Bài soạn siêu ngắn ngữ văn 10 chân trời bài Bảo kính cảnh giới

Soạn ngữ văn 10 tập 2 sách Chân trời siêu ngắn bài Bảo kính cảnh giới. Tất cả các câu hỏi trong bài học đều được trình bày soạn ngắn gọn, súc tích mà vẫn đầy đủ ý. Mời các em tham khảo.

[toc:ul]

Câu 1. Nhận xét về cách quan sát và miêu tả bức tranh ngày hè của Nguyễn Trãi (chú ý cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh, huy động các giác quan,...).

Trả lời:

- Thơ ông đi từ cảnh thiên nhiên đến cảnh sinh hoạt -> Niềm tha thiết lớn với đời.

- Các động từ gợi tả sức sống căng đầy trong các tạo vật, tạo nên những hình ảnh mới lạ, gây ấn tượng.

- Tác giả cảm nhận bằng thị giác, thính giác và khứu giác.

Câu 2. Chỉ ra nét đặc sắc của bài thơ qua một số yếu tố hình thức nghệ thuật như: cách gieo vần, số tiếng, cách ngắt nhịp trong các dòng thơ (chú ý dòng thơ đầu, dòng thơ cuối) và tác dụng của chúng trong việc thể hiện cảm xúc của chủ thể trữ tình.

Trả lời:

Thể thất ngôn xen lục ngôn. Nhìn vào số câu, cách gieo vần, lối đối ngẫu ở bốn câu giữa, thì thấy bài thơ vẫn là dạng thất ngôn bát cú. Nhưng có hai điểm khác

- Câu 1, 8 chỉ có sáu chữ.

- Câu 3,  4 ngắt nhịp 3/4.

- Hai điểm khác biẹt này làm cho cấu trúc bài thơ thay đổi:

  • Câu 1, 8 trở thành câu độc lập.
  • So với thể thơ Đường luật, cấu trúc tiết tấu của bài thơ thất ngôn bát cú đa dạng hơn. 

Câu 3. Chỉ ra mạch cảm xúc của tác giả trong bài thơ. Tư đó nhận xét vẻ đẹp tâm hồn của Nguyễn Trãi.

Trả lời:

- Mạch cảm xúc của tác giả trong bài thơ:

Câu 1: Tâm trạng thư thái, thanh thản trước thiên nhiên

Câu 2 - câu 6: Tâm trạng phấn chấn trước cảnh ngày hè rộn ràng

Hai câu cuối: Niềm tha thiết lớn với đời.

-> Nguyễn Trãi có tâm hồn yêu thiên nhiên, yêu cái đẹp và ưu dân ái quốc.

Tìm kiếm google: soạn văn 10 tập 2 Chân trời ngắn, giải sách lớp 10 chân trời sáng tạo ngắn, soạn văn 10 bài 6 Chân trời sáng tạo ngắn, soạn ngắn ngữ văn 10 chân trời bài Bảo kính cảnh giới

Xem thêm các môn học

Bài soạn văn lớp 10 chân trời siêu ngắn


Copyright @2024 - Designed by baivan.net