Soạn văn 6 ngắn nhất bài: Ông lão đánh cá và con cá vàng

Soạn bài: “Ông lão đánh cá và con cá vàng” - ngữ văn 6 tập 1 ngắn gọn nhất. Nhằm giúp học sinh giảm bớt thời gian soạn bài nhưng vẫn đảm bảo nắm đủ ý, baivan giới thiệu các em tổ hợp bài soạn cực ngắn, siêu ngắn và ngắn nhất. Từ đó, học sinh có thêm lựa chọn bài soạn phù hợp với của mình. Soạn “Ông lão đánh cá và con cá vàng” cực ngắn – baivan.

[toc:ul]

I. Câu hỏi trong bài học

Bài tập 1: (Trang 96 - SGK Ngữ văn 6) Trong truyện, mấy lần ông lão ra biển gọi cá vàng? Việc kể lại những lần ông lão ra biển gọi cá vàng là biện pháp lặp lại có chủ ý của truyện cổ tích. Hãy nêu tác dụng của biện pháp này.

Bài tập 2: (Trang 96 - SGK Ngữ văn 6) Mỗi lần ông lão ra biển gọi cá vàng, cảnh biển thay đổi như thế nào? Vì sao?

Bài tập 3: (Trang 96 - SGK Ngữ văn 6) Em có nhận xét gì về lòng tham và sự bội bạc của nhân vật mụ vợ? Sự bội bạc của mụ vợ đối với chồng đã tăng lên như thế nào? Khi nào sự bội bạc của mụ đi tới tột cùng? (Chú ý thái độ của mụ đôi với cá vàng thể hiện ở ý muốn cuối cùng).

Bài tập 4: (Trang 96 - SGK Ngữ văn 6) Câu chuyện đã được kết thúc như thế nào? Ý nghĩa của cách kết thúc đó.

Bài tập 5: (Trang 96 - SGK Ngữ văn 6) Cá vàng trừng trị mụ vợ vì tội tham lam hay bội bạc, nêu ý nghĩa tượng trưng của hình tượng con cá vàng.

II. Soạn bài siêu ngắn: Ông lão đánh cá và con cá vàng

Bài tập 1: Ông lão ra biển gọi cá vàng 5 lần = > Việc lặp lại hành động của ông lão đã khắc sâu thêm tính cách 2 nhân vật ông lão và mụ vợ

Bài tập 2: Cảnh biển thay đổi khi cá vàng xuất hiện:

  • Lần 1 : yêu cầu cái máng lợn ăn – biển gợn sóng êm ả.
  • Lần 2 : yêu cầu có tòa nhà đẹp – biển xanh đã nổi sóng.
  • Lần 3 : yêu cầu thành bà nhất phẩm phu nhân – biển nổi sóng dữ dội.
  • Lần 4 : yêu cầu thành nữ hoàng – biển nổi sóng mù mịt.
  • Lần 5 : yêu cầu làm Long Vương – biển nổi sóng ầm ầm.

= > Yêu cầu ngày càng quá quắt của mụ vợ đã khiến sóng biển cũng nổi giận tăng dần, thiên nhiên giận dữ hay đó chính là sự giận dữ của nhân dân đối với sự tham lam của bà vợ.

Bài tập 3:  Sự bội bạc của mụ vợ tăng lên:

  • Lần 1: mắng ông lão là đồ ngốc => thái độ đối xử với ông lão là không đúng
  • Lần 2: mắng ông lão là đồ ngu => thái độ đối với ông lão là không chấp nhận được
  • Lần 3: mắng ông lão như tát nước vào mặt = > Mụ không chỉ tham lam về của cải mà còn đối xử một cách hách dịch với chồng của mình.
  • Lần 4: đã tát vào mặt ông lão ,nổi trận lôi đình => tham lam, tàn nhẫn, vô ơn.
  • Lần 5: Sự bội bạc đi tới tột cùng, mụ đòi làm Long Vương.

Bài tập 4: Câu chuyện được kết thúc khi ông lão trở về nhà nhìn thấy mụ vợ và cái máng lợn sứt mẻ => kết thúc độc đáo, theo lối vòng tròn không có hậu.

Bài tập 5: Cá vàng trừng trị mụ vợ vì hai tội: tham lam và bội bạc.

= > Cá vàng là hình tượng công lí của nhân dân, những kẻ tham lam độc ác sẽ bị trừng trị.

III. Soạn bài ngắn nhất: Ông lão đánh cá và con cá vàng

Bài tập 1: Ông lão đã ra biển gọi cá vàng 5 lần

Ý nghĩa: Việc lặp lại đã khắc sâu thêm tính 2 nhân vật: ông lão sợ vợ đến nhu nhược, mụ vợ tham lam.

Bài tập 2: Cảnh biển thay đổi:

  • Lần 1 : biển gợn sóng êm ả.
  • Lần 2 : biển xanh đã nổi sóng.
  • Lần 3 : biển nổi sóng dữ dội.
  • Lần 4 : biển nổi sóng mù mịt.
  • Lần 5 : biển nổi sóng ầm ầm.

= > Sóng biển nổi giận, thiên nhiên giận dữ hay đó chính là sự giận dữ của nhân dân đối với sự tham lam của bà vợ.

Bài tập 3:  Sự bội bạc của mụ vợ tăng lên:

  • Lần 1: đòi một cái máng lợn. Mụ vợ mắng ông lão là đồ ngốc.
  • Lần 2: mụ đòi cái nhà đẹp. Mụ đã mắng ông lão là đồ ngu và không để ông lão yên chút nào.
  • Lần 3: mụ đòi làm nhất phẩm phu nhân. Mụ mắng ông lão như tát nước vào mặt.
  • Lần 4: mụ đòi làm nữ hoàng và đã tát vào mặt ông lão tội nghiệp, và nổi trận lôi đình.
  • Lần 5: Sự bội bạc đi tới tột cùng, mụ đòi làm Long Vương , sai người bắt chồng mình.

Bài tập 4: Câu chuyện kết thúc khi ông lão trở về nhà nhìn thấy mụ vợ và cái máng lợn sứt mẻ. Kết thúc khá  độc đáo, theo lối vòng tròn không có hậu.

Bài tập 5: Cá vàng trừng trị mụ vợ vì hai tội:

  • tham lam
  • bội bạc.

= > Cá vàng là hình tượng công lí của nhân dân, những kẻ tham lam độc ác sẽ bị trừng trị.

IV. Soạn bài cực ngắn: Ông lão đánh cá và con cá vàng

Bài tập 1: Trong truyện, có đến năm lần ông lão ra biển gọi cá vàng. Biện pháp này nhằm nhấn mạnh và khắc sâu một nội dung của truyện, khiến người đọc cảm thấy rõ hơn tính cách của hai nhân vật:một người nhu nhược sợ vợ, còn người kia thì tham lam vô độ.

Bài tập 2: Cảnh biển thay đổi:

  • Lần 1 :  gợn sóng êm ả.
  • Lần 2 :  nổi sóng.
  • Lần 3 : nổi sóng dữ dội.
  • Lần 4 : nổi sóng mù mịt.
  • Lần 5 : nổi sóng ầm ầm.

= > Sóng biển nổi giận, thiên nhiên giận dữ chính là sự giận dữ của nhân dân đối với sự tham lam của bà vợ.

Bài tập 3:  Sự bội bạc của mụ vợ tăng lên:

  • Lần 1: mắng ông lão là đồ ngốc 
  • Lần 2: mắng ông lão là đồ ngu
  • Lần 3: mắng ông lão như tát nước vào mặt 
  • Lần 4: đã tát vào mặt ông lão ,nổi trận lôi đình 
  • Lần 5: Sự bội bạc đi tới tột cùng, mụ đòi làm Long Vương.

=> Mụ vợ không những có lòng tham không đáy mà lại còn độc ác, không tôn trọng chồng, đối xử tàn nhẫn với ông.

Bài tập 4: Câu chuyện kết thúc khi ông lão trở về nhà nhìn thấy mụ vợ và cái máng lợn sứt mẻ => kết thúc độc đáo, theo lối vòng tròn không có hậu.

Bài tập 5: Cá vàng trừng trị mụ vợ vì hai tội: tham lam và bội bạc = > Cá vàng là hình tượng công lí của nhân dân, những kẻ tham lam độc ác sẽ bị trừng trị.

 

Tìm kiếm google: ông lão đánh cá và con cá vàng ngữ văn 6 tập 1, soạn bài ngữ văn 6 tập 1, hướng dẫn soạn ngữ văn 6.

Xem thêm các môn học

Soạn văn 6 tập 1 ngắn nhất


Copyright @2024 - Designed by baivan.net