Soạn văn 6 ngắn nhất bài:Thánh Gióng

Soạn bài: “Thánh Gióng” - ngữ văn 6 tập 1 ngắn gọn nhất. Nhằm giúp học sinh giảm bớt thời gian soạn bài nhưng vẫn đảm bảo nắm đủ ý, baivan giới thiệu các em tổ hợp bài soạn cực ngắn, siêu ngắn và ngắn nhất. Từ đó, học sinh có thêm lựa chọn bài soạn phù hợp với của mình. Soạn “Thánh Gióng” cực ngắn - baivan.

[toc:ul]

I. Câu hỏi trong bài học

Câu 1: (Trang 22 – SGK)  Trong truyện Thánh Gióng có những nhân vật nào? Ai là nhân vật chính? Nhân vật chính được xây dựng bằng rất nhiều chi tiết tưởng tượng  kì ảo và giàu ý nghĩa. Em hãy tìm và liệt kê những chi tiết đó.

Câu 2: (Trang 22 – SGK) Theo em, các chi tiết sau đây có ý nghĩa như thế nào?

a.Tiếng nói đầu tiên của chú bé lên ba là tiếng nói đòi đánh giặc.

b. Gióng đòi ngựa sắt, roi sắt, giáp sắt để đánh giặc.

c. Bà con làng xóm vui lòng góp gạo nuôi cậu bé.

d. Gióng lớn nhanh như thổi, vươn vai thành tráng sĩ.

đ. Gậy sắt gãy, Gióng nhố tre bên đường đánh giặc.

e. Gióng đánh giặc xong, cởi áo giáp sắt để lại và bay thẳng về trời.

Câu 3: (Trang 22 – SGK) Hãy nêu ý nghĩa của hình tượng Thánh Gióng?

Câu 4: (Trang 22 – SGK) Truyền thuyết thường liên quan đến sự thật lịch sử. Theo em, truyện Thánh Gióng có liên quan đến sự thật lịch sử nào?

Câu 1: (Phần luyện tập - Trang 24 SGK) Hình ảnh nào của Gióng là hình ảnh đẹp nhất trong tâm trí em?

Câu 2:  (Phần luyện tập - Trang 24 SGK) Theo em, tại sao hội thi thể thao trong nhà trường phổ thông lại mang tên là Hội khoẻ Phù Đổng?

II. Soạn bài siêu ngắn: Thánh Gióng

Câu 1: Những nhân vật trong truyện là:

Thánh Gióng: nhân vật chính.

Còn có các nhân vật:

  • Vợ chồng ông lão nghèo, cha mẹ của Gióng.
  • Vua, sứ giả triều đình.
  • Dân làng…

* Thánh Gióng được xây dựng bằng rất nhiều chi tiết tưởng tượng có tính chất kì ảo:

  • Thụ thai đến mười hai tháng, ba tuổi mà chẳng biết đi đứng, nói cười.
  • Sứ giả đến => cất tiếng nói.
  • Lớn nhanh như thổi.
  • Vươn vai tráng sĩ cao lớn.
  • Ngựa sắt hí , phun lửa, nhổ tre ven đường đánh giặc.
  • Gióng và ngựa sắt bay lên trời.
  • Ngựa phun lửa thiêu cháy một làng, chân ngựa chạy biến thành ao hồ, tre ngả màu vàng óng...

Câu 2: Ý nghĩa:

a. Tiếng nói đầu tiên của chú bé lên ba là tiếng nói đòi đánh giặc.

=> Thể hiện nhân dân ta luôn có ý thức chống giặc.

b. Gióng đòi ngựa sắt, roi sắt, giáp sắt để đánh giặc.

=>Đề cao phương tiện và vũ khí bằng sắt.

c. Tinh thần đoàn kết, đồng sức đồng lòng của nhân dân ta khi có kẻ xâm lược đến.

d. Thể hiện sức mạnh của dân tộc => góp phần làm nên chiến thắng chống quân xâm lược.

đ.  Gậy sắt là vũ khí của người anh hùng, nhưng khi cần thì cả cỏ cây cũng biến thành vũ khí hóa thành sức mạnh.

e. Yêu nước, căm thù giặc, sẵn sàng hi sinh thân mình không màng danh vọng.

Câu 3: Ý nghĩa hình tượng Thánh gióng:

  • Sức mạnh của tinh thần đoàn kết toàn dân.
  • Lòng yêu nước và sức mạnh chống giặc ngoại xâm của nhân dân ta => ước mơ của nhân dân ta về hình mẫu lí tưởng của người anh hùng chống giặc ngoại xâm. 
  • Sức mạnh tiềm tàng, ấn sâu bên trong những con người kì dị.

Câu 4: Liên quan đến sự thật lịch sử ở thời đại Hùng Vương:

  • Cuộc chiến tranh ác liệt diễn ra giữa dân tộc ta và giặc ngoại xâm từ phương Bắc.
  • Người Việt đã chế tạo ra vũ khí bằng sắt, thép.
  • Người Việt cổ đã cùng đoàn kết đứng lên chống giặc bằng tất cả phương tiện.

Câu 1:

  • “Chú bé vùng dậy, vươn vai một cái biến thành một tráng sĩ mình cao hơn trượng, oai phong lẫm liệt” => Tượng trưng cho sức mạnh phi thường của Gióng.
  • “Một mình một ngựa, tráng sĩ lên đỉnh núi, cởi giáp sắt bỏ lại, rồi cả người lẫn ngựa từ từ bay lên trời” => không màng danh lợi.

Câu 2: Hội thi dành cho lứa tuổi thiếu niên, lứa tuổi Thánh Gióng trong thời đại mới => Mong muốn thế hệ trẻ hôm nay phát huy được sức mạnh và tinh thần của Thánh Gióng năm xưa.

III. Soạn bài ngắn nhất: Thánh Gióng

Câu 1: Các nhân vật: vợ chồng ông lão nghèo, cha mẹ của Gióng, vua, sứ giả, dân làng…

Thánh Gióng là nhân vật chính.

* Chi tiết

  • Thụ thai đến mười hai tháng, ba tuổi mà chẳng biết đi đứng, nói cười.
  • Sứ giả tìm người tài giỏi => cất tiếng nói.
  • Lớn nhanh như thổi.
  •  Vươn vai thành một tráng sĩ cao lớn.
  • Ngựa sắt hí, phun lửa.
  •  Nhổ tre đánh giặc.
  • Gióng và ngựa sắt bay lên trời.
  • Ngựa phun lửa thiêu cháy một làng, chân ngựa thành ao hồ, tre ngả màu vàng óng...

Câu 2: Giải thích ý nghĩa:

a. Nói lên ý thức chống giặc của nhân dân.

b. Đề cao phương tiện và vũ khí bằng sắt.

c. Tinh thần đoàn kết, đồng sức đồng lòng của nhân dân ta.

d. Thể hiện sức mạnh của dân tộc 

đ.  Gậy sắt là vũ khí của người anh hùng, khi cần cỏ cây cũng thành vũ khí hóa thành sức mạnh.

e. Đánh giặc vì lòng yêu nước không màn danh vọng

Câu 3: Ý nghĩa hình tượng Gióng

  • Sức mạnh của tinh thần đoàn kết toàn dân.
  • Lòng yêu nước và sức mạnh chống giặc ngoại xâm của nhân dân ta.
  • Sức mạnh tiềm tàng, ấn sâu bên trong những con người kì dị.

Câu 4: Sự thật lịch sử ở thời đại Hùng Vương:

  • Cuộc chiến tranh ác liệt diễn ra giữa dân tộc ta và giặc ngoại xâm từ phương Bắc.
  • Chế tạo ra vũ khí bằng sắt, thép đánh giặc.
  • Đoàn kết đứng lên chống giặc bằng tất cả phương tiện.

Câu 1: Chi tiết:

  • “Chú bé… lẫm liệt” => Sức mạnh phi thường của Gióng.
  • “Một mình…lên trời” => không màng danh lợi.

Câu 2: Vì Mong muốn thế hệ trẻ hôm nay phát huy được sức mạnh và tinh thần của Thánh Gióng năm xưa.

IV. Soạn bài cực ngắn: Thánh Gióng

Câu 1: Nhân vật: vợ chồng ông lão, cha mẹ  Gióng, vua, sứ giả, dân làng…

Thánh Gióng là nhân vật chính.

* Chi tiết

  • Thụ thai đến mười hai tháng, ba tuổi vẫn không biết làm gì.
  • Sứ giả đến tìm người tài giỏi => cất tiếng nói.
  • Lớn nhanh như thổi.
  • Vươn vai => tráng sĩ cao lớn.
  • Ngựa sắt hí, phun lửa.
  • Nhổ tre đánh giặc.
  • Bay lên trời.
  • Ngựa phun lửa thiêu cháy một làng, chân ngựa thành ao hồ, tre ngả màu vàng óng...

Câu 2: Giải thích ý nghĩa:

a. Thể hiện ý thức chống giặc.

b. Câu văn muốn đề cao phương tiện, vũ khí bằng sắt.

c. Tinh thần đoàn kết nhân dân ta.

d. Thể hiện sức mạnh dân tộc.

đ.  Khi cần thì cả cỏ cây cũng biến thành vũ khí.

 e. Yêu nước không màn danh vọng.

Câu 3: Hình tượng thánh Gióng:

  • Thể hiện tinh thần đoàn kết toàn dân.
  • Yêu nước và sức mạnh chống giặc của nhân dân ta.
  • Sức mạnh tiềm tàng, ấn sâu bên trong những con người kì dị.

Câu 4: Sự thật lịch sử ở thời đại Hùng Vương:

  • Chiến tranh ác liệt.
  • Chế tạo vũ khí bằng sắt.
  • Đoàn kết chống giặc bằng tất cả phương tiện.

Câu 1: Chi tiết:

  • “Chú bé… lẫm liệt” => Sức mạnh phi thường.
  • “Một mình…lên trời” => không màng danh lợi.

Câu 2: Vì Mong muốn thế hệ trẻ hôm nay phát huy được sức mạnh và tinh thần của Thánh Gióng năm xưa.

 

Tìm kiếm google:

Xem thêm các môn học

Soạn văn 6 tập 1 ngắn nhất


Copyright @2024 - Designed by baivan.net