[toc:ul]
Ví dụ 1:
a. Gạch dưới những từ ngữ giống nhau trong các câu sau:
( Thép Mới)
b. Việc lặp đi lặp lại từ “Tre” có gì khác việc lặp từ “truyện dân gian”?
c. Chữa lại câu mắc lỗi lặp từ?
Trả lời:
a. gạch chân những từ giống nhau:
( Thép Mới)
b. Việc lặp lại từ “tre” nhằm nhấn mạnh ý diễn đạt, tạo nhịp điệu cho câu văn.
Việc lặp lại từ “truyện dân gian” lại khiến cho lời nói dài dòng, nặng nề.
c. Chữa lại câu mắc lỗi lặp từ:
Ví dụ:
a. Trong những câu sau, những từ nào dùng không đúng?
b. Nguyên nhân mắc lỗi trên là?
c. Hãy viết lại các từ bị dùng sai cho đúng.
Trả lời:
a. Những từ dùng không đúng là:
b. Nguyên nhân mắc lỗi là: Không nhớ chính xác hình thức ngữ âm của từ.
c. Sửa lại cho đúng:
a. Bạn Lan là một lớp trưởng gương mẫu nên cả lớp ai củng đều rất lấy làm quý mến bạn Lan.
b. Sau khi nghe cô giáo kể câu chuyện ấy, chúng tôi ai cũng thích nhân vật trong câu chuyện này vì những nhân vật ấy đều là những nhân vật có phẩm chất đạo đức tốt đẹp.
c. Quá trình vượt núi cao cũng là quá trình con người trưởng thành, lớn lên.
Lược bỏ những từ ngữ trùng lặp trong câu:
a. Ai, bạn, cũng đều, lấy làm, bạn, Lan
=> Lan là một lớp trưởng gương mẫu nên cả lớp rất quý mến.
b. Bỏ từ “câu chuyện ấy” thay bằng “chuyện ấy”
Bỏ “những nhân vật ấy” thay bằng “họ”.
Bỏ “những nhân vật” thay bằng “những người”.
=>Sau khi nghe cô giáo kể, chúng tôi ai cũng thích nhân vật trong câu chuyện ấy vì họ đều là những người có phẩm chất đạo đức tốt đẹp.
c. Bỏ từ “lớn lên” vì trùng nghĩa với “trưởng thành”
=>Qúa trình vượt núi cũng là quá trình con người trưởng thành.
Hãy thay từ dùng sai trong các câu dưới đây bằng những từ khác. Theo em, nguyên nhân chủ yếu của việc dùng sai đó là gì?
a. Tiếng Việt có khả năng diễn tả linh động mọi trạng thái tình cảm của con người.
b. Có một số bạn còn bàng quang với lớp.
c. Vùng này còn khá nhiều thủ tục này: ma chay, cưới xin đều có cỗ bàn linh đình; ốm không đi bệnh viện mà ở nhà cúng bái,...
a. Bỏ “linh động” thay bằng “sinh động”.
b. Bỏ “bàng quang” thay bằng “ bàng quan”.
c. Bỏ “thủ tục” thay bằng “hủ tục”.