến dày đặc các hình vẽ) là:

  • Danh từ chỉ đơn vị: que, con, ven, các, bức
  • Danh từ chỉ sự vật: Củi, cỏ, bút, đất, chim, sông, tôm, cá, đá, nhà, tường
Tìm kiếm google:

Xem thêm các môn học

Bài soạn văn 6


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com