Soạn văn 6 ngắn nhất bài: Sơn Tinh, Thủy Tinh

Soạn bài: “Sơn Tinh Thủy Tinh” - ngữ văn 6 tập 1 ngắn gọn nhất. Nhằm giúp học sinh giảm bớt thời gian soạn bài nhưng vẫn đảm bảo nắm đủ ý, baivan giới thiệu các em tổ hợp bài soạn cực ngắn, siêu ngắn và ngắn nhất. Từ đó, học sinh có thêm lựa chọn bài soạn phù hợp với của mình. Soạn “Sơn Tinh Thủy Tinh” cực ngắn – baivan.

[toc:ul]

I. Câu hỏi trong bài học

Câu 1: (Trang 33 – SGK) Truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh gồm mấy đoạn? Mỗi đoạn thể hiện nội dung gì? Truyện được gắn với thời đại nào trong lịch sử Việt Nam?

Câu 2: (Trang 34 – SGK) Trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh ai là nhân vật chính? Các nhân vật chính được miêu tả bằng những chi tiết nghệ thuật tưởng tượng, kì ảo như thế nào? Ý nghĩa tượng trưng của các nhân vật đó?

Câu 3: (Trang 33 – SGK) Hãy nêu ý nghĩa của truyện Sơn Tính, Thủy Tinh?

Câu 2: (Phần Luyện tập – Trang 34) Từ truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh, em nghĩ gì về chủ trương xây dựng, củng cố đê điều, nghiêm cám nạn phá rừng, đồng thời trồng thêm hàng triệu hec-ta rừng của Nhà nước ta trong giai đoạn hiện nay.

Câu 3: (Phần Luyện tập – Trang 34) Hãy viết tên một số truyện kể dân gian liên quan đến thời đại các vua Hùng mà em biết.

II. Soạn bài siêu ngắn: Sơn Tinh, Thủy Tinh

Câu 1: Truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh gồm 4 đoạn:

  • Đoạn 1: Từ đầu …người chồng thật xứng đáng: Hùng Vương muốn kén chồng cho Mị Nương.
  • Đoạn 2: Tiếp theo…rước Mị Nương về núi: Cuộc kén rể và chiến thắng thuộc về Sơn Tinh.
  • Đoạn 3: Tiếp theo…đành rút quân: Cuộc giao tranh dữ dội ,Thủy Tinh phải rút quân về.
  • Đoạn 4: Còn lại: Cuộc trả thù hằng năm với Sơn Tinh và những thất bại của Thủy Tinh.

=>Truyện gắn với thời đại Hùng Vương.

Câu 2: Trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh là nhân vật chính. 

=>Miêu tả bằng những chi tiết nghệ thuật tưởng tượng, kì ảo.

*Sơn Tinh:

  •  "vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi; vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên từng dãy núi đồi". 
  • "dùng phép lạ bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi, dựng thành luỹ đất, ngăn chặn dòng nước lũ. Nước sông dâng lên bao nhiêu, đồi núi cao lên bấy nhiêu"..

=> Tượng trưng cho sức mạnh, khát vọng chống thiên tai và ước mơ chiến thắng lũ lụt của ông cha ta.

* Thủy Tinh: 

  • "gọi gió, gió đến; hô mưa, mưa về"; 
  • "hô mưa, gọi gió làm thành giông bão rung chuyển cả đất trời".

=> Tượng trưng cho mưa bão, lũ lụt, thiên tai uy hiếp cuộc sống của con người.

Câu 3: Ý nghĩa của truyện:

  • Thủy Tinh: đại diện cho sức mạnh của mưa gió, bão lụt.
  • Sơn Tinh: phản ánh sức mạnh vĩ đại của nhân dân ta hàng ngàn năm nay.

=> Giải thích hiện tượng lũ lụt và thể hiện sức mạnh, ước mong của người Việt cổ muốn chế ngự thiên tai, đồng thời suy tôn ca ngợi công lao dựng nước của các vua Hùng.

Câu 2: Việc củng cố đê điều, nghiêm cấm nạn phá rừng và phát triển trồng rừng mới là chủ trương rất đúng đắn của Nhà nước.

Trồng rừng => điều hòa nguồn nước, chống xói mòn đất và làm cho bầu không khí thêm trong lành hơn.

Câu 3: Một số truyện dân gian khác liên quan đến thời đại các vua Hùng như:

  • Sự tích trầu cau
  • Hùng Vương chọn đất đóng đô
  • Vua Hùng dạy dân cấy lúa
  • Vua Hùng trồng kê tra lúa
  • Chử Đồng Tử

III. Soạn bài ngắn nhất: Sơn Tinh, Thủy Tinh

Câu 1: Truyện gồm 4 đoạn: Truyện gắn với thời Hùng Vương

  • Từ đầu đến người chồng thật xứng đáng: Hùng Vương muốn kén chồng cho Mị Nương.
  • Từ Một hôm có hai chàng đến rước Mị Nương về núi: Cuộc kén rể và chiến thắng thuộc về Sơn Tinh.
  • Từ Thủy Tinh đến sau đến đành rút quân: Cuộc giao tranh dữ dội và quyết liệt của hai thần, cuối cùng Thủy Tinh phải rút quân về.
  • Đoạn còn lại: Cuộc trả thù hằng năm với Sơn Tinh và những thất bại của Thủy Tinh.

Câu 2: Sơn Tinh, Thủy Tinh là nhân vật chính.  =>Miêu tả bằng những chi tiết nghệ thuật tưởng tượng, kì ảo.

*Sơn Tinh:  "vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi; vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên từng dãy núi đồi", "dùng phép lạ bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi, dựng thành luỹ đất, ngăn chặn dòng nước lũ. Nước sông dâng lên bao nhiêu, đồi núi cao lên bấy nhiêu"..

=> Tượng trưng cho sức mạnh, khát vọng chống thiên tai và ước mơ chiến thắng lũ lụt của ông cha ta.

* Thủy Tinh:  "gọi gió, gió đến; hô mưa, mưa về"; "hô mưa, gọi gió làm thành giông bão rung chuyển cả đất trời".

=> Tượng trưng cho mưa bão, lũ lụt, thiên tai uy hiếp cuộc sống của con người.

Câu 3: Ý nghĩa của truyện: Giải thích hiện tượng lũ lụt và thể hiện sức mạnh, ước mong của người Việt cổ muốn chế ngự thiên tai, đồng thời suy tôn ca ngợi công lao dựng nước của các vua Hùng.

Câu 4: Việc củng cố đê điều, nghiêm cấm nạn phá rừng và phát triển trồng rừng mới là chủ trương rất đúng đắn của Nhà nước.

Trồng rừng => điều hòa nguồn nước, chống xói mòn đất.

Câu 3: Một số truyện dân gian khác liên quan như: Sự tích trầu cau, Hùng Vương chọn đất đóng đô, Vua Hùng dạy dân cấy lúa, Vua Hùng trồng kê tra lúa, Chử Đồng Tử.

IV. Soạn bài cực ngắn: Sơn Tinh, Thủy Tinh

Câu 1: Truyện gồm 4 đoạn:

  • Đoạn 1: Từ đầu ... người chồng thật xứng đáng (Vua kén chồng cho Mị Nương)
  • Đoạn 2: Từ Một hôm có hai chàng ... rước Mị Nương về núi (Cuộc kén rể, Sơn tinh chiến thắng)
  • Đoạn 3: Từ Thủy Tinh đến sau ... đành rút quân => (Giao tranh dữ dội ,Thủy Tinh rút quân)
  • Đoạn 4: Còn lại => (Trả thù Sơn Tinh và những thất bại của Thủy Tinh)

Truyện gắn với thời đại vua Hùng Vương

Câu 2: Sơn Tinh, Thủy Tinh là nhân vật chính. Được miêu tả bằng những chi tiết nghệ thuật tưởng tượng, kì ảo.

*Sơn Tinh: "vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi; vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên từng dãy núi đồi" ; "dùng phép lạ bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi, dựng thành luỹ đất, ngăn chặn dòng nước lũ. Nước sông dâng lên bao nhiêu, đồi núi cao lên bấy nhiêu"..

=> Tượng trưng cho sức mạnh, khát vọng chống thiên tai và ước mơ chiến thắng lũ lụt của ông cha ta.

* Thủy Tinh:  "gọi gió, gió đến; hô mưa, mưa về"; "hô mưa, gọi gió làm thành giông bão rung chuyển cả đất trời".

=> Tượng trưng cho mưa bão, lũ lụt, thiên tai.

Câu 3: Ý nghĩa của truyện: 

  • Giải thích hiện tượng lũ lụt.
  • Thể hiện sức mạnh, ước mong muốn chế ngự thiên tai.
  • Suy tôn ca ngợi công lao dựng nước của các vua Hùng.

Câu 2: Củng cố đê điều, nghiêm cấm nạn phá rừng và phát triển trồng rừng mới là chủ trương rất đúng đắn của Nhà nước.

Trồng rừng => điều hòa nguồn nước, chống xói mòn đất.

Câu 3: Truyện  liên quan: Hùng Vương chọn đất đóng đô, Vua Hùng dạy dân cấy lúa, Vua Hùng trồng kê tra lúa, Chử Đồng Tử,Sự tích trầu cau.

 

Tìm kiếm google: Sơn Tinh, Thủy Tinh ngữ văn 6, soạn ngữ văn 6 sơn tinh, thủy tinh, hướng dẫn soạn bài Sơn Tinh, Thủy Tinh ngữ văn 6 tập 1.

Xem thêm các môn học

Soạn văn 6 tập 1 ngắn nhất


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com