Tóm tắt: Bánh chưng, bánh giầy

Tác phẩm Bánh chưng, bánh giầy thuộc thể loại truyện truyền thuyết, nằm trong chương trình văn học lớp 6 tập 1. Dưới đây là tóm tắt truyện cùng với giá trị rút ra từ truyện.

I. Tóm tắt tác phẩm

Vua Hùng Vương thứ sáu, lúc về già muốn tìm trong số hai mươi người con trai một người thật tài đức để nối ngôi nên đã ra điều kiện: trong ngày lễ Tiên vương, không nhất thiết là con trưởng, ai làm vừa ý nhà vua t sẽ được truyền ngôi.

Các Lang đều mong muốn được nối ngôi nên đua nhau sắm lễ thật hậu, thật ngon. Lang Liêu là người con trai thứ mười tám, rất buồn vì nhà nghèo, chỉ quen với việc trồng khoai trồng lúa, không biết lấy đâu ra của ngon vật lạ làm lễ như những Lang khác. Sau một đêm nằm mộng, được một vị thần mách nước, chàng bèn lấy gạo nếp, đậu xanh và thịt lợn làm thành hai thứ bánh loại hình tròn, loại hình vuông dâng lên trong ngày lễ. Vua thấy bánh ngon, lại thể hiện được ý nghĩa sâu sắc nên lấy hai thứ bánh ấy tế Trời, Đất và lễ Tiên vương, đặt tên bánh hình tròn là bánh giầy, bánh hình vuông là bánh chưng và truyền ngôi cho Lang Liêu. Từ đó, nước ta có tục làm bánh chưng bánh giầy vào ngày tết.

II. Giá trị tác phẩm

1. Nội dung

  • Nội dung: Giải thích nguồn gốc của bánh chưng, bánh giầy.
  • Ý nghĩa: Đề cao lao động sáng tạo của con người  và thể hiện sự tôn kính trời, đất, tổ tiên.

2. Nghệ thuật

  • Chi tiết tưởng tượng đặc sắc, mang lại tính hấp dẫn cho truyện.
  •  Lối kể chuyện dân gian (theo trình tự thời gian)
Tìm kiếm google:

Xem thêm các môn học

Bài soạn văn 6


Copyright @2024 - Designed by baivan.net