Bài soạn siêu ngắn ngữ văn 10 Chân trời bài Thần trụ trời

Soạn ngữ văn 10 tập 1 sách Chân trời siêu ngắn bài Thần trụ trời. Tất cả các câu hỏi trong bài học đều được trình bày soạn ngắn gọn, súc tích mà vẫn đầy đủ ý. Mời các em tham khảo.

[toc:ul]

[TRƯỚC KHI ĐỌC] Câu hỏi: Bạn biết được những thần thoại nào? Hãy chia sẻ với các bạn trong nhóm về những thần thoại ấy?

Trả lời: 

  • Thần thoại thế giới: Thần thoại Hy Lạp, Thần thoại Bắc Âu. 
  • Thần thoại Việt Nam: Thánh Gióng, Sơn Tinh - Thủy Tinh, Thạch Sanh, Lạc Long Quân- Âu Cơ.

[ĐỌC VĂN BẢN] Câu 1: Bạn hình dung như thế nào về vị thần trụ trời ?

Trả lời: Thần trụ trời là một vị thần khổng lồ. Chân thần rất dài, một bước có thể đi từ vùng này đến vùng khác, từ đỉnh núi này sang đỉnh núi ki

[ĐỌC VĂN BẢN] Câu 2: Trời và đất thay đổi thế nào sau khi có cột chống trời ?

Trả lời: Trời đất phân đôi. Đất phẳng như cái mâm vuông, trời trùm lên như cái bát úp, chỗ trời đất giáp nhau gọi là chân trời

[ĐỌC VĂN BẢN] Câu 3: Bạn có nhận xét gì về cách kết thúc truyện ?

Trả lời: Truyện có kết thúc thú vị bằng một bài hát dân gian được lưu truyền giúp bạn đọc dễ nhớ, dễ hiểu về vai trò của các vị thần trong những câu chuyện thần thoại. Đây cũng là một trong những cách giúp lưu giữ những nét đẹp văn hóa dân gian Việt Nam. 

[SAU KHI ĐỌC] Câu 1: Chỉ ra các chi tiết về không gian, thời gian của truyện

Trả lời: 

Không gian: 

- Trời đất chỉ là một vùng hỗn độn, tối tăm, lạnh lẽo

-Trời như một tấm màn rộng mênh mông

- Mây xanh mù mịt

- Trời đất phân đôi

- Đất phăng như cái mâm vuông, trời trùm lên như cái bát úp

- Trời đã cao và khô

- Mặt đất ngày nay không bằng phẳng, mà chỗ lồi, chỗ lõm.

Thời gian: 

-Thuở ấy, chưa có thế gian, cũng như chưa có muôn vật và loài người.

- Từ đó, trời đất phân đôi

- Vì thế cho nên mặt đất ngày nay không bằng phẳng, mà chỗ lồi, chỗ lõm.

- Ngày nay thành biển rộng

- Cột trụ bây giờ không còn nữa

- Sau này người ta thường nói rằng vết tích cột đó ở núi Yên Phụ, vùng Hải Hưng

- Dân gian còn câu hát lan truyền tới ngày nay

[SAU KHI ĐỌC] Câu 2: Những dấu hiệu nào giúp bạn nhận ra Thần Trụ trời là một truyện thần thoại ?

Trả lời:

Thần trụ trời là truyện dân gian có yếu tố kì ảo, không xuất hiện ngoài đời thực, thể hiện ở chỗ:

- Nhân vật chính là thần trụ trời - nhân vật không có thật

- Vị thần khổng lồ, bước một bước là từ vùng này qua vùng nọ - Yếu tố không có thật

- Các yếu tố kỳ ảo có sự liên hệ, lí giải về nguồn gốc các sự vật, hiện tượng diễn ra trong hiện thực:

  • Trời đất phân đôi, chỗ giáp nhau gọi là đường chân trời
  • Mỗi hòn đá văng đi biến thành  một hòn núi hay một hòn đảo
  • Đất tung tóe thành gò ,thành đống
  • Chỗ thần đào đất, đào đá đắp cột nay thành biển rộng

=> Thần trụ trời là một truyện thần thoại.

[SAU KHI ĐỌC] Câu 3: Tóm tắt quá trình tạo nên trời và đất của nhân vật thần Trụ trời. Từ đó hãy nhận xét về đặc điểm của nhân vật này

Trả lời:

- Khi trời đất chỉ là một vùng hỗn độn, tối tăm, thần mặt trời xuất hiện. Thần mang dáng hình khổng lồ, một bước có thể bước từ đỉnh núi này sang đỉnh núi khác. Thần tự mình đào đất, đăp đá thành một cột trụ, đẩy vòm trời lên phía mây xanh mù mịt. Từ đó trời đất phân đôi, chỗ trời đất giáp nhau gọi là chân trời.

- Nhận xét: Thần vị trời có quyền năng vô hạn, tạo ra trời đất, khai sinh thế giới.

[SAU KHI ĐỌC] Câu 4: Nêu nội dung bao quát của truyện thần Trụ trời

Trả lời: 

Truyện Thần trụ trời nói lên quan niệm của người xưa về sự khai sinh của trời đất - Trời đất sinh ra do thần Trụ trời sử dụng quyền năng của mình. Đây được coi là một hình ảnh văn hóa đậm chất dân gian mà ông cha ta lưu truyền đến ngày nay.

[SAU KHI ĐỌC] Câu 5: Nhận xét về cách giải thích quá trình tạo lập thế giới của tác giả dân gian. Ngày nay, cách giải thích ấy có còn phù hợp không? Vì sao?

Trả lời: 

Tác giả đã sử dụng những yếu tố kỳ ảo để lý giải quá trình tạo lập thế giới. Đây là một cách giải thích khá thú vị và không bị quá khô khan, giúp người xem dễ đọc, dễ nhớ. Ngày nay, khoa học công nhệ phát triển đã có cách lý giải chính xác về các hiện tượng này. Tuy nhiên, quan niệm thần Trụ trời tạo lập trời đất lại là một trong những nét văn hóa dân gian Việt Nam đáng được lưu truyền và bảo vệ.

[SAU KHI ĐỌC] Câu 6: Cách hình dung và miêu tả đất trời trong câu:''đất phẳng như cái mâm vuông, trời trùm lên như cái bát úp.." trong truyện Thần Trụ trời gợi cho bạn gợi nhớ đến truyền thuyết nào của người dân Việt Nam? Hãy tóm tắt truyền thuyết đấy và chỉ ra điểm tương đồng giữa hai tác phẩm

Trả lời: 

Chi tiết này gợi nhớ đến: Sự tích bánh chưng bánh dày

Vua Hùng Vương thứ 6, muốn truyền ngôi vua. Ngài bảo rằng nhân dịp đầu Xuân, hoàng tử nào tìm được món ăn ngon và ý nghĩa nhất để dâng lên cúng tổ tiên sẽ được truyền ngôi. Vị hoàng tử thứ 18 là Lang Liêu một người con hiếu thảo rất lo lắng vì không biết phải dâng lên thứ gì vừa ý vua cha. Một hôm, trong giấc chiêm bao, chàng được thần chỉ cho cách lấy gạo nếp làm hai thứ bánh đại diện cho trời đất. Bánh hình tròn làm làm từ gạo nếp hấp lên giã nhuyễn. Bánh hình vuông có lá bọc ngoài, nhân bên trong tượng trưng là sự hòa quyện hương vị tượng trưng cho đất. Nhờ sự chỉ dẫn đó, Lang Liêu đã làm ra hai thứ bánh, một gọi bánh chưng- tượng trung cho đất, một gọi bánh dày- tượng trưng cho trời. Món quà chàng dâng vừa ý vua cha. Cuối cùng, chàng đã được thừa kế ngôi vị nhờ hai loại bánh này.

Điểm tương đồng:

- Đất: Trong Thần Trụ trời thì là: Đất phẳng như cái mâm vuông

          Trong sự tích bánh chưng bánh dày: Bánh chưng vuông có hình vuông

- Trời: Trong Thần Trụ trời thì là: Trời trùm lên như cái bát úp, hình vòm

           Trong sự tích bánh chưng bánh dày: bánh dày màu trắng tròn đầy như cái bát.

=> Cả hai đều có đặc điểm, so sánh về hình thù trời đất giống nhau.

Tìm kiếm google: soạn văn ngắn lớp 10 tập 1 Chân trời, soạn văn ngắn lớp 10 bài 1 Chân trời sáng tạo, soạn văn 10 bài Thần trụ trời ngắn

Xem thêm các môn học

Bài soạn văn lớp 10 chân trời siêu ngắn


Copyright @2024 - Designed by baivan.net