[toc:ul]
[Trước khi đọc] Câu hỏi: Bạn biết gì về vùng đất Tây Bắc và những người lính trong cuộc kháng chiến chống Pháp? Hãy chia sẻ với mọi người.
Trả lời:
Tôi nghĩ tới chiến thắng của chiến dịch Điện Biên Phủ đã giáng một đòn chí mạng vào nền móng của thực dân Pháp và can thiệp Mỹ, đánh dấu sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân cũ trên phạm vi toàn thế giới.
[Đọc văn bản] Câu 1. Từ láy "chơi vơi" giúp bạn cảm nhận như thế nào về nỗi nhớ của nhà thơ?
Trả lời: Giúp tôi cảm nhận nỗi nhớ của nhà thơ là một nỗi nhớ thấp thỏm, nhớ mà không rõ cụ thể nhớ thứ gì.
[Đọc văn bản] Câu 2. Đoạn thơ này giúp bạn hình dung như thế nào về hình ảnh thiên nhiên rừng núi?
Trả lời: Hình ảnh thiên nhiên rừng núi ở đoạn thơ này hiện lên đầy sự gai góc, hiểm trở, hoang dã.
[Đọc văn bản] Câu 3. Bạn cảm nhận như thế nào về hình ảnh người lính được miêu tả trong đoạn thơ? Qua đó, tác giả đã thể hiện tình cảm gì đối với người lính Tây Tiến?
Trả lời:
Đól là người lính phải chịu những gian khổ, cùng cực nhưng lại mang một ý chí phi thường cùng tâm hồn lãng mạn.
[Sau khi đọc] Câu 1: Xác định bố cục bài thơ và nội dung chính của từng đoạn. Từ đó, chỉ ra mạch cảm xúc của bài thơ.
Trả lời:
- Đoạn 1 (14 câu đầu): Khung cảnh thiên nhiên phía Tây và những cuộc hành quân gian khổ của đoàn quân Tây Tiến.
- Đoạn 2 (8 câu tiếp theo): Những kỉ niệm đẹp về tình quân dân trong đêm liên hoan và cảnh sông nước thơ mộng.
- Đoạn 3 (8 câu tiếp theo): Chân dung người lính Tây Tiến.
- Đoạn 4 Còn lại: Lời thề gắn bó với Tây Tiến và miền Tây.
- Mạch cảm xúc của bài thơ: hồi tưởng, từ thực tại đến hoài niệm rồi lại trở về với thực tại.
[Sau khi đọc] Câu 2. Liệt kê các dòng thơ trực tiếp bộc lộ tình cảm, cảm xúc của tác giả và nêu tác dụng của chúng. Xác định chủ thể trữ tình và cảm hứng chủ đạo của bài thơ.
Trả lời:
- Những dòng thơ:
"Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!
Nhớ về rừng núi, nhớ chơi vơi"
và
"Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói
Mai Châu mùa em thơm nếp xôi"
- Chủ thể trữ tình: người lính Tây Tiến.
- Cảm hứng chủ đạo: nỗi nhớ da diết của nhà thơ về Tây Tiến.
[Sau khi đọc] Câu 3. Phân tích bức tranh thiên nhiên và hình ảnh đoàn quân Tây Tiến trong đoạn 1. Chỉ ra một số nét đặc sắc trong cách sử dụng hình ảnh, từ ngữ, vần, nhịp của đoạn thơ.
Trả lời:
- Bức tranh thiên nhiên:
- Hùng vĩ, hoang dã, núi trùng điệp, hiểm trở.
- Linh thiêng, huyền bí, dữ dội, hoang vu: gầm thét, oai linh.
- Thơ mộng, trữ tình.
- Đoàn quân Tây Tiến:
- Vượt qua gian khó, nhọc nhằn, nguy hiểm.
- Bi tráng, coi thường cái chết.
- Ngang tàng, tinh nghịch, đậm chất lính.
- Tình cảm, lãng mạn, mơ ước cuộc sống bình yên
- Một số nét đặc sắc:
- Sử dụng các câu thơ toàn thanh trắc hoặc thanh bằng tạo cảm giác khúc khuỷu, hiểm trở.
- Sử dụng biện pháp đối:
- Sử dụng các từ láy có sức biểu cảm cao
- Vần: đa dạng, kết hợp các vần lưng, vần chân liền, vần chân cách.
- Nhịp: chủ yếu là nhịp 4/3, 2/2/3.
[Sau khi đọc] Câu 4. Phân tích vẻ đẹp của hình ảnh người lính Tây Tiến trong đoạn 3. Vẻ đẹp của người lính trong đoạn này có gì khác so với đoạn 2?
Trả lời:
* Vẻ đẹp của hình ảnh người lính Tây Tiến trong đoạn 3:
- Dáng vẻ: đầu không tóc
- Tâm hồn: Tinh nghịch
- Ý chí: dũng cảm, trách nhiệm, không sợ cái chết.
- Lãng mạn: nhớ về cô gái, về quê hương.
* Hình ảnh người lính ở đoạn 2 thể hiện sự vui vẻ trong không gian nhộn nhịp của buổi tiệc. Hình ảnh người lính ở đoạn 3 lại trở về với thường ngày: hành quân, chiến đấu, dữ dội, khốc liệt.
[Sau khi đọc] Câu 5. Bài thơ Tây Tiến giúp bạn hiểu thêm những gì về:
a. Hình ảnh anh bộ đội và con người Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp?
b. Vai trò, ý nghĩa của kí ức và kỉ niệm trong đời sống tinh thần của con người cũng như trong sáng tác thơ cả?
Trả lời:
a. Hình ảnh anh bộ đội và con người Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp dẫu chịu nhiều gian khổ nhưng vẫn kiên cường, bất khuất, anh dũng và tâm hồn lãng mạn.
b. Ý nghĩa: Làm cho đời sống tâm hồn của con người trở nên phong phú, có chiều sâu; là động lực, điểm tựa để con người nhìn vào và phát triển.
Vai trò: là chất liệu, cảm hứng cho các sáng tác thơ ca.