Soạn văn 6 ngắn nhất bài: Chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự

Soạn bài: “Chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự” - ngữ văn 6 tập 1 ngắn gọn nhất. Nhằm giúp học sinh giảm bớt thời gian soạn bài nhưng vẫn đảm bảo nắm đủ ý, baivan giới thiệu các em tổ hợp bài soạn cực ngắn, siêu ngắn và ngắn nhất. Từ đó, học sinh có thêm lựa chọn bài soạn phù hợp với của mình. Soạn “Chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự” cực ngắn – baivan.

[toc:ul]

I. Câu hỏi trong bài học

Câu 1: (Trang 45 SGK) Đọc truyện sau đây và trả lời câu hỏi:

PHẦN THƯỞNG

Một người nông dân tìm được một viên ngọc quý liền muốn đem dâng tiến nhà vua. Ông ta tìm đến cung điện và nhờ các quan trong triều bảo làm cách nào gặp được nhà vua. Một trong các quan hỏi ông ta cần gặp vua để làm gì. Người nông dân bèn kể lại chuyện muốn dâng viên ngọc quý.

Vị quan nọ bảo:

- Được, tôi sẽ đưa anh vào gặp nhà vua với điền kiện anh phải chia cho tôi một nửa phần thưởng của nhà vua. Nếu không thì thôi!

Người nông dân đồng ý, và viên quan nọ dẫn ông ta vào cung vua. Vua cầm lấy viên ngọc và bảo:

- Thế anh muốn ta thưởng cho anh cái gì bây giờ?

Người nông dân bèn thưa:

- Xin bệ hạ hãy thưởng cho hạ thần năm mươi roi, hạ thần không muốn gì hơn cả. Chỉ có điều là hạ thần đã đồng ý chia cho viên quan đã đưa thần vào đây một nửa số phần thưởng của bệ hạ. Vậy xin bệ hạ hãy thưởng cho mỗi người hai mươi nhăm roi.

Nhà vua bật cười, đuổi tên cận thần ra và thưởng cho người nông dân một nghìn rúp.

(Lép Tôn-xtôi, Vũ Văn Tôn dịch)

Câu hỏi:

a. Chủ đề của truyện này nhằm biểu dương và chế giễu điều gì? Sự việc nào thể hiện tập trung cho chủ đề? Hãy gạch dưới câu văn thể hiện sự việc đó.

b. Hãy chỉ ra ba phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài.

c. Truyện này với truyện về Tuệ Tĩnh có gì giống nhau về bố cục và khác nhau về chủ đề?

d. Sự việc trong Thân bài thú vị ở chỗ nào?

Câu 2: (Trang 46 SGK) Đọc lại các bài Sơn Tinh, Thủy Tinh và Sự tích Hồ Gươm xem cách mở bài đã giới thiệu rõ câu chuyện sắp xảy ra chưa và kết bài đã kết thúc câu chuyện như thế nào?

II. Soạn bài siêu ngắn: Chủ đề và dàn bài của văn tự sự

Câu 1: 

a. Chủ đề của truyện này nhằm:

  • Ca ngợi sự thông minh, tinh thần dũng cảm của người nông dân.
  • Chế giễu lũ quan lại tham nhũng và dốt nát.

=> Thể hiện người nông dân xin vua cho thưởng 50 roi và xin mỗi người chịu một nửa.

Câu văn thể hiện: "Xin bệ hạ thưởng cho hạ thần năm mươi roi…"

b. Bố cục ba phần là:

  • Mở bài: "Một người nông dân…dâng hiến nhà vua."
  • Thân bài:  Tiếp đến…"hai mươi nhăm roi".
  • Kết luận: "Nhà vua bật cười…một nghìn rúp."

c. Cả hai bài đều giống nhau ở bố cục ba phần.

*Khác nhau về chủ đề:

  • Tuệ Tĩnh ca ngợi y đức, phẩm chất của bậc lương y Tuệ Tĩnh
  • Phần thưởng chế giễu lũ quan lại.
  • Kết bài của truyện về Tuệ Tĩnh có ý nghĩa gợi mở; kết bài truyện Phần thưởng kịch tính hơn. 

d. Sự việc người nông dân đề nghị Phần thưởng. 

= > Cho thấy sự thông minh của bác nông dân.

Câu 2: So sánh

*Giống nhau: Hai mở bài đã giới thiệu được câu chuyện sắp xảy ra, đều đưa ra sự việc kết thúc câu chuyện.

*Khác nhau: 

  • Sơn Tinh, Thuỷ Tinh: giải thích về hiện tượng bão lụt.
  • Sự tích Hồ Gươm: giải thích nguồn gốc của Hồ Gươm - Hoàn Kiếm.

III. Soạn bài ngắn nhất: Chủ đề và dàn bài của văn tự sự

Câu 1: 

a.Chủ đề của truyện này nhằm: ca ngợi sự thông minh, tinh thần dũng cảm của người nông dân, chế giễu lũ quan lại tham nhũng và dốt nát.

* Sự việc thể hiện người nông dân xin vua cho thưởng 50 roi và xin mỗi người chịu một nửa.

Câu văn thể hiện: “Xin bệ hạ thưởng cho hạ thần năm mươi roi…”

b. Bố cục ba phần là:

  • Mở bài: "Một người nông dân…dâng hiến nhà vua."
  • Thân bài:  Tiếp đến…"hai mươi nhăm roi".
  • Kết luận: "Nhà vua bật cười…một nghìn rúp."

c. Giống nhau ở bố cục ba phần.

*Khác nhau về chủ đề:

  • Tuệ Tĩnh: ca ngợi y đức, phẩm chất, kết bài của truyện về Tuệ Tĩnh có ý nghĩa gợi mở, có tính chất bất ngờ.
  • Phần thưởng: chế giễu lũ quan lại, kết bài truyện Phần thưởng kịch tính hơn, có tính chất bất ngờ. 

d. Sự việc: người nông dân đề nghị Phần thưởng.

= > Tạo kịch tính cho câu chuyện, cho thấy sự thông minh bác nông dân.

Câu 2: So sánh: Hai mở bài đã giới thiệu được câu chuyện sắp xảy ra, đều đưa ra sự việc kết thúc câu chuyện.

Khác:

  • Sơn Tinh, Thuỷ Tinh: giải thích về hiện tượng bão lụt.
  • Sự tích Hồ Gươm: giải thích nguồn gốc của Hồ Gươm - Hoàn Kiếm.

IV. Soạn bài cực ngắn: Chủ đề và dàn bài của văn tự sự

Câu 1: 

a.Chủ đề : ca ngợi sự thông minh, tinh thần dũng cảm của người nông dân, chế giễu lũ quan.

* Sự việc: “người nông dân xin vua cho thưởng 50 roi và xin mỗi người chịu một nửa”

Câu văn thể hiện: “Xin bệ hạ thưởng cho hạ thần năm mươi roi…”

b. Bố cục ba phần là:

  • Mở bài: "Một người nông dân…dâng hiến nhà vua."
  • Thân bài:  Tiếp đến…"hai mươi nhăm roi".
  • Kết luận: "Nhà vua bật cười…một nghìn rúp."

c. Giống nhau ở bố cục ba phần.

Khác nhau về chủ đề:

  • Tuệ Tĩnh: ca ngợi y đức, phẩm chất, kết bài có ý nghĩa gợi mở, tính chất bất ngờ.
  • Phần thưởng: chế giễu lũ quan lại, kết bài kịch tính, bất ngờ. 

d. Sự việc: người nông dân đề nghị Phần thưởng.

= > Tạo kịch tính cho câu chuyện.

Câu 2: Hai mở bài đã giới thiệu được câu chuyện sắp xảy ra

Hai kết bài đều đưa ra sự việc kết thúc câu chuyện.

  • Sơn Tinh, Thuỷ Tinh: giải thích về hiện tượng bão lụt.
  • Sự tích Hồ Gươm: giải thích nguồn gốc của Hồ Gươm - Hoàn Kiếm.

 

Tìm kiếm google: soạn bài chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự lớp 6, chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự lớp 6, hướng dẫn làm chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự lớp 6

Xem thêm các môn học

Soạn văn 6 tập 1 ngắn nhất


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com