Bài soạn lớp 6: Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng

Hướng dẫn soạn bài: Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng - Trang 114 sgk ngữ văn 6 tập 1. Tất cả các câu hỏi trong bài học đều được trả lời rành mạch và dễ hiểu. Với cách soạn sau, các em học sinh sẽ nắm tốt nội dung bài học. Ngoài ra, nếu có câu hỏi nào, các em comment phía dưới để thầy cô giải đáp.

[toc:ul]

Tìm hiểu chung tác phẩm

  • Nhân vật trong truyện: Cô mắt, cậu chân, cậu tay, bác tai, lão miệng.
  • Bố cục: 3 phần
    • Phần 1: Từ đầu đến “kéo nhau về” => Chân, Tay, Tai, Mắt, so bì, tị nạnh với lão Miệng.
    • Phần 2: Tiếp đó đến “Họp nhau lại để bàn” => Hậu quả của quyết định.
    • Phần 3: Còn lại =>Cách sửa chữa hậu quả
  • Tóm tắt truyện:

Cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay, bác Tai, lão Miệng sống với nhau vui vẻ hoà thuận. Rồi một ngày cô Mắt phát hiện ra cả nhóm phải làm việc vất vả còn lão Miệng chỉ “ ăn không ngồi rồi” nên đã cùng với cậu Chân, cậu Tay, bác Tai không làm lụng, không chung sống với lão Miệng. Đến ngày thứ bảy cả nhóm mệt mỏi rã rời không chịu nổi. Bác Tai nhận ra sai lầm trước, bảo cả bọn đến chăm sóc lão Miệng. Tất cả thấy mình khoan khoái. Từ đó họ sống thân mật như xưa, không ai tị ai.

Câu 1: Vì sao cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay, bác Tai, so bì với lão Miệng?

Trả lời:

Cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay, bác Tai so bì với lão Miệng vì họ cảm thấy mình làm việc nặng nhọc quanh :

  • Cô Mắt phải luôn nhìn.
  • Cậu Tay, cậu Chân phải luôn hoạt động.
  • Bác Tai phải luôn lắng nghe.
  • Lão Miệng không làm gì cả chỉ ngồi ăn không

Thế là, họ quyết định không làm gì để xem lão Miệng có sống được không. Tất cả đã hăm hở đi đến nhà lão Miệng để trút những nỗi bất bình lên đầu lão.

=>Họ chỉ nhìn thấy vẻ bề ngoài mà chưa nhìn ra sự thống nhất chặt chẽ bên trong.

Câu 2: Truyện mượn các bộ phận cơ thể người để nói chuyện ...

Truyện mượn các bộ phận cơ thể người để nói chuyện con người. Có thể ví dụ cơ thể người như một tổ chức, một cộng đồng… mà Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng là những cá nhân trong tổ chức, cộng đồng đó. Từ mối quan hệ này, truyện nhằm khuyên nhủ răn dạy con người điều gì?

Trả lời:

Truyện mượn các bộ phận cơ thể người để nói chuyện con người. Có thể ví dụ cơ thể người như một tổ chức, một cộng đồng… mà Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng là những cá nhân trong tổ chức, cộng đồng đó. Từ đó nhằm khuyên nhủ, răn dạy con người:

  • Mỗi thành viên không thể sống tách rời tập thể mà phải nương tựa vào nhau để cùng tồn tại. Mỗi hành động, cách ứng xử của cá nhân không chỉ đơn giản tác động đến chính cá nhân ấy mà còn ảnh hưởng đến cả cộng đồng, tập thể.
  • Biết hợp tác và tôn trọng công sức của nhau.
  • Khi tìm hiểu về một sự vật, sự việc phải xem xét chúng một cách toàn diện.

[Luyện tập] Câu 1: Nhắc lại định nghĩa “Truyện ngụ ngôn” và tên gọi những truyện ngụ ngôn đã học

Trả lời:

  • Truyện ngụ ngôn là truyện kể dân gian bằng văn xuôi hay bằng thơ, mượn chuyện về loài vật, đồ vật, cây cỏ... làm ẩn dụ, hoặc chính chuyện con người để nói bóng gió, kín đáo chuyện đời, chuyện người, nhằm nêu lên bài học luân lí.
  • Tên những truyện ngụ ngôn đã học là:
    • Ếch ngồi đáy giếng; 
    • Thầy bói xem voi; 
    • Đeo nhạc cho mèo; 
    • Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng
Tìm kiếm google:

Xem thêm các môn học

Bài soạn văn 6


Copyright @2024 - Designed by baivan.net