Soạn văn 6 ngắn nhất bài: Con rồng cháu tiên

Soạn bài: Con Rồng cháu tiên - ngữ văn 6 tập 1 ngắn gọn nhất. Nhằm giúp học sinh giảm bớt thời gian soạn bài nhưng vẫn đảm bảo nắm đủ ý, baivan giới thiệu các em tổ hợp bài soạn cực ngắn, siêu ngắn và ngắn nhất. Từ đó, học sinh có thêm lựa chọn bài soạn phù hợp với của mình. Soạn Con Rồng cháu tiên cực ngắn - baivan

[toc:ul]

I.  Câu hỏi trong bài học

Câu 1: Hãy tìm những chi tiết trong truyện thể hiện tính chất kì lạ, cao quý về nguồn gốc và hình dạng của Lạc Long Quân và Âu Cơ

Câu 2: (Trang 8 - SGK) Việc kết duyên của Lạc Long Quân cùng Âu Cơ và chuyện Âu Cơ sinh nở có điều gì kì lạ? Lạc Long Quân và Âu Cơ chia con như thế nào và để làm gì? Theo truyện này thì người Việt là con cháu của ai?

Câu 3: (Trang 8 – SGK) Em hiểu thế nào là chi tiết tưởng tượng kì ảo? Hãy nói rõ vai trò của các chi tiết này trong truyện?

Câu 4: (Trang 8 – SGK) Thảo luận ở lớp: Ý nghĩa của truyện Con Rồng cháu Tiên. Hãy đọc thêm phần Đọc thêm để hiểu đầy đủ ý nghĩa đó hơn?

Câu 1: (Phần Luyện tập – Trang 8) Em biết những truyện nào của các dân tộc khác ở Việt Nam, cũng giải thích nguồn gốc dân tộc tương tự như truyện “Con Rồng, cháu Tiên”? Sự giống nhau ấy khẳng định điều gì?

Câu 2: (Phần Luyện tập – Trang 8)  Hãy kể diễn cảm truyện Con Rồng cháu Tiên?

II. Soạn bài siêu ngắn: Con Rồng cháu tiên

Câu 1: Chi tiết thể hiện tính chất lạ kỳ, lớn lao, đẹp đẽ của hình tượng Lạc Long Quân và Âu Cơ về nguồn gốc và hình dạng:

  • Lạc Long Quân là con trai thần Long Nữ,sống được cả dưới nước và trên cạn, có nhiều phép lạ.
  • Âu Cơ thuộc dòng họ Thần Nông (ở trên núi),  xinh đẹp tuyệt trần, gặp gỡ và kết duyên cùng Lạc Long Quân sinh ra bọc nở trăm người con trai khỏe mạnh, tuấn tú.
  • Họ chia con ra cai quản các phương kẻ trên núi, người dưới biển.

Câu 2: Việc kết duyên của Lạc Long Quân cùng Âu Cơ và chuyện Âu Cơ sinh nở có nhiều điều kì lạ:  

  • Lạc Long Quân sống dưới nước đã đem lòng yêu và kết duyên cùng Âu Cơ thuộc họ Thần Nông sống trên núi cao. Sau đó, Âu cơ sinh ra bọc trứng nở trăm người con.
  • Họ chia 50 con theo mẹ lên chốn non cao, 50 người con theo cha để cai trị.

=>Theo truyện ngày thì người Việt Nam ta là con cháu của vị thần nòi Rồng là Lạc Long Quân và của bà Âu cơ nòi giống Tiên.

Câu 3: Em hiểu chi tiết tưởng tượng kì ảo:

  • Là những chi tiết không có thật.
  • Giúp nhân vật và sự kiện lịch sử mang màu sắc thần thoại. 

Câu 4: Ý nghĩa của truyện:

  • Giải thích nguồn gốc thiêng liêng của dân tộc ta.
  • Thể hiện niềm tự hào, ý nguyện đoàn kết của dân tộc Việt.

Câu 1: (Phần Luyện tập – Trang 8) Các truyện tương tự truyện Con Rồng, cháu Tiên như:

  • Truyện Quả trứng thiêng của dân tộc Mường.
  • Truyện Quả bầu mẹ của dân tộc Khơ Mú.

Ý nghĩa của sự giống nhau:

  • Đều nói về nguồn gốc của các dân tộc.
  • Khẳng định về tình đoàn kết giữa các dân tộc anh em.
  • Sự gặp gỡ, giao thoa nền văn hóa giữa các dân tộc.

Câu 2: (Phần Luyện tập – Trang 8)  Để kể truyện được hay và cảm xúc, cần lưu ý một số yếu tố sau:

  • Bám sát các chi tiết cơ bản, xác định giọng kể.
  • Từ "Ngày xưa"... "hiện lên" giọng trầm.
  • "Bấy giờ"..."điện Long Trang" giọng hồi tưởng, đến "như thần" thì ngừng lâu hơn, và  "Thế rồi..." giọng cao hơn.
  •  Thể hiện tính chất của lời thoại. Đoạn cuối kể chậm và nhấn giọng.
  • Lạc Long Quân giọng khẳng khái rõ ràng và Âu Cơ dịu dàng.

III. Soạn bài ngắn nhất: Con rồng cháu tiên

Câu 1: Chi tiết thể hiện tính chất lạ kì, lớn lao, đẹp đẽ của hình tượng Lạc Long Quân và Âu Cơ: Lạc Long Quân là con trai thần Long Nữ, sống được cả dưới nước và trên cạn, có nhiều phép lạ. Âu Cơ thuộc dòng họ Thần Nông (ở trên núi),  xinh đẹp tuyệt trần, gặp gỡ và kết duyên cùng nhau, sinh ra bọc nở trăm người con. Họ chia con ra cai quản các phương kẻ trên núi, người dưới biển.

Câu 2: Việc kết duyên của Lạc Long Quân cùng Âu Cơ và chuyện Âu Cơ sinh nở có nhiều điều kì lạ:

  •  Lạc Long Quân sống dưới nước đã kết duyên cùng Âu Cơ họ Thần Nông sống trên núi cao, rồi sinh ra bọc trứng nở trăm người con. 50 con theo mẹ lên chốn non cao, 50 người con theo cha để cai trị.

=>Theo truyện thì người Việt Nam ta là con cháu của vị thần nòi Rồng là Lạc Long Quân và của Âu cơ nòi giống Tiên.

Câu 3: Chi tiết tưởng tượng, kì ảo là: những chi tiết không có thật. 

=>Nhân vật và sự kiện lịch sử mang màu sắc thần thoại. 

Câu 4: Ý nghĩa của truyện Con Rồng cháu Tiên. 

  • Giải thích nguồn gốc dân tộc Việt Nam.
  • Thể hiện niềm tự hào, ý nguyện đoàn kết của người Việt.

Câu 2: Hướng dẫn: Để kể truyện được hay và cảm xúc:

  • Nắm chi tiết cơ bản, xác định giọng kể.
  • "Ngày xưa" đến "hiện lên" giọng trầm.
  • "Bấy giờ" đến "điện Long Trang" giọng hồi tưởng, "Thế rồi..." giọng cao hơn.
  •  Đoạn cuối kể chậm và nhấn giọng.
  • Lạc Long Quân khẳng khái rõ ràng và Âu Cơ dịu dàng.

IV. Soạn bài cực ngắn: Con Rồng cháu tiên

Câu 1: Chi tiết thể hiện tính chất lạ kì, lớn lao, đẹp đẽ của Lạc Long Quân và Âu Cơ về nguồn gốc và hình dạng:

  • Lạc Long Quân là con trai thần Long Nữ có nhiều phép lạ(ở nước, cả trên cạn), Âu Cơ thuộc dòng họ Thần Nông (ở trên núi),  xinh đẹp tuyệt trần, đã kết duyên sinh ra bọc nở trăm người con trai khỏe mạnh.Họ chia con cai quản các phương kẻ trên núi, người dưới biển.

Câu 2: Kết duyên của Lạc Long Quân cùng Âu Cơ và chuyện Âu Cơ sinh nở có nhiều điều kì lạ:

 Lạc Long Quân sống dưới nước đã kết duyên cùng Âu Cơ sống trên núi cao, sinh ra bọc trứng nở trăm người con.

50 con theo mẹ lên chốn non cao, 50 người con theo cha về ven biển để chiếm lĩnh các vùng đất, mở rộng nơi cư trú, làm ăn để cho gia đình tương lai trở thành dân tộc đất nước, giúp đỡ lẫn nhau dễ hơn.

=>Theo truyện thì ta là con cháu của vị thần nòi Rồng là Lạc Long Quân và của Âu cơ nòi giống Tiên.

Câu 3: Chi tiết tưởng tượng, kì ảo là những chi tiết không có thật, giúp nhân vật và sự kiện lịch sử mang màu sắc thần thoại. 

Câu 4: Ý nghĩa của truyện: Giới thiệu nguồn gốc của dân tộc Việt Nam, thể hiện niềm tự hào, đoàn kết của người Việt.

Câu 2: Hướng dẫn: Để kể truyện được hay và cảm xúc, cần lưu ý một số yếu tố sau:

  • Nắm chi tiết cơ bản.
  • "Ngày xưa"..."hiện lên" giọng trầm.
  • "Bấy giờ" ..."điện Long Trang" giọng hồi tưởng, "Thế rồi..." giọng cao hơn.
  •   Đoạn cuối chậm và nhấn giọng.
  • Lạc Long Quân khẳng khái rõ ràng, Âu Cơ dịu dàng.

 

 

Tìm kiếm google:

Xem thêm các môn học

Soạn văn 6 tập 1 ngắn nhất


Copyright @2024 - Designed by baivan.net