Bài soạn lớp 6: Bánh chưng bánh giầy

Hướng dẫn soạn bài: Bánh chưng bánh giầy - Trang 9 sgk ngữ văn 6 tập 1. Tất cả các câu hỏi trong bài học đều được trả lời rành mạch và dễ hiểu. Với cách soạn sau, các em học sinh sẽ nắm tốt nội dung bài học. Ngoài ra, nếu có câu hỏi nào, các em comment phía dưới để thầy cô giải đáp

[toc:ul]

Tìm hiểu chung tác phẩm

  • Thể loại: Truyện truyền thuyết
  • Bố cục: Gồm 3 phần
    • Phần 1: Từ đầu -> chứng giám: Vua Hùng chọn người nối ngôi.
    • Phần 2: Tiếp -> hình tròn: cuộc đua tài dâng lễ vật giẵ các lang.
    • Phần 3: Còn lại: Kết quả cuộc thi tài.
  • Sự việc chính trong truyện:
    • Nhân lúc về già, vua Hùng Vương thứ 7 trong ngày lễ Tiên vương có ý định chọn người nối ngôi.
    • Các lang cố ý làm vừa lòng vua bằng những mâm cỗ thật đầy, thật hậu.
    • Riêng Lang Liêu được thần mách bảo dùng hai loại bánh dâng lễ Tiên Vương.
    • Vua Hùng chọn bánh để lễ Tiên Vương và tế trời đất, nhường ngôi báu cho chàng.
    • Từ đời Vua Hùng thứ 7, nước ta có tục lệ làm bánh chưng, bánh giầy trong các dịp lễ tết.

Câu 1: Vua Hùng chọn người nối ngôi trong hoàn cảnh nào,..

Vua Hùng chọn người nối ngôi trong hoàn cảnh nào, với ý định ra sao và bằng hình thức gì?

Trả lời:

  • Vua Hùng chọn người nối ngôi trong hoàn cảnh:
    • Giặc ngoài đã dẹp yên
    • Vua muốn nhân dân được ấm no
    • Nhà vua đã già
  • Ý định của vua Hùng là: Người nối ngôi phải được chí vua, không nhất thiết phải là con trai trưởng.
  • Hình thức chọn người nối ngôi: Nhân ngày lễ Tiên Vương ai làm vừa ý vua sẽ được truyền ngôi. Chính vì thế, nhà vua dùng hình thức thử tài để chọn (nhân lễ Tiên vương, ai làm vừa ý vua sẽ được truyền ngôi).

=>Vua Hùng là người biết lo cho dân và rất sáng suốt trong việc chọn người nối ngôi.

Câu 2: Vì sao trong các con vua, chỉ có Lang Liêu được thần giúp đỡ?

Trả lời:

Lang Liêu được thần giúp đỡ vì:

  • Chàng sớm mồ côi mẹ, so với anh em, chàng là người thiệt thòi nhất.
  • Tuy là con vua, nhưng “từ khi lớn lên, ra ở riêng” chàng chăm chỉ làm việc đồng áng,  sống cuộc sống như dân thường.
  • Đồng thời, chàng là người có trí sáng tạo, hiểu được ý thần: “Trong trời đất, không gì quý bằng hạt gạo” và lấy gạo làm bánh để lễ Tiên vương.

=>Qua đó truyện đã thể hiện ý nguyện của nhân dân lao động, những người hiền lành, chăm chỉ sẽ luôn nhận được sự giúp đỡ khi khó khăn, hoạn nạn.

Câu 3: Vì sao hai thứ bánh của Lang Liêu được vua cha chọn ...

Vì sao hai thứ bánh của Lang Liêu được vua cha chọn để tế Trời, Đất, Tiên Vương và Lang Liêu được truyền ngôi vua?

Trả lời:

  • Hai thứ bánh của Lang Liêu được vua cha chọn để tế Trời, Đất, Tiên Vương vì:
    • Hai thứ bánh tượng trưng cho trời đất, cỏ cây muôn loài. Là biểu tượng cho sự đùm bọc.
    • Hai thứ bánh cũng hợp với ý vua chứng tỏ Lang Liêu là người hiểu được ý vua, nối được chí vua.
  • Lang Liêu là người được nối ngôi vua vì:
    • Lang Liêu có tài đức hơn hẳn các Lang
    • Là người thiệt thòi nhất.
    • Là người duy nhất hiểu được ý vua, nối được chí vua.

Câu 4: Hãy nêu ý nghĩa của truyện Bánh chưng, bánh giầy?

Trả lời:

  • Ý nghĩa của chuyện bánh chưng, bánh giầy:
    • Giải thích nguồn gốc hai loại bánh cổ truyền và tập tục làm bánh chưng, làm bánh giầy vào dịp tết.
    • Đề cao tục thờ cúng tổ tiên, trời đất.
    • Đề cao lao động, nghề nông trồng lúa nước
    • Phản ánh thành tựu văn minh nông nghiệp buổi đầu dựng nước.

[Luyện tập] Câu 1: Trao đổi ý kiến: Ý nghĩa của phong tục ngày Tết ...

Trao đổi ý kiến: Ý nghĩa của phong tục ngày Tết nhân dân ta làm bánh chưng, bánh giầy?

Trả lời:

Dân tộc nào cũng có thức ăn truyền thống. Song chưa thấy dân tộc nào có một thức ăn vừa độc đáo, vừa ngon lành, vừa bổ, vừa gắn liền với truyền thuyết dân tộc lâu đời. Bánh chưng hình vuông, màu xanh, tượng trưng Trái Đất. Bánh dầy hình tròn, màu trắng, tượng trưng Trời, dương, thể hiện triết lý Vuông Tròn của người Việt Nam  Bánh chưng âm giành cho Mẹ, bánh giầy dương giành cho Cha. Bánh chưng bánh giầy là thức ăn trang trọng, cao quý nhất để cúng Tổ tiên, thể hiện tấm lòng uống nước nhớ nguồn, nhớ công ơn sinh thành dưỡng dục to lớn, bao la như trời đất của cha mẹ. 

Sự tích trên muốn nhắc nhở con cháu về truyền thống của dân tộc, thờ cúng tổ tiên; là lời giải thích ý nghĩa cũng như nguồn cội của của Bánh Chưng, Bánh Giầy trong văn hóa, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của cây lúa và thiên nhiên trong nền văn hoá lúa nước.

[Luyện tập] Câu 2: Đọc truyện này, em thích nhất chi tiết nào? Vì sao?

Trả lời:

Đọc truyện này, em thích nhất là chi tiết Lang Liêu nằm mộng và được thần đến mách bảo.

Vì, chi tiết vị thần này làm cho câu chuyện thêm hấp dẫn, đồng thời đây là chi tiết thường hay gặp trong truyện dân gian, thể hiện mong ước của nhân dân lao động là ở hiền sẽ gặp lành, khi gặp khó khăn sẽ nhận được sự giúp đỡ.

Tìm kiếm google:

Xem thêm các môn học

Bài soạn văn 6


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com