Soạn văn 6 ngắn nhất bài: Thầy thuốc giỏi cốt ở tấm lòng

Soạn bài: “Thầy thuốc giỏi cốt ở tấm lòng” - ngữ văn 6 tập 1 ngắn gọn nhất. Nhằm giúp học sinh giảm bớt thời gian soạn bài nhưng vẫn đảm bảo nắm đủ ý, baivan giới thiệu các em tổ hợp bài soạn cực ngắn, siêu ngắn và ngắn nhất. Từ đó, học sinh có thêm lựa chọn bài soạn phù hợp với của mình. Soạn “Thầy thuốc giỏi cốt ở tấm lòng” cực ngắn – baivan.

[toc:ul]

I. Câu hỏi trong bài học

Bài tập 1: (Trang 164 - SGK Ngữ văn 6 tập 1) Hãy kể ra những chi tiết nói về nhân vật Thái y lệnh họ Phạm. Từ đó trả lời các câu hỏi

a. Thái y lệnh là người thế nào? Điều gì làm cho em cảm phục và suy nghĩ nhiều nhất?

b. Phân tích, bình luận lời đối thoại của Thái y với vị quan Trung sứ.

Bài tập 2: (Trang 165 - SGK Ngữ văn 6 tập 1) Trước cảnh xử sự của Thái y lệnh, thái độ của Trần Anh Vương diễn biến như thế nào? Qua đó nhân cách của Trần Anh Vương được thể hiện ra sao?

Bài tập 3: (Trang 165 - SGK Ngữ văn 6 tập 1) Qua câu chuyện “Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng” có thể rút ra cho người làm nghề y hôm nay và mai sau bài học gì?

Bài tập 4: (Trang 165 - SGK Ngữ văn 6 tập 1) Hãy so sánh nội dung y đức được thể hiện qua văn bản “Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng” và văn bản kể về Tuệ Tĩnh.

LUYỆN TẬP

Bài tập 1: (Trang 165 - SGK Ngữ văn 6 tập 1) Một bậc lương y chân chính theo mong mỏi của Trần Anh Vương phải như thế nào? Hãy so sánh nội dung đó với nội dung trong lời thề của Hi-pô-cờ-rát được trích ở phần đọc thêm.

Bài tập 2: (Trang 165 - SGK Ngữ văn 6 tập 1) Nhan đề văn bản này nguyên văn chữ Hán là Y thiện dụng tâm. Có sách dịch nhan đề trên là thầy thuốc giỏi ở tấm lòng, ở đây dịch Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng. Vậy có gì khác nhau? Em tán thành cách nào? Lí do?

II. Soạn bài siêu ngắn: Thầy thuốc giỏi cốt ở tấm lòng

Bài tập 1: Những chi tiết nói về nhân vật Thái y lệnh họ Phạm.

  • Đem hết của cải trong nhà ra mua các loại thuốc tốt, tích trữ thóc gạo, gặp kẻ bệnh tật cơ khổ ngài cho ở nhà mình, cấp cơm cháo, chữa trị.
  • Năm đói kém dựng thêm nhà cho những kẻ khốn cùng, đói khát và bệnh tật đến ở, cứu sống hàng vạn người.
  • Trả lời quan Trung sứ: bệnh đó không gấp, nay mạng sống của nhà người này chỉ trong khoảnh khắc. Tôi hãy cứu họ trước, lát sẽ đến vương phủ.

a. Thái y lệnh họ Phạm: là người thầy thuốc tâm huyết, dành toàn bộ trí tuệ, sức lực cho sự nghiệp cứu người. Ông luôn đặt mục đích cứu người lên trên hết, là tấm gương về một người thầy thuốc mẫu mực, giàu lòng nhân ái, hết lòng vì người bệnh.

 - Điều khiến em cảm phục nhất: ông đem hết của cải trong gia đình để mua thuốc, mua gạo cứu chữa những bệnh nhân => y đức của người thầy thuốc vô cùng cao quý.

b. Lời đối thoại:

 - Tôi có mắc tội, cũng không biết làm thế nào. Nếu người kia không được cứu, sẽ chết trong khoảnh khắc, chẳng biết trông vào đâu. Tính mệnh của tiểu thần còn trông cậy vào chúa thượng, may ra thoát. Tội tôi xin chịu.

* Phân tích: ông không phân biệt người bệnh là dân nghèo hay quan lại, người nào bệnh tình nguy kịch hơn ông ưu tiên cứu chữa trước => đạo đức của người làm thầy thuốc, đặt tính mạng của mình dưới tính mạng của người dân thường trong cơn lâm nguy. Dù có thể nguy hiểm đến chính bản thân mình nhưng ông vẫn nghĩ cho người bệnh.

Bài tập 2: Trước cách xử sự của Thái y lệnh, thái độ của Trần Anh Vương từ chỗ quở trách, chuyển sang mừng rỡ, khen ngợi. 

=> Trần Anh Vương đã cho thấy ông là vị vua nhân từ, sáng suốt, biết nhìn nhận nhân cách của một bề tôi toàn tài toàn đức, là người biết coi trọng người tài, biết những lí lẽ phải trái, ủng hộ hành động đúng đắn của người bề tôi.

Bài tập 3: Người làm nghề y trước hết cần trau dồi, tu luyện chuyên môn cho tinh, giỏi, phải có tấm lòng nhân ái, biết yêu thương, tận tụy vì người bệnh không sợ uy quyền, không sợ an nguy đến tính mạng bản thân, chữa bệnh bằng tất cả tấm lòng và tài năng của mình, ưu tiên bệnh nặng cứu trước, bệnh nhẹ chữa trị sau, đặt tính mạng của người bệnh lên hàng đầu.

Bài tập 4: So sánh giữa hai bậc danh y ta thấy Tuệ Tĩnh và Thái y lệnh có rất nhiều điểm giống nhau:

*Giống:

  • Đều sống ở thời đại nhà Trần.
  • Là những y đức nổi tiếng được mọi người trọng vọng.
  • Đều yêu thương và chăm sóc những người bệnh nghèo khổ.
  • Không phân biệt người bệnh giàu hay nghèo, bản lĩnh trước uy quyền.

*Khác nhau: Các mâu thuẫn và tình huống ở truyện nói về Thái y lệnh gay gắt và căng thẳng hơn.

 =>Tuệ Tĩnh và Thái y lệnh là hai tấm gương lớn về y đức về tấm lòng cao cả của người thầy thuốc

LUYỆN TẬP

Bài tập 1:

  • Một bậc lương y chân chính theo mong mỏi của Trần Anh Vương phải là người giỏi về nghề nghiệp, có tấm lòng nhân ái, thương dân như con, không phân biệt người bệnh sang hèn mà cần hết lòng cứu chữa.
  • Lời thề của Hi-pô-cờ-rát: “Tôi không lấy tiền thù lao quá đáng và sẽ săn sóc miễn phí cho người nghèo”
  • Qua lời mong mỏi của Trần Anh Vương và lời thề của Hi-pô-cờ-rát, ta đều nhận thấy niềm mong mỏi về y đức của người làm thầy thuốc, vua mong muốn tay nghề của người thầy thuốc phải giỏi.

Bài tập 2: Ngay nhan đề của bài văn đã đề cập đến chữ “tâm” và chừ “tài” trong nghề y, dường như ý nói thầy thuốc giỏi ở tấm lòng là đủ. 

 - Nếu dịch “thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng” thì có nghĩa là thầy thuốc vừa giỏi vừa có tâm lòng. 

=> Tiêu đề thứ hai hay và sâu sắc hơn vì nhấn mạnh tầm quan trọng của lương y và đức độ của người thầy thuốc.

III. Soạn bài ngắn nhất: Thầy thuốc giỏi cốt ở tấm lòng

Bài tập 1: Chi tiết nói về Thái y lệnh họ Phạm:

  • Đem hết của cải trong nhà ra mua các loại thuốc tốt, tích trữ thóc gạo, gặp kẻ bệnh tật cơ khổ ngài cho ở nhà mình, cấp cơm cháo, chữa trị.
  • Năm đói kém dựng thêm nhà cho những kẻ khốn cùng, đói khát và bệnh tật đến ở, cứu sống hàng vạn người.
  • “bệnh đó không gấp, nay mạng sống của nhà người này chỉ trong khoảnh khắc. Tôi hãy cứu họ trước, lát sẽ đến vương phủ”. Đây là cách ông trả lời quan Trung sứ.

a. Thái y lệnh họ Phạm: 

  • Thầy thuốc tâm huyết.
  • Dành toàn bộ trí tuệ, sức lực cho sự nghiệp cứu người. 
  • Đặt mục đích cứu người lên trên hết.
  • Là thầy thuốc mẫu mực, giàu lòng nhân ái, hết lòng vì người bệnh.

=> Em cảm phục nhất: ông đem hết của cải trong gia đình để mua thuốc, mua gạo cứu chữa những bệnh nhân,  y đức của người thầy thuốc vô cùng cao quý.

b. Lời đối thoại:

 - Tôi có mắc tội, cũng không biết làm thế nào. Nếu người kia không được cứu, sẽ chết trong khoảnh khắc, chẳng biết trông vào đâu. Tính mệnh của tiểu thần còn trông cậy vào chúa thượng, may ra thoát. Tội tôi xin chịu.

* Phân tích:

  • Ông không phân biệt người bệnh, người nào bệnh tình nguy kịch hơn ông ưu tiên cứu chữa trước.
  • Đạo đức của người làm thầy thuốc, đặt tính mạng của mình dưới tính mạng của người dân thường trong cơn lâm nguy. 
  • Dù có thể nguy hiểm đến chính bản thân mình nhưng ông vẫn nghĩ cho người bệnh.

Bài tập 2: Trước cách xử sự của Thái y lệnh, thái độ của Trần Anh Vương từ chỗ quở trách, chuyển sang mừng rỡ, khen ngợi. 

*Nhận xét: Trần Anh Vương là vị vua nhân từ, sáng suốt, biết nhìn nhận nhân cách của một bề tôi toàn tài toàn đức, là người biết coi trọng người tài, biết những lí lẽ phải trái, ủng hộ hành động đúng đắn của người bề tôi.

Bài tập 3:Bài học rút ra cho người làm nghề y hôm nay và mai sau:  trước hết cần trau dồi, tu luyện chuyên môn, phải có tấm lòng nhân ái, biết yêu thương, tận tụy vì người bệnh không sợ uy quyền, không sợ an nguy đến tính mạng bản thân, chữa bệnh bằng tất cả tấm lòng và tài năng của mình, ưu tiên bệnh nặng cứu trước, bệnh nhẹ chữa trị sau, đặt tính mạng của người bệnh lên hàng đầu.

Bài tập 4: So sánh giữa hai bậc danh y ta thấy Tuệ Tĩnh và Thái y lệnh:

*Giống: Đều sống ở thời đại nhà Trần, Là những y đức nổi tiếng được mọi người trọng vọng, đều yêu thương và chăm sóc những người bệnh nghèo khổ, không phân biệt người bệnh giàu hay nghèo, bản lĩnh trước uy quyền.

*Khác nhau: Các mâu thuẫn và tình huống ở truyện nói về Thái y lệnh gay gắt và căng thẳng hơn.

 Tuệ Tĩnh và Thái y lệnh là hai tấm gương lớn về y đức về tấm lòng cao cả của người thầy thuốc

LUYỆN TẬP

Bài tập 1: Theo mong mỏi của Trần Anh Vương bậc lương y chân chính phải là: Người giỏi về nghề nghiệp.

  • Có tấm lòng nhân ái, thương dân như con.
  • Không phân biệt người bệnh sang hèn mà cần hết lòng cứu chữa.

 * Lời thề của Hi-pô-cờ-rát: “Tôi không lấy tiền thù lao quá đáng và sẽ săn sóc miễn phí cho người nghèo”

 - Qua lời thề của Hi-pô-cờ-rát và mong mỏi của Trần Anh Vương: nhận thấy niềm mong mỏi về y đức của người làm thầy thuốc, vua mong muốn tay nghề của người thầy thuốc phải giỏi.

Bài tập 2: Nhan đề của bài văn đã đề cập đến chữ “tâm” và chữ “tài” trong nghề y => thầy thuốc giỏi ở tấm lòng là đủ. 

  •  “thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng” => thầy thuốc vừa giỏi vừa có tâm lòng. 

* Em tán thành nhan đề thứ hai vì  hay và sâu sắc hơn , nó nhấn mạnh được tầm quan trọng của lương y và đức độ của người thầy thuốc.

IV. Soạn bài cực ngắn: Thầy thuốc giỏi cốt ở tấm lòng

Bài tập 1: Các chi tiết nói về Thái y lệnh họ Phạm:

  • Đem hết của cải trong nhà ra mua các loại thuốc tốt, tích trữ thóc gạo, gặp kẻ bệnh tật cơ khổ ngài cho ở nhà mình, cấp cơm cháo, chữa trị.
  • Năm đói kém dựng thêm nhà cho những kẻ khốn cùng, đói khát và bệnh tật đến ở, cứu sống hàng vạn người.
  • “bệnh đó không gấp, nay mạng sống của nhà người này chỉ trong khoảnh khắc. Tôi hãy cứu họ trước, lát sẽ đến vương phủ”. Đây là cách ông trả lời quan Trung sứ.

a. Thái y lệnh họ Phạm là người thầy lương y tâm huyết, dành toàn bộ trí tuệ, sức lực cho sự nghiệp cứu người, mục đích cứu người lên trên hết, mẫu mực, giàu lòng nhân ái, hết lòng vì người bệnh.

  • Chi tiết “ông đem hết của cải trong gia đình để mua thuốc, mua gạo cứu chữa những bệnh nhân” làm e cảm phục nhất. Bởi cho e thấy được  y đức của người thầy thuốc vô cùng cao quý

b. Lời đối thoại: “Tôi có mắc tội, cũng không biết làm thế nào. Nếu người kia không được cứu, sẽ chết trong khoảnh khắc, chẳng biết trông vào đâu. Tính mệnh của tiểu thần còn trông cậy vào chúa thượng, may ra thoát. Tội tôi xin chịu.”

  • Phân tích:

 - Ông không phân biệt người bệnh, người nào bệnh tình nguy kịch hơn ông ưu tiên cứu chữa trước.

 - Đạo đức của người làm thầy thuốc, đặt tính mạng của mình dưới tính mạng của người dân thường trong cơn lâm nguy. 

 - Dù có thể nguy hiểm đến chính bản thân mình nhưng ông vẫn nghĩ cho người bệnh.

Bài tập 2: Thái độ của Trần Anh Vương từ chỗ quở trách, chuyển sang mừng rỡ, khen ngợi. 

=>Trần Anh Vương: vị vua nhân từ, sáng suốt, biết nhìn nhận nhân cách của một bề tôi toàn tài toàn đức, là người biết coi trọng người tài, biết những lí lẽ phải trái, ủng hộ hành động đúng đắn của người bề tôi.

Bài tập 3: Bài học:  Cần trau dồi, tu luyện chuyên môn, phải biết yêu thương, có tấm lòng nhân ái, tận tụy vì người bệnh không sợ uy quyền, không sợ an nguy đến tính mạng bản thân, chữa bệnh bằng tất cả tấm lòng và tài năng của mình, ưu tiên bệnh nặng cứu trước, bệnh nhẹ chữa trị sau, đặt tính mạng của người bệnh lên hàng đầu.

Bài tập 4: So sánh:

*Giống: Đều ở thời đại nhà Trần, là những y đức nổi tiếng được mọi người trọng vọng, đều yêu thương và chăm sóc những người bệnh nghèo khổ, không phân biệt người bệnh giàu hay nghèo, bản lĩnh trước uy quyền.

*Khác nhau: tình huống,các mâu thuẫn ở truyện nói về Thái y lệnh gay gắt và căng thẳng hơn =>Tuệ Tĩnh và Thái y lệnh là hai tấm gương lớn về y đức về tấm lòng cao cả của người thầy thuốc

LUYỆN TẬP

Bài tập 1: Theo mong mỏi của Trần Anh Vương bậc lương y chân chính phải là: giỏi về nghề nghiệp,  tấm lòng nhân ái, thương dân như con, hết lòng cứu chữa.

*Lời thề của Hi-pô-cờ-rát: “Tôi không lấy tiền thù lao quá đáng và sẽ săn sóc miễn phí cho người nghèo”

 => Niềm mong mỏi về y đức của người làm thầy thuốc, vua mong muốn tay nghề của người thầy thuốc phải giỏi.

Bài tập 2: Phân tích ý nghĩa:

  •  Chữ “tâm” và chữ “tài” trong nghề y: thầy thuốc giỏi ở tấm lòng là đủ. 
  •  “thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng”: thầy thuốc vừa giỏi vừa có tấm lòng. 

* Em tán thành nhan đề “thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng” vì  thể hiện và nhấn mạnh được tầm quan trọng của lương y và đức độ của người thầy thuốc.

 

Tìm kiếm google: hướng dẫn soạn thầy thuốc giỏi cốt ở tầm lòng ngữ văn 6 tập 1.

Xem thêm các môn học

Soạn văn 6 tập 1 ngắn nhất


Copyright @2024 - Designed by baivan.net