Soạn văn 6 ngắn nhất bài: Bánh chưng, bánh giầy

Soạn bài: Bánh chưng bánh giầy - ngữ văn 6 tập 1 ngắn gọn nhất. Nhằm giúp học sinh giảm bớt thời gian soạn bài nhưng vẫn đảm bảo nắm đủ ý, baivan giới thiệu các em tổ hợp bài soạn cực ngắn, siêu ngắn và ngắn nhất. Từ đó, học sinh có thêm lựa chọn bài soạn phù hợp với của mình. Soạn Bánh chưng bánh giầy cực ngắn – baivan.

[toc:ul]

I. Câu hỏi trong bài học

Câu 1: (Trang 12 – SGK) Vua Hùng chọn người nối ngôi trong hoàn cảnh nào, với ý định ra sao và bằng hình thức gì?

Câu 2: (Trang 12 – SGK) Vì sao trong các con vua, chỉ có Lang Liêu được thần giúp đỡ?

Câu 3: (Trang 12 – SGK) Vì sao hai thứ bánh của Lang Liêu được vua cha chọn để tế Trời, Đất, Tiên Vương và Lang Liêu được truyền ngôi vua?

Câu 4: (Trang 12 – SGK) Hãy nêu ý nghĩa của truyền thuyết Bánh chưng, bánh giầy.

Câu 1: (Phần Luyện tập -Trang 12) Trao đổi ý kiến: Ý nghĩa của phong tục ngày Tết nhân dân ta làm bánh chưng, bánh giầy. 

Câu 2: (Phần Luyện tập -Trang 12) Đọc truyện này em thích nhất chi tiết nào? Tại sao?

II. Soạn bài siêu ngắn: Bánh chưng bánh giầy

Câu 1: Trong hoàn cảnh: Về già, đất nước đã thanh bình, vua Hùng muốn truyền ngôi, có 20 hoàng tử không biết chọn ai .

Ý định: phải nối được chí của vua, không cần là con trưởng.

Hình thức: làm vừa ý vua,Chính vì thế, nhà vua thử tài để chọn (nhân lễ Tiên vương)

Câu 2: Chỉ có Lang Liêu được thần giúp đỡ, vì:

  • Sớm mồ côi mẹ, là người thiệt thòi nhất.
  • Chàng chăm chỉ làm việc, sống cuộc sống như dân thường.
  • Là người có trí sáng tạo, hiểu được ý thần: “Trong trời đất, không gì quý bằng hạt gạo” và lấy gạo làm bánh để lễ Tiên vương.

=>Ý nguyện của nhân dân lao động, hiền lành, chăm chỉ sẽ luôn nhận được sự giúp đỡ.

Câu 3: Chọn bánh của Lang liêu vì:

  • Thể hiện được sự quý trọng nghề nông.
  • Bánh giầy là tượng trời; bánh chưng là tượng đất biểu tượng cho sự “đùm bọc nhau”.
  • Cách thức gói thể hiện mối quan hệ khăng khít giữa con người với thiên nhiên.
  • Truyền thống đoàn kết, gắn bó và tinh thần đùm bọc nhau.
  • Hiểu ý vua phải phát triển nghề nông thì dân mới no ấm, thái bình. 

Được kế ngôi báu vì:

  • Đề cao được sự kính thờ trời đất và Tổ tiên.
  • Chàng sẽ phát triển nghề nông để mang lại ấm nó, thái bình cho dân.

Câu 4: Ý nghĩa Bánh chưng, bánh giầy:

  • Nguồn gốc của bánh chưng, bánh giầy.
  • Thành tựu văn minh nông nghiệp.
  • Đề cao trí thông minh, lòng hiếu thảo, tôn kính tổ tiên đề cao nghề nông.

Câu 1: Ý nghĩa: Bánh chưng hình vuông tượng trưng Đất,bánh dầy hình tròn tượng trưng Trời, thể hiện triết lý Vuông Tròn của người Việt Nam Bánh chưng giành cho Mẹ, bánh giầy giành cho Cha, tấm lòng uống nước nhớ nguồn, nhắc nhở truyền thống của dân tộc thờ cúng tổ tiên, tầm quan trọng của cây lúa.

Câu 2: Chi tiết:

  • Lang Liêu làm bánh => Sự cần cù hiếu thảo, Lang Liêu đã chứng tỏ mình là người xứng đáng được truyền ngôi.
  • Lang Liêu được thần giúp đỡ => Mong ước của nhân dân lao động ở hiền gặp lành.

III. Soạn bài ngắn nhất: Bánh chưng bánh giầy

Câu 1:

  • Hoàn cảnh: Lúc về già, đất nước đã thanh bình, vua Hùng muốn truyền ngôi, có 20 hoàng tử không biết chọn ai .
  • Ý định: Nối được chí của vua.
  • Hình thức: Vừa ý vua, thử tài để chọn.

Câu 2: Vì: mồ côi mẹ, chăm chỉ, có trí sáng tạo, hiểu được ý thần.

Câu 3: Vì:

  • Thể hiện được sự quý trọng nghề nông.
  • Bánh giầy là tượng trời; bánh chưng là tượng đất =>“đùm bọc nhau”, đoàn kết
  • Mối quan hệ khăng khít giữa người với thiên nhiên.
  • Hiểu phát triển nghề nông thì dân mới no ấm, thái bình. 

Lang Liêu được kế ngôi vì:

  • Đề cao được sự kính thờ trời đất và Tổ tiên.
  • Chàng sẽ mang lại ấm nó, thái bình cho dân.

Câu 4: Ý nghĩa truyện:

  • Giải thích nguồn gốc bánh chưng, bánh giầy.
  • Thành tựu văn minh nông nghiệp, đề cao nghề nông.
  • Đề cao trí thông minh, lòng hiếu thảo, tôn kính tổ tiên.

Câu 1: Ý nghĩa:

  • Bánh chưng tượng trưng Đất, bánh dầy tượng trưng Trời
  • Triết lý Vuông Tròn của người Việt Nam.
  • Tấm lòng uống nước nhớ nguồn.
  • Truyền thống thờ cúng tổ tiên, tầm quan trọng của cây lúa.

Câu 2: Chi tiết:

  • Lang Liêu làm bánh => Sự cần cù hiếu thảo, chứng tỏ mình là người xứng đáng được truyền ngôi.
  • Lang Liêu được thần giúp đỡ => Mong ước ở hiền gặp lành.

IV. Soạn bài cực ngắn: Bánh chưng bánh giầy

Câu 1:

  • Hoàn cảnh: Về già, đất nước thanh bình, vua Hùng muốn truyền ngôi, 20 hoàng tử không biết chọn ai .
  • Ý định: Nối được chí của vua.
  • Hình thức: Vừa ý vua, thử tài để chọn.

Câu 2: Vì: mồ côi mẹ, chăm chỉ, có trí sáng tạo, hiểu được ý thần.

Câu 3: Vì:

  • Biết quý trọng nghề nông.
  • Bánh giầy là tượng trời; bánh chưng là tượng đất =>“đùm bọc nhau”, đoàn kết.
  • Quan hệ giữa người với thiên nhiên.
  • Phát triển nghề nông. 

Được kế ngôi vì:

  • Đề cao được sự kính thờ trời đất và Tổ tiên.
  • Sẽ mang lại ấm nó, thái bình cho dân.

Câu 4: Ý nghĩa:

  • Nguồn gốc bánh chưng, bánh giầy.
  • Văn minh nông nghiệp, đề cao nghề nông.
  • Đề cao trí thông minh, lòng hiếu thảo, tôn kính tổ tiên.

Câu 1: Ý nghĩa:

  • Bánh chưng tượng trưng Đất, bánh dầy tượng trưng Trời
  • Triết lý Vuông Tròn của người Việt.
  • Uống nước nhớ nguồn.
  • Truyền thống thờ cúng tổ tiên, tầm quan trọng của cây lúa.

Câu 2: Chi tiết:

  • Lang Liêu làm bánh => Cần cù, hiếu thảo.
  • Lang Liêu được thần giúp đỡ => Ở hiền gặp lành.

 

Tìm kiếm google:

Xem thêm các môn học

Soạn văn 6 tập 1 ngắn nhất


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com